Cách tập luyện tốt cho xương khớp giúp bạn dẻo dai hơn
Tập luyện không bao giờ là vô ích, bởi vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng sức bền, dẻo dai, đồng thời tốt cho các cơ quan và mọi hoạt động của cơ thể.
Bạn nên thực hiện những bài tập thể dục tốt cho xương khớp để tăng cường sức khỏe xương, nhất là vào độ tuổi ngoài 40, xương khớp đang dần lão hóa.
Hệ cơ xương khớp không chỉ giúp bạn thực hiện những công việc hàng ngày trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến vóc dáng cơ thể. Ở trong xương có tích trữ một nguồn cung canxi. Khi bạn ở độ tuổi 40 trở đi, xương sẽ bắt đầu yếu đi. Nếu cơ thể bạn bị thiếu canxi từ chế độ ăn uống thì cơ thể sẽ lấy canxi trong xương, khiến xương bị yếu và làm tăng nguy cơ loãng xương. Xương bạn cũng có thể bị yếu khi không hoạt động thể chất hoặc bị loãng xương. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ngay khi còn sớm để duy trì vóc dáng trẻ trung và bảo vệ cơ xương khớp mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho tim, phổi, cơ bắp…
Những bài tập và hình thức tập dưới đây tốt cho xương khớp mà bạn nên rèn luyện để tăng cường sức mạnh cho cơ xương khớp:
Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên đùi, mắt nhìn thẳng, thả lỏng cổ. Trong lúc giữ nguyên vị trí tay và hông, nghiêng người về bên phải để cảm nhận trọng lực dồn về bên phải, lúc này, bạn sẽ cảm thấy cột sống căng nhẹ. Thực hiện khoảng 10 lần rồi đổi bên và lặp lại động tác. Động tác này rất tốt cho xương sống và cổ của bạn. Tập luyện đều đặn giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau mỏi cổ và lưng.
Bài tập 2: Nằm nghiêng người trên thảm. Chống khuỷu tay phải xuống sàn, toàn thân dưới duỗi thẳng, tay trái chống vào eo hoặc để xuôi theo thân mình. Từ từ nâng toàn bộ phần hông và lưng lên khỏi mặt đất, giữ nguyên tư thế trong vòng 10-15 giây sau đó đổi bên, làm tương tự với khuỷu tay trái.
Bài tập 3: Ngồi thẳng lưng, hai chân gập 45 độ và dạng sang hai bên. Đưa hai tay thẳng ra trước mặt và gập sát thân xuống sàn, giữ khoảng 15 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 10-15 lần.
Rèn luyện hằng ngày với các bài tập trên sẽ giúp kéo giãn các cơ, linh hoạt các khớp, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
Tâp ta, khiêu vu giup tăng sưc deo dai cho xương khớp.
Bài tập tạ tăng cường sức mạnh cơ xương tay
Bài tập tạ là một trong các bài tập thể dục tốt cho xương khớp nhờ tác dụng giúp rèn luyện cơ xương cánh tay và bàn tay (phần không hỗ trợ trọng lượng của cơ thể). Ngoài hỗ trợ xương cánh tay, bài tập tạ cũng giúp bạn tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cơ thể bạn vững vàng hơn khi luyện tập. Bạn không nhất thiết phải tập tạ nặng mà chỉ cần nâng tạ đúng cách với trọng lượng vừa phải cũng có hiệu quả giúp tăng mật độ xương.
Đi bộ và chạy bộ tốt cho cơ xương chân
Bài tập thể dục tốt cho xương khớp không thể thiếu là đi bộ, đi bộ nhanh hoặc chạy chậm. Ngoài tăng cường sức mạnh cho cơ xương khớp ở chân thì tác dụng của đi bộ nhanh và đi bộ cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh đường huyết và giúp tinh thần lạc quan.
Video đang HOT
Khi bạn chạy chậm hoặc đi bộ nhanh, lực tăng thêm của bàn chân xuống đất sẽ làm căng xương của cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chạy chậm vừa phải chứ không cần tập quá sức sẽ dễ gây quá tải cho xương khớp.
Bài tập chạy chậm sẽ hỗ trợ tốt nhất cho xương khớp. Khi muốn tập luyện nhẹ nhàng, bạn cũng có thể đi bộ đường dài.
Bạn hãy hạ nhiệt cơ thể và thư giãn đúng cách sau khi tập chạy bộ và tránh chạy quá sức làm tăng nguy cơ té ngã hay gặp chấn thương.
Khiêu vũ giúp cơ xương khớp dẻo dai
Các hoạt động khiêu vũ hoặc nhảy hiện đại là một trong những bài tập thể dục tốt cho xương khớp vừa giúp thư giãn tâm trí vừa tăng cường sức khỏe. Bài tập khiêu vũ tác động đến cơ xương chân nhiều hơn một chút so với đi bộ và ít hơn một chút so với đi bộ nhanh hoặc chạy chậm. Khi bàn chân giậm xuống sàn nhà sẽ tạo ra các lực giúp củng cố cơ xương khớp ở chân. Các bài tập khiêu vũ hay nhảy hiện đại không chỉ tác động đến cơ xương chân mà còn giúp bạn cải thiện thể lực hiệu quả.
Môn quần vợt tốt cho xương khớp
Tác dụng của bài tập quần vợt có thể giúp bạn rèn luyện sức mạnh, tăng cường sức khỏe của tim, cải thiện tính linh hoạt của cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Khi chơi quần vợt, bạn sẽ phải nhảy lên để trả lại bóng nên có thể tăng thêm sức mạnh cho xương ở chân. Không chỉ vậy, thao tác vung cây vợt để trả bóng lại cho đối thủ cũng làm tăng cường sức mạnh cho cơ xương cánh tay. Bạn không nên luyện tập quá sức vì thao tác dùng lực cánh tay để đẩy bóng đi sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương ở vai và cánh tay.
Lưu ý khi tập luyện
Khi thực hiện các bài tập tốt cho xương khớp, bạn nên tập luyện đều đặn và đa dạng để tăng cường hiệu quả. Hãy dành ra 3 – 4 ngày một tuần để tập luyện và mỗi lần tập trong khoảng thời gian từ 30-45 phút. Cho dù bạn lựa chọn bất cứ hình thức tập luyện nào thì cũng cần lưu ý tập đúng cách. Trước khi tập luyện, bạn nên ăn nhẹ và uống đủ nước để cơ thể không bị kiệt sức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
Khung giờ vàng tập thể dục xuống cân nhanh: Hiệu quả nhất là sáng sớm
Tập thể dục là biện pháp giảm cân, giữ dáng vừa an toàn vừa hiệu quả được các chị em tin tưởng tuyệt đối. Thế nhưng, thay vì lựa chọn những thời điểm thích hợp, không ít người lại có xu hướng "tập đại tập đùa".
Để việc tập luyện phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời tránh rơi vào cảnh có tập cũng như không, bạn nhất định phải ghi nhớ thật kỹ những khung giờ lí tưởng dưới đây.
Tập đúng thời điểm, hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội. Ảnh minh họa: workport
Trước bữa sáng: Giảm cân tốt nhất
Muốn siết cân nhanh thì tốt hơn hết là bạn nên tập thể dục vào buổi sáng. Việc tiết mồ hôi cùng với sự hoạt động của dạ dày giúp đốt cháy mỡ bụng vô cùng hiệu quả. Một nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Anh chỉ ra rằng người sử dụng máy chạy bộ trước khi ăn sẽ đốt cháy nhiều hơn 20% mỡ thừa so với người ăn xong rồi mới tập.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy khởi động, uống một cốc chanh mật ong rồi bắt đầu cũng chưa muộn. Ảnh minh họa: gramha
Buổi trưa: Giảm căng thẳng
Tâm trạng không thoải mái hay đơn giản là thấm mệt sau vài giờ làm việc, hãy để những bài tập nhẹ nhàng giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần. Đó có thể là những động tác vặn mình, xoay khớp hay đơn giản chỉ là hít thở sao cho đúng. 15 phút tập luyện, cơ thể bạn sẽ giải phóng được Endorphin - chất trong não tạo cảm giác hạnh phúc, hưng phấn từ đó giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả.
Thể dục giữa trưa "xua tan" cơn uể oải. Ảnh minh họa: thework
Cuối buổi chiều: Hạn chế chấn thương
Đây là thời điểm nhiệt độ cơ thể tăng giúp đạt hiệu quả luyện tập cao hơn. Trên hết, thời điểm cuối buổi chiều (tầm 16-18h) là lúc cơ thể đã được hoạt động cả ngày dài nên dễ dàng thích nghi với các bài tập, nguy cơ gặp phải những chấn thương thông thường như đau cơ, đau khớp hay chuột rút sẽ giảm đi đáng kể.
Không chỉ hạn chế chấn thương, luyện tập vào thời điểm này sẽ giúp bạn nói lời tạm biệt với cơn mệt mỏi. Ảnh minh họa: @0323_becky
Sau khi ăn tối: Rèn luyện cơ bắp
Những người muốn tăng cơ bắp tốt hơn hết là nên luyện tập vào buổi tối, sau khi ăn tầm 45 - 60 phút. Lúc này, sức bền và nhiệt độ cơ thể tăng lên, lượng oxy vận chuyển tới các cơ quan khác cũng tốt hơn nhiều so với những thời điểm còn lại trong ngày.
Duy trì thói quen này, cơ bắp sẽ được cải thiện đáng kể. Ảnh minh họa: Pinterest
Tập yoga trước khi đi ngủ: Giúp ngủ ngon
Với những người gặp tình trạng mất ngủ, trằn trọc suốt cả đêm thì nên dành ra nửa tiếng mỗi tối trước khi lên giường để thực hiện các bài tập yoga. Những động tác nhẹ nhàng, không mất sức mà đòi hỏi sự dẻo dai, uyển chuyển sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, đồng thời đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Không những vậy, các chuyên gia cho rằng yoga còn giúp đập tan cảm giác mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Nếu cho rằng luyện tập vào thời điểm này giúp giấc ngủ khó khăn hơn thì bạn đã lầm. Ảnh minh họa: 5 minute crafts
Thời điểm không nên tập thể dục
Luyện tập không đúng thời điểm chẳng những không đem lại bất kỳ lợi ích nào mà trái lại còn phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe. Theo đó, có 2 thời điểm mà bạn nhất quyết phải nói không với việc tập luyện là khi đang đói và lúc mới ăn xong.
Khi đang đói
Tập khi đang đói là điều cần phải tránh. Lúc này, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, thậm chí nếu thực hiện những bài tập cường độ cao thì việc hoa mắt, chóng mặt hay tụt huyết áp... là hoàn toàn có thể. Bạn nên chuẩn bị cho mình bữa sáng nhẹ nhàng, từ 100 - 200 calo rồi hãy tập.
Nói không với việc tập luyện khi đang đói. Ảnh minh họa: Pinterest
Sau khi ăn
Một lỗi sai khác mà không ít người mắc phải là tập luyện ngay khi mới ăn xong. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cũng như các bộ phận thực hiện chức năng tiêu hóa. Lời khuyên cho bạn là hãy nghỉ ngơi khoảng 45 phút sau khi ăn rồi hãy bắt tay vào tập luyện.
Tuyệt đối tránh việc tập ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa: Pinterest
Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích cũng như khả năng sắp xếp thời gian mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một thời điểm tập luyện khác nhau. Nhớ những khung giờ vàng thì cũng đừng quên những thời điểm nên tránh kẻo biến mọi công sức tập luyện thành công cốc đấy. Bạn còn biết đến bí quyết giữ gìn sức khoẻ nào khác hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nha!
Sai lầm khi squat: lưng cong, đầu gối lệch, không thành đường thẳng Squat là động tác quen thuộc của nhiều cô nàng với mong muốn cải thiện vòng 3 của mình. Không chỉ tăng kích thước mà còn giúp săn chắc, nâng mông hiệu quả. Tuy nhiên có một số chị em lại lo ngại tập squat khiến đùi càng to. Thực ra, đó chính là do bạn tập sai động tác nên tập mãi...