Cách tập luyện tốt cho người bệnh thận
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, trước đây chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, nhất là do viêm cầu thận, nhưng nay suy thận do biến chứng từ tăng huyết áp hay các bệnh chuyển hóa như gout, béo phì, đái tháo đường không ngừng tăng cao.
Tiến triển của bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
Có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh thận nếu tuân thủ những nguyên tắc như: hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng; đảm bảo uống đủ nước; tránh các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…); dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; khám định kỳ và kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ.
Sỏi thận là nguyên nhân gây suy thận.
Tập luyện phòng tránh và kiểm soát bệnh thận
Tập luyện có thể không trực tiếp tác động có lợi đối với hệ thống thận tiết niệu. Nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân-béo phì… Từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận.
Béo phì dẫn đến những thay đổi trực tiếp về áp lực lọc và áp lực máu tại thận. Với người mắc bệnh thận mạn tính có kèm theo tình trạng thừa cân-béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân béo phì, bước đầu tiên phải giảm trọng lượng, do đó việc luyện tập phù hợp để kiểm soát cân nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sỏi thận cũng là một bệnh lý tiết niệu thường gặp. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành, tiến triển của bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt uống ít nước, nhịn tiểu…, đặc thù công việc tĩnh tại ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, các hoạt động thể lực phù hợp thậm chí không phụ thuộc vào khối lượng, cường độ hay thời gian vận động cũng có vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Duy trì hoạt động thể lực phù hợp phòng chữa bệnh thận.
Chế độ hoạt động thể lực cho người mắc bệnh thận
Bệnh viêm cầu thận cấp:
Giai đoạn tiến triển đái ít, phù: Người bệnh cần nghỉ ngơi.
Giai đoạn hồi phục: Làm việc nhẹ, học tập bình thường, thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Ổn định trong 6 tháng: Làm việc bình thường, thể dục nhẹ nhàng, công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf…
Ổn định trong 2 năm: Làm việc bình thường, có thể tập thể dục thể thao, hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic…
Viêm cầu thận mạn tính:
Nếu protein niệu
Video đang HOT
Suy thận độ I: có thể thực hiện các hoạt động thể lực như bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng, chạy tốc độ, chạy cự ly dài, tập gym…)
Suy thận độ II, IIIa: hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic…
Suy thận độ IIIb: công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf…
Suy thận độ IV: thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Nếu protein niệu> 1 g/24giờ:
* Không tăng huyết áp:
Suy thận độ I, II: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Suy thận độ IIIa, IIIb: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
* Tăng huyết áp
Suy thận độ II, II, IIIa: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IIIb, IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Hội chứng thận hư:
Đang tiến triển: Thực hiện công việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
TS.BS. Phạm Quang Thuận
Theo SK&ĐS
Trứng vịt lộn: Ăn đúng là 'nhân sâm', ăn sai thành ...thuốc độc
Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và được coi là bổ dưỡng của nhiều gia đình. Thế nhưng với một số người có bệnh hoặc khi ăn trứng vịt lộn không đúng cách có thể khiến món ăn này trở thành 'thuốc độc', sinh nhiều bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, ăn nhiều lại không có lợi. Bởi vì, trong trứng có tới 600 mg cholesterol, nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ dẫn tới hàm lượng cholesterol cao, dễ gây ra các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch...".
Đặc biệt, với những người đang sẵn có bệnh này trong người thì sẽ càng nguy hiểm. Không những vậy, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng rất nhiều nên nếu ăn hàng ngày sẽ khiến vitamin A tích lũy dưới da, gan, dẫn đến vàng da, bong tróc biểu bì, ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau răm, gừng tươi và chút muối. Đây cũng chính là những vị thuốc Đông y giàu dược tính.Tuy nhiên ăn trứng vịt lộn đúng cách như thế nào không phải ai cũng biết. Loại thực phẩm này, nếu như ăn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, nhưng nếu dùng lầm hại sức khỏe không kém.
Một số người tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn:
Đề kháng yếu sau sinh khiến sản phụ khó tiêu hoá, trong khi đó các thành phần protein và chất béo trong trứng hay trứng vịt lộn gây khó tiêu, đầy bụng. Lời khuyên của các bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1,2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân gan
Khi mắc bệnh, chức năng sàng lọc chất độc hại của gan giảm sút, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động quá sức dẫn đến suy gan rất nhanh. Ngoài ra, hột vịt lộn còn khiến bệnh nhân gan dễ đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng nhanh.
Bệnh nhân gout
Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, vì thế nếu người bị bệnh gout ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này thật sự không tốt cho người có bệnh gout.
Người bệnh thận
Người yếu thận sẽ yếu cả quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Việc ăn trứng lộn có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng cao khiến thận bị tổn thương, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
Khi mắc bệnh, chức năng sàng lọc chất độc hại của gan giảm sút, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động quá sức dẫn đến suy gan rất nhanh. Ngoài ra, hột vịt lộn còn khiến bệnh nhân gan dễ đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng nhanh. Ảnh minh họa: Internet
Người bị sốt
Protein trong trứng lộn đi vào cơ thể sẽ bị phân giải và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường, chính vì thế những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.
Người cao huyết áp
Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.
Người mẫn cảm với protein
Thành phần protein trong trứng lộn và trứng nói chung có tính kháng nguyên nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.
Người vừa sinh con
Đề kháng yếu sau sinh khiến sản phụ khó tiêu hoá, trong khi đó các thành phần protein và chất béo trong trứng hay trứng vịt lộn gây khó tiêu, đầy bụng. Lời khuyên của các bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1,2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp. Ảnh minh họa: Internet
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn:
Ăn vào buổi tối
Tuy rằng trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng bạn hãy chọn đúng thời điểm để nạp vào cơ thể, dưỡng chất từ trứng mới được tận dụng và phát huy hết tác dụng.
Nên tránh ăn trứng lộn vào buổi tối bởi đây là món ăn khó tiêu, khó có thể tiêu hóa hết trước khi đi ngủ dẫn tới đầy hơi, khó chịu. Thời điểm thích hợp nhất là ăn vào buổi sáng.
Nên ăn kèm rau răm, gừng có tính ấm vị cay nồng để chống đầy hơi, sát trùng và làm ấm bụng.
Ăn quá nhiều
Nếu lạm dụng trứng vịt lộn thì tác hại của nó khó lường. Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A và nó tích tụ dưới da gây ra bệnh vàng da. Trứng vịt lộn cũng chứa rất nhiều đạm, lạm dụng nó sẽ gây bệnh huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch...
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng không tiêu hóa được, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trẻ trên 5 tuổi nên ăn 1/2 quả trứng 1 lần, tuần ăn từ 1 - 2 lần.
Bà bầu nên ăn mỗi tuần 2 quả và khi ăn hạn chế hoặc không ăn rau răm.
Người gầy yếu muốn tăng cân nên ăn nhiều trứng vịt lộn, khi ăn nhớ kèm theo đĩa lạc hoặc một chút dầu ăn để giúp hấp thu dưỡng chất có trong trứng vịt lộn tốt hơn.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Sữa đậu nành có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu dùng sai cách Sưa đậu nành đun sôi chưa kỹ, để trong bình giữ nhiệt, kết hợp với thực phẩm chua... có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có gây nguy hiểm tính mạng. Ngươi măc bênh thân, tiêu hoa không nên uông Đậu nanh rất giàu protein và các chất chuyển hóa làm tăng gánh nặng cho thận, oxalate trong đậu nanh kết...