Cách nào thu hút học sinh, sinh viên du học “tại chỗ”?

Theo dõi VGT trên

TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.

Cách nào thu hút học sinh, sinh viên du học tại chỗ? - Hình 1

Đến thời điểm hiện tại nhiều trường đại học tại TPHCM đã chủ động cập nhật chương trình đào tạo quốc tế để thu hút sinh viên

Trước tình trạng ngày càng nhiều học sinh, sinh viên trong nước tham gia các chương trình du học tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.

Nhiều ý kiến cho rằng muốn làm tốt điều này, thay đổi, cập nhật chương trình giảng dạy thôi chưa đủ mà ngành giáo dục – đào tạo thành phố nói chung và bản thân các trường nói riêng cần có nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người tài.

Khi chương trình tốt, đảm bảo tính hội nhập, thầy cô dạy hay, chắc chắn sẽ giữ chân được học sinh, sinh viên.

Hiện Việt Nam có gần 150.000 học sinh, sinh viên đang du học tại nước ngoài, trong đó khoảng 90% là du học tự túc.

Chỉ tính 3 năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tăng vọt và tập trung nhiều nhất ở Mỹ, Australia, Anh, Canada và Nhật Bản.

Riêng năm 2015, số học phí của du học sinh Việt Nam đóng góp cho nền giáo dục Anh là 700.000 bảng Anh. Nếu tính bình quân chi phí khoảng 30.000 USD/người/năm thì trung bình mỗi năm, du học sinh Việt Nam tại Mỹ đóng góp khoảng 600 triệu USD cho nền kinh tế nước này.

Tốn kém là vậy nhưng việc du học của học sinh, sinh viên Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội.

Video đang HOT

Việc học sinh phổ thông bỏ ngang chương trình để làm quen với môi trường du học đã và đang tạo nên nhiều xáo trộn cho không ít cơ sở giáo dục.

Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, mỗi năm trường ông tuyển vào hơn 400 học sinh nhưng mất đến 80 học sinh chỉ vì làn sóng du học. Do đó, sĩ số sau 1 năm giảm đi gần 3 lớp.

Điều đáng tiếc là mặc dù có học lực rất tốt nhưng khi đi du học, đa phần các em đều phải học lại chương trình phổ thông của nước sở tại, vừa mất thời gian vừa tốn nhiều chi phí.

Vì thế, theo ông Thạch bên cạnh việc các trường phổ thông chủ động xây dựng chương trình giáo dục theo hướng hội nhập, ngành giáo dục và thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này thì mới mong thay đổi tình hình.

Ông Thách nói: “Chúng tôi muốn kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM và Sở Giáo dục – Đào tạo cho phép trường chúng tôi được nhập khẩu chương trình tiên tiến để dạy song song với chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Như vậy, học sinh có thể vừa lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, vừa đảm bảo chuẩn của quốc tế nên sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và sang nước ngoài thì có thể học tiếp lên cao”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, việc ngày càng nhiều phụ huynh tại các thành phố lớn đưa con đi du học nước ngoài là phản ứng không vui đối với người làm trong ngành giáo dục.

Điều này khẳng định phụ huynh xem giáo dục trong nước không bằng nước ngoài. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn hợp lý. Làn sóng du học nước ngoài là không thể tránh khỏi, nước nào cũng có. Nhưng nếu thời gian tới các trường từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đảm bảo được chất lượng và môi trường đào tạo tương đương quốc tế thì sẽ thu hút được không chỉ học sinh, sinh viên trong nước mà cả du học sinh nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình thiết lập môi trường giáo dục quốc tế cần khởi đầu bằng việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toàn cầu đó là tiếng Anh.

Hiện ngành Giáo dục – Đào tạo TP.HCM đang xây dựng đề án phát triển giáo dục thành phố đáp ứng nhu cầu hội nhập trên cơ sở học tập, sàng lọc kinh nghiệm từ các nền giáo dục nổi tiếng.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, hướng sắp tới thành phố sẽ có nhiều giải pháp để thu hút học sinh, sinh viên du học “tại chỗ”.

Những giải pháp đồng bộ sẽ được đưa ra để nâng chất giáo dục từ bậc phổ thông đến đại học theo hướng tiệm cận khu vực và thế giới.

Trước mắt, thành phố sẽ quan tâm đến việc làm sao tạo được hệ thống giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam để người học chẳng cần đi xa.

Ông Phong nhấn mạnh: “Nhu cầu đi du học nước ngoài của học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam hiện nay là rất lớn. Do đó bây giờ thay vì để phụ huynh đưa các em ra nước ngoài học, TP.HCM sẽ tổ chức mời các trường về đây xây dựng thành một Đô thị đại học quốc tế”.

Cùng với các giải pháp, các đề án thiết thực, ngành Giáo dục – Đào tạo TPHCM cũng khuyến khích các trường mở rộng quan hệ hợp tác, chọn lọc chương trình đào tạo phù hợp để tạo thêm cơ hội học tập hiệu quả cho học sinh, sinh viên của mình

Theo VOV

B.ạo h.ành từ… dạy thêm - học thêm

Dạy thêm - học thêm tiêu cực, ép người học có thể xếp vào dạng hành vi b.ạo h.ành con trẻ. Không chỉ có tác động từ phía phụ huynh, giáo viên cũng góp sức không nhỏ.

Bạo hành từ... dạy thêm - học thêm - Hình 1

Học thêm không tự nguyện gây ra nhiều áp lực và tổn thương cho học trò (Ảnh minh họa)

Đó là câu chuyện về cậu bé học lớp 3 tại một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Mỗi buổi chiều tối, khi mẹ chở đến nhà cô giáo học tiếng Anh là cậu lăn ra khóc, vùng vằng nhất quyết không chịu. Bà mẹ phải la mắng, kêu gào, lôi con xồng xộc ra xe. Ông bố đang bận rộn với công việc sửa máy tính ngay cửa hàng tại nhà, nhiều hôm cũng phải dừng tay để bế xốc con lên xe với tiếng quát: "Lo học đi".

Người mẹ biết rõ lý do con phản kháng là cháu không thích học thêm với cô H., cô giáo dạy tiếng Anh ở lớp. Chị vẫn cho con học thêm tuần hai buổi ở trung tâm nhưng... vẫn học thêm tại nhà cô. Đã có người góp ý, cháu đã không thích cô thì học cũng không vào nhưng bà mẹ lắc đầu với lý lẽ, cô là giáo viên trên lớp. Muốn không học cô thì với người mẹ, chỉ khi con chuyển lớp, chuyển trường.

Bà mẹ kể trên là hình ảnh của không ít phụ huynh mang một gánh nặng vô hình về học thêm và trút gánh nặng đó lên những đứa con. Ngoài lý do khách quan nhất là xuất phát từ nhu cầu thật sự, chương trình học nặng thì nhiều đ.ứa t.rẻ bị đẩy đến lớp học thêm với vô vàn lý do.

Nhiều gia đình không có thời gian cho con, nên xếp lịch học thêm dày đặc và xem đây là một phương pháp quản lý con an toàn nhất. Nhiều đ.ứa t.rẻ học thêm để thi vào trường này trường nọ theo kỳ vọng của bố mẹ; học để cho bằng "con người ta" trong tâm thế bị so sánh, đối chiếu với những tấm gương khác... Những điều này đều có thể coi là hành vi b.ạo h.ành con trẻ. Các em không chỉ phải đ.ánh đổi bằng những bữa ăn qua loa vội vàng, giấc ngủ không trọn mà còn là bị ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát hiện hài hòa, cân bằng.

Chúng ta vẫn nhắc đến quyền được đến trường của trẻ, những em bị bỏ rơi, không được đi học cũng là bị b.ạo h.ành thì giờ đây, phải nói rằng ép trẻ học quá nhiều cũng là một dạng b.ạo h.ành.

Không chỉ từ phụ huynh, việc dạy học thêm tiêu cực là sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó một bộ phận giáo viên góp sức không nhỏ. Có những học sinh mới vào lớp 1 đã bị cô đay nghiến vì... chưa biết đọc, biết viết. Bố mẹ thì được "thúc" cho con con đi học thêm đi.

Nhiều học sinh đến giờ hỏi bài, kiểm tra của một số thầy cô là hoảng loạn. Không ít giáo viên công khai việc "làm khó" học sinh không học thêm thông qua kiểm tra, đ.ánh giá, điểm số, nhận xét hay những lời chê bai, miệt thị. Mà với một đ.ứa t.rẻ, lời chê đó có thể đeo đẳng suốt cuộc đời, gây khó cho trẻ trên hành trình tìm giá trị bản thân.

Và khủng hoảng vì không đi học thêm của nhiều em chỉ chấm dứt khi... đi học thêm hay có một động thái khác. Một lãnh đạo trong Sở GD-ĐT TPHCM kể, ông biết có những trường hợp, các em không muốn đi học thêm nhưng bố mẹ vẫn đăng ký, đóng t.iền rồi sau đó... lấy cớ nghỉ.

Hay đó là câu chuyện của một n.ữ s.inh, em không đi học thêm môn Toán của thầy giáo dạy trên lớp. Để rồi, cứ vào giờ lên lớp, thầy bước vào, lập cuốn sổ điểm ra dò tên là em hoảng sợ. Cứ vài ba ngày là em được "điều" lên bảng kiểm tra bài cũ với đủ trò "đánh đố" của thầy.

Không thể dùng chiêu học thêm trả "nợ" thầy vì không có nhu cầu và thu xếp được lịch, em đã chọn cách đi quà cáp thầy trong những dịp lễ. Sau đó, việc đến trường của em đã trở nên nhẹ nhàng hơn.

Trong lần Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TPHCM làm việc với ngành Giáo dục TPHCM, đại diện phía phụ huynh đã lên tiếng về tình trạng o ép học sinh đi học thêm từ phía giáo viên. Nhiều em không đi học thêm thì bị phân biệt, kỳ thị..., có em sợ không dám lên lớp. Nhiều gia đình không có điều kiện, vẫn phải bấm bụng, xoay sở đủ mọi cách cho con đi học thêm mà không phát từ nhu cầu.

Mới đây, TPHCM cũng tiếp tục yêu cầu, tất cả các hoạt động dạy thêm đều phải đăng ký và được cấp phép, kể cả dạy một học sinh thì giáo viên vẫn phải đăng ký.

Nhìn vào quy định trên, nhiều ý kiến sẽ cho rằng "hành là chính" nhưng cũng cho thấy rằng, các cơ quan quản lý rất "đau đầu" với nạn dạy thêm tiêu cực, làm trái quy định ngành của một bộ phận không nhỏ giáo viên.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"
12:02:00 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thần số học thứ 2 ngày 17/6/2024: Số 4 sẽ bận rộn, số 22/4 hay thực hiện các dự định tương lai

Trắc nghiệm

17:59:28 16/06/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 17/6/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học 22/4 thực hiện các dự định cho tương lai vì đây sẽ là khoảng thời

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.

Angelababy để lộ thềm ngực gầy gò, sức khỏe khiến fan lo lắng

Sao châu á

17:52:59 16/06/2024
Từ khi vướng nghi vấn bị cấm sóng vì tới xem buổi diễn ở câu lạc bộ t.hoát y tại Paris (Pháp), nữ diễn viên Trung Quốc Angelababy gặp khó khăn trong sự nghiệp. Sức khỏe của cô cũng khiến fan lo lắng.

"Thánh sống" của màn ảnh Hàn từng "cưới" Song Hye Kyo, tái xuất ở phim 16+ cực kịch tính

Phim châu á

17:48:08 16/06/2024
Nam tài tử Hàn Quốc này có sự nghiệp cực kỳ vẻ vang và đang là cái tên được quan tâm ở thời điểm hiện tại nhờ bộ phim điện ảnh mới.

Thúy Ngân bị sốt, Jun Vũ người m.áu m.e khi dầm mưa 10 tiếng quay phim

Hậu trường phim

17:41:06 16/06/2024
Cùng dầm mưa với Thúy Ngân và Jun Phạm hơn 10 tiếng đồng hồ, Jun Vũ khẳng định vai Quỳnh Châu là vai khách mời khó nhất trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay .

Quyền Linh xót xa kỹ sư điện đi hỏi cưới bị nhà người yêu đuổi về

Tv show

17:38:23 16/06/2024
Kỹ sư điện 31 t.uổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm bạn gái, trải lòng về quá khứ từng bị nhà bạn gái coi thường khiến Quyền Linh không khỏi xót xa.

Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh

Xã hội

17:33:21 16/06/2024
Điều tra vụ cháy nhà dân ở TP Bắc Giang khiến 3 người mất, công an xác định lửa bùng lên tại khu vực để xe đạp điện tầng 1 của ngôi nhà, sau đó lan nhanh, sinh ra nhiều khói, khí độc.

Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu

Thế giới

17:16:40 16/06/2024
Thủ tướng Pashinyan trong nhiều tháng đã cáo buộc CSTO không bảo vệ Armenia trước các cuộc tấn công của Azerbaijan, đe dọa rời khỏi khối nếu Nga không đưa ra những đảm bảo lớn hơn, trong khi tìm cách xích lại gần Mỹ và EU.

Chồng nói có 1,5 tỷ làm nhà, nhưng vừa xây xong phần móng thì đã nợ đầm đìa, khi chủ nợ đến đòi, anh liền lộ âm mưu đê hèn

Góc tâm tình

17:09:35 16/06/2024
Vì có chỗ dựa quá tốt nên chồng tôi muốn được dựa mãi. Năm trước tôi được bố mẹ đẻ cho 1 suất đất, nhiều lần chồng nói muốn xây nhà nhưng tôi không đồng ý.

Ngọc Trinh tình tứ bên trai lạ, ẩn ý có tình mới sau lùm xùm Vũ Khắc Tiệp

Sao việt

16:48:54 16/06/2024
Ngọc Trinh bất ngờ đăng tải hình ảnh tự tin thả dáng trong khung cảnh trời mưa với một chàng trai lạ. Động thái này khiến công chúng không khỏi ngờ vực cô nàng đã có tình mới sau nghi vấn tuyệt tình với Vũ Khắc Tiệp.

Cầu thủ Tây Ban Nha lăn ra sân ăn vạ, cười trơ trẽn

Sao thể thao

16:27:17 16/06/2024
Đội tuyển Tây Ban Nha giành thắng lợi 3-0 trước Croatia ở trận ra quân EURO 2024. Đoàn quân HLV Luis de la Fuente ghi cả 3 bàn thắng chỉ trong 45 phút thi đấu đầu tiên.