Cách làm món canh bí đao nấu nấm đơn giản lại thanh ngọt, đủ chất!
Cách làm món canh bí đao nấu nấm đơn giản lại thanh ngọt, đủ chất:
Chỉ cần 15 – 20 phút với những nguyên liệu vô cùng đơn giản như: bí đao, nấm kim châm và một chút tép… là chúng mình hoàn toàn có thể chế biến thành món canh bí đao nấu nấm thanh ngọt mà lại vô cùng đủ chất cho bữa cơm đấy nhé. Với hương vị ngọt lành, thơm ngon từ những nguyên liệu vô cùng giàu dinh dưỡng, canh bí đao nấu nấm “xứng đáng” để xuất hiện thường xuyên trong thực đơn của gia đình, đặc biệt trong những ngày hè để thanh nhiệt, giải mát
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bí đao: 500 g
Tép khô : 20 g
Nấm kim châm: 100 g
Trứng gà: 2 quả
Dầu mè: 15 ml
Muối: 1 ít
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Như mọi khi công việc đầu tiên chúng mình cần làm là sơ chế nguyên liệu: bí đao gọt sạch vỏ, bỏ ruột, rửa lại thật sạch với nước rồi thái thành những miếng vừa ăn.
Tép khô đem ngâm với nước khoảng 5 – 7 phút cho mềm rồi đem rửa thật sạch (vì tép dễ lẫn sạn cát nên các bạn nhớ đãi nhặt sạch nhé); Nấm kim châm cắt bỏ gốc rễ, rửa sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho 1 lượng nước vừa đủ ăn vào nồi (mình thì thường cho hơn 1 bát tô nước là vừa đủ), đun với lửa to, đến khi nước sôi thì các bạn đổ bí đao vào, đun trong khoảng 2 – 3 phút thì trút tiếp tép vào, đun cho nước sôi lại thì giảm lửa nhỏ xuống. Đun liu riu đến khi thấy bí được luộc chín thì cho nấm vào nấu cùng.
Bước 3: Đập 2 quả trứng gà vào bát, đánh tan cho lòng trắng và lòng đỏ hòa quyện vào nhau, sau đó đổ từ từ trứng vào nồi, vừa đổ vừa khuấy để trứng kết thành những sợi dài, cuối cùng chúng mình nêm 15 ml dầu mè chút muối sao cho vừa ăn, khuấy đều rồi vặn lửa to để nước sôi lại lần nữa thì tắt bếp và múc canh ra tô để thưởng thức thôi nào.
Món canh bí đao nấu nấm không hề sử dụng mì chính hay bột nêm thế nhưng vẫn vô cùng ngon ngọt bởi các nguyên liệu bí đao, nấm, tép, trứng … tiết ra vị ngọt đặc trưng trong quá trình nấu. Hơn nữa vị ngọt này rất khác vị ngọt lợ của gia vị mà vô cùng tự nhiên và thanh mát, chỉ cần nếm thử thôi là ai cũng phải “gật gù” khen ngon đấy. Đặc biệt tuy canh bí đao nấu nấm sử dụng những nguyên liệu cũng như cách chế biến đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn vô cùng đủ chất và tốt cho sức khỏe, bởi vậy quả là đáng tiếc nếu chúng mình bỏ qua món canh này cho bữa tối gia đình đấy nhé
.
Bí mật về sự cân bằng âm dương trong ẩm thực Việt
Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành, câu nói này dường như đúng theo mọi góc độ, kể cả trong ăn uống.
Không chỉ có người Nhật Bản, hay Hàn Quốc nổi tiếng về sự cầu kỳ trong ăn uống, người Việt cũng từ xa xưa cũng vô cùng coi trọng mối quan hệ biện chứng âm dương trong thực hành ẩm thực.
Sự cân bằng này không những đảm bảo sự hoạt động bình thường, khỏe mạnh của cơ thể mà còn đem tới sự hài hòa của chính con người với môi trường sống tự nhiên xung quanh. Để đánh giá sự cân bằng âm dương của mỗi món ăn, người Việt cổ phân chia âm dương theo ngũ hành: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).
Mướp đắng - loại quả có vị đắng, tính hàn là loại thực phẩm được ưa chuộng trong mùa nóng
Do đó, các nguyên tắc vế quy luật âm dương cũng được tuân thủ tuyệt đối khu chế biến trở thành những mẹo ẩm thực được lưu truyền tới tận hôm nay. Những bí quyết này không những giúp món ăn ngon miệng, mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Ví dụ như: thịt bò thường đi với chút gừng, rau răm, gừng cay là nhiệt (tính dương) ăn kèm với trứng lộn (tính âm) không những tạo nên hương thơm, vị ngon mà còn giúp cân bằng cơ thể. Nguyên tắc này còn được người việt cổ xưa vận dụng và xem thức ăn như một phương thuốc chữa bệnh.
Rau răm (tính dương) ăn cùng với trứng lộn (tính âm) để quân bình
Bởi theo quan niệm của người Việt thì mọi bệnh tật sinh ra đều là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Do đó, với nhiều bệnh, chỉ cần điều chỉnh lại sự mất cân bằng âm dương ấy qua ăn uống là có thể khỏi bệnh. Ví dụ, nếu người ốm do quá âm thì cần bổ sung các thực phẩm có tính dương để điều hòa ( vd: đau bụng lạnh, cảm mạo do lạnh uống nước gừng, cháo hành hoa sẽ khỏi); ngược lại nếu cơ thể ốm do thừa dương thì cần ăn thêm đồ âm (vd: bị kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)...
Triết lý này còn được thể hiện rất rõ qua những món ăn theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng bức (nhiệt - hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm - hành Thủy), có vị chua (âm) thì không những dễ ăn, dễ tiêu hóa mà còn giải nhiệt. Tới mùa đông lạnh (hàn - âm) thì các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho... lại được ưa chuộng.
Các món kho, mặn, nhiều mỡ thường được ưa chuộng vào mùa lạnh
Bên cạnh đó, tập quán sử dụng gia vị trong các bữa ăn cũng phản ánh tính âm - dương này. Không những có tác dụng kích thích vị giác, làm món ăn dậy mùi, gia vị còn giúp món ăn được cân bằng và ngon miệng. Ví dụ: Gừng là loại gia vị quen thuộc có tính nóng (dương), nên thường ăn kèm với thực phẩm có tính hàn (lạnh) như bí đao, rau cải, cá, thịt vịt, ốc... Rau răm thuộc tính nhiệt (cay, nóng) nên ăn kèm với trứng lộn có tín hàn (âm)...
Những quy luật kết hợp này đã được truyền lại qua nhiều đời và đi vào ca dao:
"Con gà cục tác lá chanh;
Con lơn ủn ỉn mua hành cho tôi;
Con chó khóc đưng khóc ngôi,
Mẹ ơi đi chơ mua tôi đông riêng;
Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng,
Mình đã có riêng, đê tỏi cho tôi..."
Những kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa này hiện nay vẫn còn được truyền tai và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ bởi tính đúng đắn mà còn bởi sự thiết thực mà chính mỗi chúng ta hàng ngày đều cảm nhận được. Do đó, hãy luôn để tâm và tuân theo quy luật tự nhiên này để luôn có một cuộc sống khỏe mạnh nhé!
Ngọt lành, mát lạnh giải nhiệt mùa hè với trà bí đao sương sáo! Cách làm trà bí đao sương sáo ngọt lành, mát lạnh giải nhiệt mùa hè: Mình thường bị nóng trong người, lên cứ đến mùa hè, thời tiết oi nóng là cả người ngứa ngáy, lại còn bị nhiệt miệng nữa vừa đau vừa khó chịu lắm ý, mất hết cả "năng suất" ăn uống. Bởi vậy cứ đến hè là mình phải...