Cách nấu canh chua tôm chuẩn vị Nam Bộ nhanh gọn, cực đơn giản
Canh chua tôm là một món ăn rất phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, bởi hương vị thơm ngon của tôm tươi hòa quyện với nước canh chua chua ngọt thanh tạo nên món canh vô cùng ngon miệng.
Nguyên liệu:
- Tôm
- Đậu bắp
- Bạc hà
- Cà chua
- Thơm
- Giá, ngò gai, rau om (ngổ)
Video đang HOT
- Me
- Gia vị: muối, đường, nước mắm, hạt nêm, ớt, tỏi băm…
Ảnh: Bách Hóa Xanh
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu
- Tôm rửa sạch và bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm
- Cà chua cắt múi cau, dứa thái miếng, đậu bắp thái xéo, bạc hà tướt vỏ thái lát mỏng
- Bạc hà cắt xéo, rửa sạch
- Làm nước me bằng cách dầm vào nước sôi, sau đó lọc bỏ hạt me, lấy nước cốt
Các bước nấu canh chua tôm
- Phi thơm tỏi, cho cà chua vào, xào sơ. Khi cà chua ra màu, cho tôm vào, xào tiếp. Khi tôm trở màu đỏ au thì cho nước sôi vào. Việc cho nước sôi không chỉ tiết kiệm thời gian nấu mà còn giúp hạn chế mùi tanh của tôm.
- Chờ đến khi nước sôi, bạn cho nước dầm me, thơm vào. Cuối cùng, cho đậu bắp, bạc hà, giá vào nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc canh ra tô, trang trí với ớt, ngò gai, rau ôm, vậy là món canh chua tôm đã xong rồi.
Món canh chua tôm sẽ ngon hơn khi bạn dùng lúc nóng, bạn có thể ăn kèm với bún tươi hoặc cơm trắng, chấm với một chén nước mắm mặn sẽ làm món ăn tròn vị hơn.
Đậu phụ Tiến Vua
Hưng Hà là một huyện của tỉnh Thái Bình, nằm cạnh quốc lộ 39. Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế thì văn hóa cũng rất đa dang và phong phú: Làng nghề dệt khăn dệt vải Phương La; Làng nghề dệt chiếu Tân Lễ; Đậu phụ làng Kênh xã tây đô Hưng Hà.
Đậu phụ làng Kênh xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vốn nức tiếng với nghề làm đậu phụ. Về thôn Kênh vào thời điểm thu hoạch vụ mùa, cũng là thời điểm đậu phụ làng Kênh bán chạy nhất. Có nhiều gia đình ba, bốn lao động làm liên tục mà vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu. Người ta biết đến đậu phụ làng Kênh bởi vị thơm ngon, mềm bùi, những thanh đậu tinh khiết không pha chất gì khác biệt.
Trước đây, hơn nửa số hộ làm nhưng hiện nay chỉ còn vài chục hộ làm với quy mô lớn. Một phần vì nghề làm đậu vất vả đêm hôm, một phần vì người dân mang nghề lên phố. Dù là đậu phụ bánh hay đậu phụ tấm thì chỉ cần ăn đôi ba miếng cũng đủ để nhận ra đâu là đậu phụ làng Kênh. Trước đây, người làng Kênh làm đậu phụ chủ yếu bằng sức người thì nay một vài công đoạn đã được thay thế bằng máy.
Cách đây chục năm, cứ hai, ba giờ sáng là cả làng lên đèn. Cối xay đỗ tương phải hai người thay phiên nhau làm mới hết mẻ đỗ rồi vắt bằng tay. Giờ thì có máy xay, máy vắt, nồi hơi tiện lợi, người làm đậu không phải vất vả nữa. Tuy nhiên, dù máy móc có hiện đại tới đâu thì bàn tay và bí quyết của con người mới là mấu chốt để cho ra những mẻ đậu ngon. Để có được những miếng đậu mỏng đều và mịn thì người pha chua phải chế nước chua cho đủ độ. Nếu pha quá tay, đậu sẽ rắn và chóng lên men. Pha non chua đậu sẽ không kết tảng. Mỗi gia đình có một bí quyết làm nhưng vẫn làm nên một hương vị riêng biệt mà chỉ đậu phụ làng Kênh mới có.
Ảnh minh họa.
Sự nổi tiếng của đậu phụ làng Kênh không chỉ gói gọn trong huyện Hưng Hà mà cả tỉnh Thái Bình đều biết tới. Hiện nay ở Thành phố Thái Bình cũng có gần chục cơ sở đậu phụ do người làng Kênh sản xuất. Dù ở nơi nào, người làng Kênh vẫn tự trọng với lương tâm và với nghề. Họ không chạy theo lợi nhuận để đánh mất thương hiệu mà chính người mua "phong tặng".
Món trà vừa ngon lại giúp thải độc giảm mỡ thì mỗi ngày phải uống ngay để làm đẹp đón Tết thôi! Trà là loại thức uống vô cùng quen thuộc với người Việt, có nhiều cách pha trà khác nhau. Hôm nay bạn hãy thử loại trà nhài kết hợp với chanh leo thơm nức để cảm nhận vị thơm ngon của thức uống này nhé. Nguyên liệu làm trà chanh leo bưởi 1 gói trà túi lọc hương hoa nhài 2 lát bưởi...