Cách làm gỏi củ hũ dừa hấp dẫn
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt là món ngon dân dã của người miền Tây. Củ hủ dừa là phần non nhất trên đọt cây dừa, có vị ngọt, mềm khó cưỡng dù là ăn sống hay bóp gỏi.
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt ắt hẳn sẽ là món ngon dân dã nhưng lại rất đưa cơm cho những ngày mưa. Hơn nữa còn là món khai vị “tuyệt chiêu” có thể cân nhắc lựa chọn cho mỗi bữa tiệc.
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt là món ngon dân dã của người miền Tây. Củ hủ dừa là phần non nhất trên đọt cây dừa, có vị ngọt, mềm khó cưỡng dù là ăn sống hay bóp gỏi.
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ
- Thịt nạc dăm rửa sạch, cho vào nồi luộc với vài lát hành tím và gừng, luộc trong 15 phút.
- Củ hủ dừa non cắt khúc khoảng 8cm, bào lát mỏng. Chuẩn bị một thau nước lạnh, cho củ hủ dừa đã bào vào ngâm.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi, bỏ vào ngâm cùng củ hủ dừa.
- Ngâm hỗn hợp trong 10 phút, vớt hỗn hợp, để ráo.
- Hành tây cắt mỏng, rau râm cắt khúc.
BƯỚC 2 : CHẾ BIẾN
- Thịt chín vớt ra ngâm với nước lạnh, cắt sợi lớn.
Video đang HOT
- Tôm luộc khoảng 2 phút, vớt ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ.
Cách làm giấm để ngâm hỗn hợp ( củ hủ dừa và cà rốt)
- Cho vào tô : 300gr nước lọc 100gr đường 100gr giấm 10gr muối khuấy đều cho đến khi tan, đổ vào hỗn hợp (củ hủ dừa cà rốt để ráo), ngâm trong 10 phút.
- Vớt hỗn hợp ra, để ráo.
Cách pha nước mắm
- Cho vào chén: 50gr nước mắm 60gr đường 100gr nước nóng ớt, tỏi bâm nhuyễn 75gr nước cốt chanh, khuấy đều đến khi hỗn hợp tan.
Cách pha nước sốt để trộn gỏi
- Cho vào chén : 300gr nước lọc 100gr đường 75gr nước cốt chanh 50gr tương ớt khuấy đều cho đến khi tan.
Cách trộn gỏi
- Cho tất cả nguyên liệu gồm củ hủ dừa, cà rốt, hành tây, thịt và nước sốt, trộn đều hỗn hợp, để ráo.
- Tiếp tục, cho đậu phộng rang, mè rang, tỏi phi, hành phi, rau râm trộn đều lần nữa.
BƯỚC 3: TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC
- Cho gỏi đã thấm gia vị vào đĩa, xếp tôm xung quanh dĩa, đặt hoa ớt phía trên. Chúng ta dùng kèm món gỏi củ hủ dừa với nước mắm chua, ngọt.
Củ hủ dừa ngấm thêm vị chua cay mặn ngọt của nước trộn gỏi, kết hợp với thịt tôm ngọt mềm, thịt ba chỉ luộc ngầy ngậy thêm chút đậu phộng rang khiến món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn. Món gỏi củ hủ dừa tôm thịt rất thích hợp làm món khai vị cho các bữa tiệc họp mặt gia đình, trở nên thú vị hơn!
Chúc các bạn thành công!
Cá chua của đồng bào Thái Tây Bắc - món ngon dân dã mà lạ miệng
Ẩm thực của đồng bào Thái Tây Bắc rất phong phú, trong đó có các món ăn chế biến từ cá, đặc biệt là món cá chua vừa dân dã mà lạ miệng.
Đồng bào Thái Tây Bắc có câu: "Pày kìn pà, ma kìn lảu", nghĩa là: "Đi ăn cá, về uống rượu" thể hiện món cá là món ăn rất được coi trọng trong văn hoá ẩm thực của đồng bào Thái. Từ cá, đồng bào có thể chế biến cá thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó phải kể đến món cá chua, một món ăn dân dã mà lạ miệng, được nhiều người ưa thích.
Cá được thái miếng rồi rửa sạch để ráo nước
Để làm được món cá chua thơm ngon, thì việc lựa chọn cá và cách chế biến là rất quan trọng. Bà con thường chọn cá đánh bắt ở sông, hồ, hoặc cá được nuôi theo phương pháp truyền thống, không dùng thức ăn tăng trọng. Nguyên liệu làm món cá chua gồm cá diếc, cá chép nhỏ, tầm bằng 2, 3 ngón tay hoặc cá trắm to, thường thì làm từ cá to thịt sẽ chắc và ngon hơn, cùng với các gia vị như riềng, tỏi, muối, thính.
Cá to sau khi thái miếng vừa ăn, có thể lọc xương, đem ra rửa sạch cho vào rổ để ráo nước, cá không rửa sạch sẽ có mùi tanh làm cá chua sẽ không được ngon. Đối với món cá chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu. Gạo nếp thơm ngon được đem rang đến khi chuyển sang màu vàng, thơm lên thì bắc ra để nguội đem xay mịn làm thính.
Sau khi chuẩn bị xong, bột thính được trộn đều với các gia vị vừa đủ gồm riềng xay nhỏ, một ít tỏi đập dập băm nhỏ, muối, rồi mới trộn với cá. "Gia vị đem trộn đều với bột thính rồi mới đem trộn với cá, như vậy gia vị sẽ ngấm vào cá đều hơn. Muốn để cá chua lên men nhanh hơn có thể cho thêm một ít đường đảo đều", ông Lường Văn Muôn, ở bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết.
Cá trộn đều với thính cùng gia vị
Sau khi trộn cá với bột thính và gia vị xong, bà con cho cá vào chum. Trước khi cho cá vào chum bà con thường dùng một phần hỗn hợp bột thính trộn gia vị lót bên dưới đáy để cá không bị ẩm, mốc. Khi cho cá vào chum dùng tay ấn chặt, nếu không ấn chặt cá sẽ không lên men đều và ăn sẽ không thơm.
Cá sau khi cho vào chum ủ tầm một tuần là ăn được, lúc đó cá lên men chua và không còn vị tanh nữa. "Ngày xưa bà con làm để hàng tháng rồi ăn dần, vì càng để lâu cá chua càng có vị thơm ngon hơn. Muốn để cá chua được lâu phải chú ý đến lượng muối trộn với cá. Nếu ít muối thì cá nhanh chua không để lâu được, nên phải cho lượng muối vừa đủ", Ông Lường Văn Muôn cho biết thêm.
Ngày xưa, thịt, cá không có sẵn như bây giờ. Mỗi khi tháo ao, hoặc đánh bắt được con cá ở sông, hồ, bà con người Thái thường làm cá chua để làm thức ăn dự trữ. Ngày nay, món cá chua của đồng bào Thái Tây Bắc không chỉ là món ăn phục vụ cho gia đình, mà bà con còn làm theo nhu cầu khách đặt.
Vì thế, món ăn này ngày càng được nhiều người biết đến và rất thích ăn. Thường món cá chua có thể lấy ra ăn luôn vì đã được ủ chín, ăn kèm với rau sống như lá sung, lá nhội, lá chát, lá ổi rất hợp. Hoặc lấy cá chua đem rán hoặc nướng lên khi ăn có vị thơm, ngậy của cá quyện với hương của gia vị.
Chị Trần Thị Hiệp, quê ở Hà Tĩnh lên sống ở Sơn La đã nhiều năm cảm nhận khi được ăn món cá chua: "Tôi lên đây sống đã nhiều năm, và được ăn rất nhiều món ăn làm từ cá của đồng bào Thái. Mỗi món đều có một hương vị riêng rất thơm ngon. Riêng món cá chua ăn có vị ngọt béo của cá trộn với vị thơm của thính, riềng, rất lạ miệng và ngon".
Đến với các bản làng đồng bào Thái vùng cao Tây Bắc, du khách đừng quên khám phá ẩm thực làm từ cá, trong đó có món cá chua của đồng bào nơi đây.
Lạ miệng đặc sản 'phát ra âm thanh' với cách chế biến độc đáo ở Phú Quốc Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang. Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách...