Cách làm sữa hạnh nhân cực đơn giản tại nhà
Hóa ra, làm sữa hạnh nhân đơn giản hơn chúng ta vẫn nghĩ rất nhiều!
Ngày nay, có rất nhiều người đã chuyển từ việc sử dụng sữa bò sang sữa làm từ thực vật, nhiều nhất là thay thế bằng sữa hạnh nhân. Đây là một sự thay thế tuyệt vời. Bạn vẫn có thể sử dụng sữa hạnh nhân để làm bánh hay chỉ đơn giản là để uống tại nhà.
Để không phải tốn kém mua sữa từ siêu thị hay cửa hàng tạp hóa mỗi ngày, bây giờ bạn hoàn toàn có thể tự làm loại thức uống thơm ngon này ngay tại chính gian bếp của bạn với những nguyên liệu đơn giản:
- Máy xay sinh tố
- Khăn lọc
- Hạnh nhân
- Bình đựng
Cách làm:
- Bước 1: Cho khoảng 200g hạnh nhân sống vào bát hoặc một lọ nhỏ. Đổ nước vào bát sao cho các hạt hoàn toàn chìm trong nước. Ngâm qua đêm.
Video đang HOT
- Bước 2: Rửa sạch hạnh nhân và lột bỏ vỏ ra khỏi hạt.
- Bước 3: Cho tất cả số hạnh nhân vừa lột vỏ vào máy xay sinh tố cùng 4 cốc nước (950 ml) và xay cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Bước 4: Để khăn lọc vào bát và đổ hỗn hợp vừa xay vào khăn. Túm chặt các góc lại với nhau và ép bằng tay đến khi hạnh nhân chỉ còn lại bã.
- Bước 5: Thêm đường hoặc không tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
- Bước 6: Đổ sữa vào chay hoặc bình có nắp đậy. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm sinh tố dứa ngọt mát, hấp dẫn trong mùa hè nắng nóng
Dứa tuy không có tác dụng điều trị ung thư nhưng nó có tác dụng ngăn ngừa phòng chống ung thư rất hiệu quả. Vì trong dứa có đầy đủ các chất chống oxy hóa, chính vì vậy nó giúp cho cơ thể chiến đấu chống lại các gốc tự do.
Các gốc tự do là nhóm các nguyên tử gây tổn thương khi tiếp xúc với màng tế bào ADN.
Dứa là loại trái cây chứa kali rất cao mà natri lại rất thấp. Nếu bị cao huyết áp thì dứa là lựa chọn đúng đắn. Bởi dứa sẽ giúp cơ thể luôn duy trì được mức huyết áp ở trạng Thái Bình thường.
Vì có hàm lượng vitamin C cao, nên ăn dứa giúp làm giảm nguy cơ viêm nướu và bệnh nha chu. Bệnh nha chu không chỉ phá hủy các mô và xương hàm mà còn liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Vitamin C trong dứa giúp cải thiện khả năng của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập, góp phần phòng chống viêm nướu và bệnh nha chu.
Trong thân dứa người ta đã tìm thấy một loại chất có tên là Bromelain. Đây là một loại chất có tác dụng trung hòa dịch cơ thể mà không trở nên quá axit.
Ngoài ra, chất Bromelain còn có tác dụng giúp cơ thể điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chính vì thế nếu ăn dứa thường xuyên nó sẽ giúp cơ thể tiêu hóa được protein nhanh hơn và hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
Chính từ những công dụng của dứa mà các món được chế biến từ dứa ra đời rất nhiều như kem dứa, sinh tố dứa,...
Dưới đây là cách làm sinh tố dứa thơm ngon.
Nguyên liệu làm sinh tố dứa
1/2 quả dứa.
1 hộp sữa chua.
200ml sữa tươi.
Sữa đặc, dầu dừa.
Đá bào, đường.
Cách làm sinh tố dứa
Muốn có được ly sinh tố ngon thì chọn dứa là một bước vô cùng quan trọng. Vỏ dứa mầu vàng sẫm, tươi sáng, có thể ngả sang mầu da cam nhạt là dứa đã chín. Vỏ mầu vàng nhưng có những vân mầu xanh lá cây đậm thì có nghĩa là dứa chưa chín hẳn, ít ngọt và không thơm.
Lá dứa ở phía đầu xanh, cứng cáp chứng tỏ quá trình sinh trưởng tốt của cây. Quả dứa chín có lá ở đầu tươi, xanh thì chứng tỏ là dứa chín cây hoặc đã già quả, ngọt và tươi hơn dứa chín ép. Bạn có thể dùng khứu giác để xác định dứa ngọt hay chua.
Quả dứa càng thơm thì càng ngọt. Bạn dùng tay nắn dứa. Nếu quả quá cứng thì thường không được ngọt lắm. Nhưng nếu mềm quá.
Nếu ấn tay vào có nước ứa ra thì là dứa đã chín nẫu, ăn không ngon. Tốt nhất là có độ cứng và độ mềm vừa phải.Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).
Lấy nửa quả dứa cắt miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố cùng sữa chua, 200ml sữa tươi, 3 thìa sữa đặc và 2 thìa dầu dừa vào xay cùng.
Cho thêm một cốc đá bào vào xay cùng, đá bào có tác dụng làm sinh tố mát mịn lại tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
Cuối cùng, cho sinh tố ra cốc và thưởng thức. Muốn cho ly sinh tố thêm hấp dẫn thì cắt 1 miếng dứa vào miệng cốc thì ly sinh tố sẽ bắt mắt hơn.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm sữa ngô ngon mê li Thực tế, ngô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà ít ai biết tới. Khoa học đã chứng minh rằng, trong mỗi bắp ngô có chứa hơn 80 chất có lợi, bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng tố, protit, đường, tinh bột, các chất chống oxy hóa và dầu béo. Do đó, ngô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: chống...