Cách mua nhà không bị “hớ” giữa mùa dịch
Trước khi quyết định mua nhà nên khảo sát các BĐS tương đồng về chủng loại, vị trí và giá.
Nhiều người mua nhà bị “hớ” giá
Có một thực tế là không phải ai cũng mua được nhà giá hợp lý ngay cả khi thị trường chững lại. Một số BĐS vẫn biểu hiện bán “đắt” mặc dù có những biến động do thiên tai, dịch bệnh, điều đáng nhẽ phải được cân chỉnh lại giá cho phù hợp để đón sức mua.
Những trường hợp mua nhà bị hớ, mua đắt so với giá thị trường chung, hoặc vướng pháp lý không chỉ rơi vào đối tượng những người mua nhà lần đầu, chưa có kinh nghiệm mà ngay cả các NĐT lâu năm trên thị trường cũng có những trường hợp mua phải giá “chát”.
Lúc thị trường biến động giá do dịch Covid-19 như hiện nay, vẫn có những người mua phải giá đắt do không tìm hiểu kỹ, vội vàng “xuống tiền” vì nghĩ sẽ mất cơ hội mua giá hợp lý giữa mùa dịch. Thế nhưng, bản thân họ cũng không nắm được việc mua đắt hay rẻ, hay hợp lý không thể hiện ở lời nói của môi giới hay chủ đầu tư mà ở chính sự tìm hiểu, đối chứng các BĐS cùng loại, cùng khu vực, vị trí, cùng phân khúc giá mới là điều quyết định đến việc mua đúng giá hay không.
Sau khi “xuống tiền” mua lô đất tại Q.9, Sài Gòn với giá 2.3 tỉ đồng/nền diện tích hơn 50m2 ngay sau đợt dịch lần 1 được kiểm soát tốt. Mua xong và đi công chứng khoảng 2 tuần, chị H mới xuống thăm đất và được biết, cùng thời điểm chị mua, lô đất cùng diện tích, vị trí chỉ bán ra với giá 2.150 tỉ đồng/nền.
Chị H, cho biết, cũng do vội vàng nên thành thử không tìm hiểu kỹ thị trường, không đối chứng được nhiều sản phẩm ở cùng khu vực nên tin vào môi giới mà “xuống tiền”. Tuy vậy, theo cách chị H nói thì khu vực này còn nhiều tiềm năng phát triển nên cũng “xuôi xuôi”, hơn nữa do mua để xây nhà ở nên chị cũng không lăn tăn nhiều. “Dĩ nhiên, tôi cũng tiếc số tiền mà bị mua hớ lắm”, chị H cười cho biết.
Còn anh N, một NĐT vào thị trường khoảng hơn một năm, có số tiền hơn 1 tỉ đồng nhàn rỗi, anh “xuống tiền” mua miếng đất 90m2 tại Nhơn Trạch với giá 1 tỉ đồng cách đây 2 tháng. Sau khi mua xong tìm hiểu anh mới tả hỏa bởi cùng diện tích, vị trí miếng đất bên cạnh bán ra có 820 triệu đồng. Vừa xót tiền, vừa bực vì quá tin lời môi giới mà không khảo sát kỹ càng giá cả, nhưng anh N, cũng đành “ngậm ngùi” vì “tiền đã trao, cháo đã múc”.
Thực tế thì mua, bán nhà đất là giao dịch phổ biến diễn ra hàng ngày tại tất cả các văn phòng công chứng từ phường xã, đến các tỉnh thành. Tuy nhiên, một giao dịch thành công, nhanh gọn mà bên mua không bị dính bẫy bởi các chiêu trò của môi giới, bên bán không bị làm phiền là điều không dễ dàng, đặc biệt là những căn nhà có giá trị lớn.
Làm sao để biết không bị mua đắt?
Theo các chuyên gia, trước khi quyết định mua nhà nên khảo sát các BĐS tương đồng về chủng loại, vị trí và giá.
Chia sẻ trên báo chí mới đây, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS cho rằng, nếu giá bán cao hơn 10-15% so với giá thật của BĐS có thể gọi là đắt, còn đắt mức trên 30% là ngáo giá. Nhiều người có nhu cầu mua nhưng không có thời gian tìm hiểu nên mua nhà với giá quá cao mà không biết.
Vị chuyên gia này cho hay, ở một số khu vực, nhiều dự án căn hộ sau khi mở bán trong vòng 12-18 tháng đã tăng giá gấp đôi, dù chưa giao nhà và chất lượng nhà có thể không tương xứng với mức giá đó.
Ví dụ, với chi phí xây dựng 12 triệu đồng/m2, chủ đầu tư mở bán giá 60 triệu đồng/m2, sau đó sản phẩm bị thị trường đẩy lên đến 100 triệu đồng/m2 trong khi chủ đầu tư không hề có nhu cầu tăng chi phí xây dựng sẽ khiến giá bán vượt xa chất lượng nhà ở.
Theo đó, giá nhà ở được xây dựng từ giá bán cơ bản, so sánh chất lượng với các sản phẩm khác trên thị trường, về hệ số xây dựng và uy tín của chủ đầu tư. Cùng với đó là phải bỏ thời gian ra để tìm hiểu kỹ lưỡng về BĐS mình định mua, đối chiếu với các sản phẩm cùng phân khúc, cùng vị trí xem giá cả chênh lệch như thế nào.
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia, nếu đi mua BĐS mà chỉ chăm chăm vào một BĐS đó, tin vào lời một môi giới rất dễ mua phải giá “hớ”, thậm chí mua đắt hơn hẳn các BĐS cùng khu vực. Chẳng hạn, muốn mua một căn nhà phố tốt nhất là nên hỏi người hàng xóm đã từng ở lâu ở khu đó, xem giá cả ngôi nhà, đất đai ở đó ra sao, nhà này có vướng tranh chấp hay “đụng độ” với hàng xóm hay không. Nếu mua đất nền, thì cũng nên đi xem ít nhất 4-5 miếng, đối chiếu về giá, so sánh về tiềm năng của từng khu vực nơi BĐS tọa lạc để nắm giá cho chắc trước khi quyết định “xuống tiền”.
“Giá trị của căn nhà sẽ bị hao mòn, còn đất thì không. Do đó, một ngôi nhà mới, to, đẹp nhưng nằm tại khu vực không tốt cũng sẽ có giá trị thấp hơn so với một ngôi nhà cũ nhưng nằm ở vị trí đẹp. Chính vì vậy, trước khi mua nhà, người mua nên đưa ra những đánh giá chi tiết về khu vực nơi có ngôi nhà định mua, xem xét đến tiềm năng phát triển của khu vực đó”, một chuyên gia đưa lời khuyên.
Dĩ nhiên, theo kinh nghiệm của những NĐT lâu năm, có những người mua phải giá “hớ”, giá đắt hơn so với khu vực do không tìm hiểu kỹ hoặc “vội vã” xuống tiền, nhưng do khu vực đó tiềm năng phát triển, có một cú hích về cầu, đường, quy hoạch… thì bỗng nhiên giá BĐS tăng vọt. Đó là những người may mắn trong đầu tư BĐS. Tuy vậy, số lượng này trên thị trường khá ít. Còn nếu khi đã xác định tham gia đầu tư BĐS thì tốt nhất nên rành rọt khu vực đó, rành về phân khúc định đầu tư, tìm hiểu kỹ lưỡng về pháp lý và mọi yếu tố tác động thì mức độ an toàn trong đầu tư sẽ cao hơn.
Theo các chuyên gia, sự minh bạch về thông tin trên thị trường BĐS Việt Nam chưa cao, đó là lý do mà nhiều môi giới “qua mặt” người mua. Người mua bị lừa vì mua phải giá đắt, mua phải BĐS không chuẩn pháp lý khiến thị trường xảy ra những cuộc tranh chấp kéo dài, thậm chí mất tài sản.
Cô sinh viên chỉ mua đồ secondhand và sau 1 năm nhận kết quả đáng ngạc nhiên
Bạn có thể có quyết tâm mua nhà, mua xe, đi du lịch hay có bao nhiêu tiền tiết kiệm mỗi năm, nhưng hẳn sẽ có rất ít người có thể có quyết tâm hạn chế mua sắm - đặc biệt là thành công với quyết tâm này.
Nhưng hãy thử xem cô gái này đã thực hiện điều đáng kinh ngạc này như thế nào!
Năm 2019, Elise Collins một sinh viên tại Anh đã đưa ra quyết tâm cho năm mới - quyết tâm này không chỉ khiến cho cô rất tự hào, mà còn khiến rất nhiều người phụ nữ khác và chính bản thân cô phải "shock".
Năm 2018, cô cũng từng có một quyết tâm "nướng bánh mỗi tuần" và cô đã thực hiện nó thành công, chính vì vậy mà năm 2019, cô quyết định thử thách bản thân với một quyết tâm mới - chỉ mua quần áo secondhand (quần áo cũ).
Cụ thể, cô sẽ không mua bất kỳ bộ quần áo mới nào trong cả năm. Trước đây, cô thường mua quần áo từ các cửa hàng từ thiện hoặc eBay. Và đây thực sự là một thử thách lớn với cô, bởi cũng như nhiều phụ nữ khác, cô rất yêu thích quần áo. Tủ quần áo của cô chủ yếu là váy hoặc đầm sang trọng. Cô thường mua đồ trong thị trấn và ít khi mua sắm online.
Nhưng cũng chính sở thích này đã khiến cô tốn rất nhiều tiền, quần áo không mặc đến hoặc quần áo cũ cũng gây hại cho môi trường. Vì vậy, cô đã quyết định, toàn bộ ngân sách mua sắm trong năm 2019 của cô sẽ được dùng để làm từ thiện.
Những cửa hàng từ thiện (charity shop) - điểm mua sắm lý tưởng của Elise Collins và đã "ngốn" rất nhiều tiền của cô. Vì thường cô mua chúng vì "thích" chứ không suy nghĩ cẩn thận về cách sử dụng chúng như thế nào.
Và hãy cùng xem quá trình cô thực hiện quyết tâm đầy khó khăn này như thế nào.
Tháng Giêng
Quyết tâm này được cô đưa ra sau một hoặc hai tuần đầu của tháng Giêng. Cô đã mua một đôi bốt mới có chất lượng tốt và lần cuối cùng trước khi cô bắt đầu thực hiện quyết tâm này, cô đã mua một chiếc váy mới - chiếc váy này sau đó được cô sử dụng trong suốt cả năm. Sau đó cô bắt đầu nghiêm túc thực hiện quyết tâm mà mình đã đề ra.
Tháng Hai
Đây là thời điểm cô trở lại trường Đại học - ngôi trường nằm trong một thành phố với một trung tâm mua sắm khổng lồ chỉ cách nhà cô năm phút. Cô vẫn rất vui khi có một số cửa hàng từ thiện mới để khám phá, và lúc này cô vẫn vô cùng yêu thích việc mua sắm, chính vì vậy, cô luôn phải đấu tranh về quy tắc mới của mình. Và tệ hơn khi cô đi mua sắm cùng bạn bè từ cửa hàng này sang cửa hàng khác và ngắm nhìn mọi thứ nhưng lại phải nhắc nhở bản thân không được mua.
Tháng Ba
Đây là thời điểm mùa đông ở Anh, chính vì vậy mà trời thường đổ tuyết và băng tuyết giá khắp nơi. Thêm nữa, trước đây cô thường không hay mua sắm online, nên việc ở nhà đã giúp Elise Collins tránh được cám dỗ mua sắm một cách hiệu quả. Ngoài ra, chính vì đây là thời điểm rét, nên cô hầu như mặc cùng một chiếc áo khoác và đi bốt suốt thời gian này.
Tháng Tư
Cô về thăm nhà vào dịp lễ Phục sinh và ghé thăm thị trấn Glastonbury. Các cửa hàng từ thiện ở đây đã cuốn lấy cô, và đây cũng là nơi cô tìm được hai bộ ưng ý cho trang phục dạ hội của mình. Tuy nhiên, cuối cùng cô đã từ bỏ việc mua sắm, và quyết định sẽ giải quyết vấn đề này sau.
Tháng Năm
Lại là một tháng khó khăn với Elise Collins khi cô thường xuyên phải ra khỏi nhà, và đây cũng là thời gian chuyển mùa trong năm, vì vậy mà quần áo mới đã phủ đầy các cửa hàng.
Nhưng đây cũng là thời điểm cô nhận ra rằng cảm giác thôi thúc mua sắm từ những cửa hàng cao cấp đã biến mất.
Tháng Sáu
Cô trở về nhà, đây là lần đầu tiên cô quyết định đi tập gym ở khu vực nhà mình, và cô rất thích việc này. Cô tận dụng lại chiếc quần legging cũ để làm quần tập, một chiếc áo nhỏ thể thao và áo T-shirt. Nhưng tất nhiên, không thể chỉ có một bộ cho tất cả các ngày tập, vì vậy cô đã mua thêm một áo nhỏ thể thao và 2 chiếc legging trên Ebay. Cô không thể tìm được đôi giày mùa hè nào, và đây là lần ngoại lệ thứ hai, cô đã mua một đôi giày mới.
Tháng Bảy
Cô bắt đầu làm thêm trong một quán cafe nhỏ, đây là thời điểm mùa hè của nước Anh. Quần áo mùa hè của cô thường là váy ngắn, áo crop-top, vì vậy cô đã tìm cho mình những bộ váy thiết thực và phù hợp với công việc hơn. Yêu cầu này vô cùng dễ dàng, cô đã tìm được những chiếc váy phù hợp - không cần quá đẹp hay vừa vặn nhất là khi cô đeo tạp dề để pha đồ uống và có thể làm hỏng quần áo vì đổ cafe hay mồ hôi.
Tháng Tám
Cô vẫn giữ rất nhiều quần áo từ thời học sinh của mình. Những bộ quần áo mới giảm giá đã khiến cô chú ý hơn đến tủ quần áo hiện tại của mình và suy nghĩ nhiều hơn về việc mua sắm, cô cũng nhận ra rằng tủ đồ của mình trông giống tủ đồ của những cô bé 16 tuổi hơn.
Vì vậy, cô đã dọn lại tủ quần áo và quyên góp hơn một nửa số quần áo của mình. Tuy nhiên, cô vẫn giữ lại một vài món đồ để mặc. Đây cũng chính là lúc cô nhận ra rằng mình không thể mua quần áo theo kiểu bốc đồng nữa, thay vào đó, sẽ luôn phải chọn lựa cẩn thận mỗi món đồ.
Tháng Chín
Elise Collins phải đến gặp bác sĩ vì lý do sức khỏe và cô đã rất lo lắng. Cô đã nhờ bạn bè gợi ý một cách tự thưởng cho mình sau cuộc hẹn với bác sĩ. Và bạn thân nhất của cô đã gợi ý cô được phép cho bản thân một ngoại lệ với quy tắc của mình.
Nhưng đáng ngạc nhiên là ngay khi kết thúc cuộc hẹn với bác sĩ, cô đã đi vào thị trấn để mua sắm - và việc này thậm chí lặp đi lặp lại 3 ngày sau đó, nhưng cô lại không còn tìm thấy sức hấp dẫn của những món đồ mới, cùng với sự thận trọng trong nguyên tắc mua sắm mới của mình, cô đã không còn muốn mua đồ chỉ để thỏa mãn sở thích nhất thời nữa.
Tháng Mười
Kể từ cuộc thanh trừng tủ quần áo hồi tháng trước - tủ quần áo của cô đã trở nên vô cùng khiêm tốn - và cô bắt đầu cảm thấy buồn bực vì không thể mua sắm trở lại. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm trong tài khoản nhờ việc giảm mua sắm đã làm cô hài lòng.
Cô không cần phải vội vàng mua những món đồ không quá cần thiết, thay vào đó cô biết mình cần gì, muốn gì và sẽ mua chúng như thế nào. Elise Collins bắt đầu tìm những sản phẩm mình thích trên Ebay cũng như các cửa hàng quần áo từ thiện để mua cho mình vài chiếc váy áo mới mặc qua mùa đông.
Tháng Mười Một
Đã lên kế hoạch cho tủ quần áo mới, cô bắt đầu thay đổi tư duy bằng cách tìm kiếm những cửa hàng quần áo phù hợp với phong cách mới của bản thân.
Tháng Mười Hai
Tháng này, cô đã mua phần lớn - thực tế là gần như tất cả - quà Giáng sinh là đồ cũ hoặc từ các doanh nghiệp địa phương. Thói quen cắt giảm chi tiêu trong việc mua sắm đã ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống của cô không chỉ dừng lại ở tủ quần áo.
Cuối cùng, Elise Collins đã hoàn thành được mục tiêu không mua bất kỳ bộ quần áo mới nào trong vòng một năm qua! Cô đã tiết kiệm được đến 50% quỹ tài chính của mình, và đặc biệt, chính quyết tâm này đã giúp cô thay đổi được thói quen mua sắm của mình. Cô đã không còn là kẻ cuồng mua sắm hay nghiện thời trang "nhanh" như trước đây.
Một năm nói "không" với mua sắm quần áo mới, và Elise Collins đã tiết kiệm được rất nhiều tiền - không chỉ vậy, thói quen một năm này cũng có tác động tích cực lên tất cả các khía cạnh chi tiêu cuộc sống của cô.
Theo cô, mọi người không nên chỉ mua sắm secondhand như một giải pháp cả đời, nếu như bạn có một gout thời trang cá tính và không giống ai. Nhưng cô khuyến khích mọi người làm theo cách này ít nhất một lần trong đời để ý giảm lượng khí thải carbon ra môi trường và học cách trở thành một người tiêu dùng có đạo đức hơn thay vì chỉ mua vì "thích" mà không phải vì "dùng".
Hầu hết quần áo bị vứt bỏ sẽ được chuyển ra các bãi rác. Tuy nhiên, khi chôn lấp, vải nhuộm và sợi tổng hợp khó phân hủy sẽ gây ra những tác hại tới môi trường không khác gì rác thải nhựa. Thiêu hủy quần áo lại càng thải ra môi trường các loại khí nhà kính, đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu.
Tương tự như quần áo, rất nhiều món đồ vật dụng gia đình chúng ta cũng mua về chỉ bởi vì chúng ta thấy chúng trông thật thích mắt, nhưng tần suất sử dụng thì có lẽ chỉ chưa đếm trên đầu ngón tay mỗi năm, hay thậm chí là bỏ xó. Và lần sau khi dọn nhà, chúng ta lại ném chúng đi để cho nhà bớt chật, và rồi lại vòng luẩn quẩn mới.
Bánh trung thu "nóng, lạnh" khó lường Sạp hàng dài cả chục mét nhưng không có khách hàng là tình hình chung của các sạp bánh trung thu ở TP HCM giữa mùa dịch Covid-19. Nhiều sạp bánh trung thu đã được dựng lên tại các tuyến đường của TP HCM như: Cách mạng tháng Tám, Ba tháng hai, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Tri Phương... Tuy nhiên, tình...