Cách làm hủ tiếu bò kho chay thơm ngon, đủ chất cho bữa sáng
Những món chay ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi sự thanh đạm, đầy đủ chất dinh dưỡng và vô cùng hấp dẫn chẳng thua kém gì món mặn. Hôm này, cùng vào bếp và học ngay món hủ tiếu bò kho chay thơm ngon, đủ chất cho bữa sáng ấm áp bên gia đình bạn nhé!
Nguyên liệu làm Hủ tiếu bò kho cha y
Cho 5 người
Hủ tiếu khô 200 gr
Nấm rơm 200 gr (còn nguyên búp)
Đậu hũ chiên 2 miếng
Cà rốt 2 củ
Sắn 3 củ (củ đậu)
Hành tím 100 gr (khoảng 10 củ)
Ớt hiểm 1 ít
Nước tương 2 muỗng canh
Màu dầu điều 2 muỗng canh
Đường phèn 5 gr (khoảng 1 viên nhỏ)
Bột cà ri 1 muỗng canh
Hạt nêm chay 1 muỗng canh
Dầu ăn 6 muỗng canh
Rau thơm ăn kèm 1 ít (ngò gai/húng quế/rau ôm/hẹ/giá) Muối/đường 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua sợi hủ tiếu dai ngon
Bạn có thể mua loại hủ tiếu tươi bánh phở tươi hoặc hủ tiếu khô về chế biến đều được.Khi chọn mua hủ tiếu tươi, nên chọn sợi hủ tiếu có mùi thơm mùi bột gạo, có độ dai, mềm, khi cầm lên kéo thử thấy có độ đàn hồi nhất định.Không nên chọn loại hủ tiếu bị bỡ, nát vụn, bị nấm móc hoặc có màu sắc, mùi hôi bất thường.Đối với loại hủ tiếu khô, các bạn cần xem rõ nguồn gốc, thành phần và hạn sử dụng được in trên bao bì.Bạn nên tìm mua hủ tiếu tại các khu chợ, siêu thị hoặc trên các trên thương mại điện tử uy tín đến đảm bảo chất lượng của sợi hủ tiếu.
Cách chọn mua nấm rơm tươi ngon
Khi chọn mua nấm rơm, bạn quan sát và chọn nấm có màu sẫm, còn nguyên vẹn, có hình tròn và còn nguyên búp, chọn nấm có mùi thơm đặc trưng.Không chọn mua nấm đã có mũ và nở to. Không chọn nấm màu trắng, có mùi hôi và bị dập nát.
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Cà rốt tươi sẽ có màu cam đậm, sáng, cuống lá tươi xanh dính chặt vào thân củ.Khi dùng tay nhấn vào cà rốt, ta sẽ cảm thấy thân củ cứng, không bị mềm nhũn.Khi mua bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, hình dáng thẳng thuôn dài về phía đuôi, lớp vỏ trơn láng.Không chọn những củ cà rốt có cuống bị dập héo, phần thân bị dập, chảy nhớt, xuất hiện những vết thâm.
Cách chế biến Hủ tiếu bò kho chay
1
Video đang HOT
Trụng hủ tiếu
Bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó cho 1 muỗng canh dầu ăn vào khuấy đều.
Kế đến cho hủ tiếu vào, trụng ở lửa vừa khoảng 3 – 5 phút cho đến cọng hủ tiếu nở mềm thì vớt ra rổ.
Mách nhỏ: Cho một ít dầu ăn vào nước trụng hủ tiếu giúp cho cọng hủ tiếu được bóng đẹp và không bị dính vào nhau.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Nấm rơm mua về các bạn gọt sạch phần gốc, sau đó mang nấm đi ngâm với nước muối hoặc nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo. Dùng dao cắt nấm làm 2 hoặc 4 tùy vào kích thước.
Cách sơ chế nấm rơm đúng cách
Không nên rửa nấm rơm quá kĩ, vì sẽ khiến nấm sẽ dễ bị ngấm nước và ăn không ngon.Ngâm rửa nấm rơm trong nước pha ít bột năng hoặc ngâm trong nước vo gạo, không ngâm rửa trong nước muối nếu không nấm sẽ bị xốp không ngon.
Đậu hủ chiên khi mua về các bạn mang xả sơ qua nước sau đó dùng dao cắt thành các lát nhỏ vừa ăn.
Hành tím bóc sạch vỏ, lấy khoảng 4 – 5 củ to mang đi cắt lát, phần còn lại đập dập rồi băm nhuyễn.
Củ sắn gọt sạch vỏ, mang đi rửa sạch rồi cắt sợi.
Cà rốt gọt vỏ, mang đi rửa sạch với nước. Lấy 1 củ mang đi tỉa hoa rồi cắt thành các lát mỏng, củ còn lại cắt làm đôi dùng để nấu nước dùng.
Các loại rau ăn kèm như ngò gai, ngò ôm, hẹ, húng quế, giá đỗ các bạn mang đi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra xả sạch, để ráo.
3
Nấu nước dùng củ quả
Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 1.5 – 2 lít nước vào, rồi tiếp hành đun sôi.
Khi nước bắt đầu sôi, các bạn cho cà rốt nguyên củ và phần củ sắn cắt sợi vào. Vặn nhỏ lửa và hầm khoảng 30 phút – 1 giờ để phần nước dùng được thanh ngọt.
Kế đến, bạn lọc nước dùng qua rây để loại bỏ hết phần xác cà rốt và củ sắn.
4
Xào nấm và đậu hũ
Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng sau đó cho phần hành tím băm vào phi thơm.
Khi hành đã dậy mùi, các bạn trút nấm rơm vào xào ở lửa vừa khoảng 5 – 7 phút cho nấm chín.
Kế đến, cho tiếp đậu hũ vào, đảo nhẹ tay khoảng 1 – 2 phút.
Thêm vào chảo 1/2 muỗng canh hạt nêm chay, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột cà ri sau đó đảo đều và tiếp tục xào thêm khoảng 2 phút nữa cho các nguyên liệu thấm gia vị.
Mách nhỏ: Khi cho đậu hũ vào chảo, các bạn nên đảo nhẹ nhàng để tránh làm nát đậu.
5
Nấu bò kho chay
Cho tiếp vào nồi nước hầm rau củ 1 viên đường phèn (khoảng 5gr) sau đó trút phần nấm và đậu hũ xào vào. Mở lửa vừa và đun cho nước trong nồi sôi.
Khi nước bắt đầu sôi, các bạn vặn nhỏ lửa, sau đó thêm tiếp 1/2 muỗng canh muối , 1/2 muỗng canh hạt nêm hạt nêm chay, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu màu điều vào khuấy đều cho các gia vị tan hoàn toàn.
Cuối cùng, cho cà rốt tỉa hoa vào nồi, tiến hành nấu đến khi nước trong nồi sôi trở lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
6
Hoàn thành
Bắc chảo lên bếp, cho 3 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng, sau đó trút hành tím vào chảo và phi vàng thơm thì vớt ra ngoài, để ráo dầu.
Cách phi hành tím giòn ngon:
Bạn nên dùng chảo bằng nhôm để nhiệt độ lúc phi hành được ổn định, giúp hành được giòn và vàng đều hơnDùng muối giúp hành nhanh giòn, nhiệt độ hành ổn định, thêm 1 ít bột mì để hành dày và giữ hành được nguyên tép, không bị bể nát trong lúc phi.Chỉ nên phi cho hành vừa chuyển vàng và dậy mùi thơm thì vớt hành ra ngay, vì nhiệt độ của dầu sẽ tiếp tục làm hành chín và giòn hơn.Tránh phi đến khi hành vàng hoàn toàn, điều này có thể làm hành bị cháy khétĐể hành giòn đều hơn bạn nên chia hành từng phần nhỏ để phi nhé.
Xếp hủ tiếu ra tô, cho giá, hẹ và 1 ít hành tím phi lên trên sau đó chan nước dùng lên trên, dùng kéo cắt 1 ít ngò gai, húng quế, rau ôm và ớt lên trên sau đó trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.
7
Thành phẩm
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay tô hủ tiếu bò kho chay nóng hổi, thơm nức rồi. Món ăn hút hồn thực khách bởi nước dùng ngọt thanh cùng các topping nấm rơm dai dai, đậu hũ bùi béo giòn ăn kèm rau sống tươi mát. Còn chần chờ gì nữa, vào bếp và thực hiện ngay nhé!
Mẹo thực hiện thành công:
Nếu sử dụng món này để ăn sáng, bạn có thể sơ chế, ướp nguyên liệu từ đêm hôm trước và bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng chỉ cần xào là có thể sử dụng.Để tăng thêm hương vị của món ăn, bạn có thể dùng kèm với một ít tương ớt hoặc muối tiêu chanh.
Lạ lùng món lẩu "than thở" miền Tây, khách "toát mồ hôi" thưởng thức
Không chỉ có hương vị thơm ngon, món lẩu cù lao còn "hút" khách bởi vẻ ngoài trang trí bắt mắt.
Lẩu cù lao (hay còn gọi là lẩu thở, lẩu than) là món ngon "trứ danh" của các tỉnh miền Tây sông nước. Sở dĩ có tên gọi này là vì người ta phải sử dụng một loại nồi nhôm có thiết kế đặc biệt, chuyên dùng để nấu lẩu là nồi cù lao.
Vẻ ngoài chiếc nồi khá giống đèn cầy nhưng kích thước lớn hơn, có ống đốt ở giữa như cái cù lao mọc giữa sông. Người ta bỏ than vào ống đốt ở giữa, sức nóng của than sẽ làm chín thức ăn.
Trước đây, lẩu cù lao thường là món đại diện trong các bữa tiệc của người Nam Bộ, được mang ra sau các món khai vị, chiếm vị trí trung tâm. Sau này, món lẩu này được nâng tầm lên thành đặc sản địa phương, xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách khắp nơi tới thưởng thức.
Lẩu cù lao là món ăn dân giã, có thể thưởng thức quanh năm. Tùy theo mỗi địa phương và điều kiện từng gia đình mà nguyên liệu làm lẩu cù lao lại phong phú khác nhau. Ví như ở An Giang, Đồng Tháp, người ta thường cho cá vào lẩu nhưng ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang thì không thể thiếu tôm, mực tươi,...
Tuy nhiên, dù ở vùng nào thì trong lẩu cù lao bao giờ cũng có những nguyên liệu đặc trưng như gan heo (hoặc tim heo), mề gà (hoặc vịt), chả thát lát nặn hình trái cà na, chả hoa,... Ngoài ra còn có các loại rau củ quả đặc trưng như bắp cải, cà rốt, củ cải trắng,
Khi khách gọi món, đầu bếp khéo léo xếp lần lượt các lớp nguyên liệu vào nồi, bài trí hấp dẫn rồi chan nước lèo lên.
Than được mồi sẵn cho vừa bén lửa. Sau khi chất đầy đủ các thứ vào lẩu thì đậy nắp lại, cho than vào ống đốt, mang lên bàn. Than nóng sẽ làm chín thức ăn, giữ nồi lẩu luôn sôi để thực khách thoải mái thưởng thức.
Không chỉ khác biệt với những món lẩu khác ở công thức mà lẩu cù lao còn có một số bí quyết chế biến riêng để tạo hương vị "trứ danh". Ví dụ như than được sử dụng phải là than cây đước. Bởi loại than này cháy đều, giữ nhiệt lâu mà ít tro bụi.
Khi nước sôi, nắp nồi nhúc nhích thì mở ra, cho nguyên liệu vào. Hơi nước, quyện vào lửa than bốc lên, kết hợp mùi thơm từ những bông hoa được khéo léo bày biện trên mặt lẩu, bên dưới là các món ngon lành, cuồn cuộn tỏa ra khiến thực khách khó cưỡng lại được.
Lẩu cù lao được ăn kèm với đĩa bún gạo hoặc mì, rau cải cúc, đậu hũ chiên, quẩy nóng,... Cho mì và rau vào nồi lẩu đang sôi rồi nhanh tay vớt ra bát, chan nước dùng và đặt tôm, thịt cá lên trên, thực khách sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn này.
Lẩu cù lao hấp dẫn thị giác với mùi vị thơm ngon trở thành đặc sản nức tiếng miền Tây sông nước (Ảnh: @heofood).
Vị tươi rói của cá, vị béo ngậy của thịt và các loại rau hòa quyện với nước dùng ngọt thơm khiến du khách xuýt xoa, cảm giác như hương vị miền Tây sông nước đang tan dần trong khoang miệng.
Đến miền Tây, du khách dễ dàng tìm thấy và thưởng thức lẩu thả trong các nhà hàng, khách sạn với giá khoảng 250.000 - 300.000 đồng/nồi cho 2-3 người thưởng thức.
Bí quyết để chiên đậu hũ giòn ngon Đậu hũ chiên phải thật giòn thì ăn mới ngon. Nhưng làm sao để chiên đậu hũ giòn trong khi đậu hũ mua ngoài chợ về đã rất bở và có nhiều nước?! Cách chế biến để chiên đậu hũ thật giòn Bước 1 Đậu hũ mua về nên luộc sơ trong nước sôi có dằn chút muối, cho ra rổ để ráo...