Cách làm bánh xèo tôm nhảy Bình Định bằng chảo chống dính ngon hết sảy
Bánh xèo tôm nhảy là đặc sản nổi tiếng của quê mình ở Bình Định, hôm nay mình chia sẻ đến cách làm món ăn này vô cùng đơn giản nhé.
Chắc hẳn ai đã từng đi du lịch Quy Nhơn – Bình Định đều đã từng thử món bánh xèo tôm nhảy nổi tiếng. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh xèo tôm nhảy Bình Định tại nhà vừa ngon, rẻ lại cực kì dễ làm.
1Nguyên liệu làm bánh xèo tôm nhảy
200g bột gạo (mình dùng loại bột gạo Tài Ký)
330ml nước khoáng có ga Vĩnh Hảo (nếu không mua được bạn có thể thay thế bằng bia)
3 lạng tôm đất
1 củ hành tây, giá, hành lá, rau sống, xoài keo, dưa leo
Bánh tráng
Gia vị: nước mắm, tỏi, ớt, đường, muối
Cách chọn mua tôm tươi:
Bạn nên chọn tôm tươi, vỏ trong suốt, có mùi nước biển nhàn nhạt, đuôi xếp lại với nhau. Đặc biệt, bạn lưu ý không chọn tôm có các vệt màu sẫm, màu sắc không đồng đều, mùi tanh, chảy chất nhầy, thân co tròn, trong vỏ có sạn, cát, đuôi xòe rộng
2Cách làm bánh xèo tôm nhảy
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Hành tây, giá, hành lá rửa sạch. Hành tây thái lát mỏng; hành lá cắt bỏ củ, cắt dài khoảng 2 đốt tay. Trộn đều hành tây, giá, hành lá trong 1 tô để riêng.
Tôm rửa sạch, cắt bỏ đầu, ướp với 1 muỗng hạt nêm Knorr.
Video đang HOT
Rửa sạch rau sống, xoài bào thành sợi, dưa leo cắt nhỏ dài khoảng 1 ngón tay.
Bước 2 Pha bột đổ bánh xèo
Pha bột gạo với nước khoáng và 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy cho bột tan hết và đ ể bột nghỉ ở ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút.
Việc pha bột gạo với nước khoáng sẽ giúp bánh xèo giòn hơn, bạn có thể thêm bột nghệ để tạo màu vàng cho vỏ bánh nếu thích.
Bước 3 Làm nước mắm ăn bánh xèo tôm nhảy
Băm nhỏ ớt tỏi, pha nước mắm theo công thức 1 nước mắm : 1 nước lọc : 1 đường, bỏ ớt tỏi băm nhuyễn cùng 1 muỗng cà phê chanh vào hỗn hợp nước mắm, khuấy đều.
Làm nước mắm ăn bánh xèo tôm nhảy
Bước 5 Đổ bánh xèo
Mở lửa vừa, đun nóng dầu ăn (có thể dùng mỡ heo để bánh thơm hơn).
Chiên tôm chín đều 2 mặt (nếu dùng tôm đất bạn có thể xếp nhiều tôm hơn ở viền bánh, tuy nhiên vì không tìm được tôm đất nên mình chỉ dùng 4 con tôm sú nhỏ cho 1 bánh).
Múc 1 muỗng canh bột bánh cho vào chảo, lắc chảo để bột bánh dàn đều, sẽ nghe tiếng xèo xèo rất vui tai.
Đợi 15 giây rồi cho hỗn hợp ở bước 2 vào giữa bánh, đậy nắp lại đợi 1 – 1.5 phút tùy theo độ dày của vỏ bánh sao cho bánh giòn ở mặt dưới là được. Tắt bếp và lấy bánh ra đĩa.
Mẹo chiên bánh xèo ngon:
Dùng lửa nhỏ để chiên bánh ngừa cháy vỏ bánh.
Cho bột vào chảo theo viền chảo rồi nghiêng chảo cho bột trải đều trên chảo.
Tùy theo ý thích mà làm vỏ bánh dày, mỏng khác nhau nhưng tránh đổ bột quá nhiều, bánh quá dày sẽ không ngon, vỏ quá mỏng thì dễ bị rách vỏ bánh.
Ở bước pha bột, nên lấy một phần bột ra đổ từ từ xuống để xác định độ lỏng phù hợp, không nên quá lỏng hoặc quá sánh.
3Thành phẩm
Như vậy chỉ với những bước đơn giản, bạn có thể tự làm bánh xèo tôm nhảy Bình Định tại nhà. Bánh xèo giòn rụm cuốn bằng bánh tráng, rau sống và nước mắm chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê đấy. Bạn có thể tổng hợp các cách làm bánh xèo giòn, ngon vào thực đơn để đa dạng bữa ăn của nhà mình.
Cảm ơn bạn Nguyễn Thảo Vy đã chia sẻ cách làm món bánh xèo cực ngon này. Bách hoá XANH xin gởi đến bạn phần quà sau nhé.
"Đã thèm" với 4 món ngon trứ danh đất võ Bình Định
Bánh xèo tôm nhảy, cháo lòng bánh hỏi , bún chả cá hay bánh cuốn đều là những món ăn ngon nức danh tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) mà du khách không nên bỏ qua khi tới đây.
Cháo lòng bánh hỏi
Cháo lòng bánh hỏi là một món ăn sáng dân dã với người dân không chỉ tại thành phố Quy Nhơn mà nhiều huyện xung quanh thuộc tỉnh Bình Định.
Khác với món cháo lòng tại các địa phương khác, người dân Bình Định thường để lòng và cháo riêng. Tô cháo cũng nhỏ hơn những nơi khác, hạt gạo to, bát cháo nhiều nước hơn, có kèm theo cả hành khô và tiêu dậy vị cay.
Một mâm bánh hỏi cháo lòng điển hình sẽ có một đĩa lòng, đĩa bánh hỏi, bát cháo, đĩa rau sống, nước mắm chấm và bánh tráng.
Bánh hỏi ở Quy Nhơn cũng có phần khác biệt với độ mỏng vừa phải, hơi dai và ăn thơm mùi gạo. Nước mắm thường là mắm nguyên chất, không pha chế gì ngoài cho thêm ớt tươi. Bạn có thể tìm thấy các hàng bánh hỏi cháo lòng ở rất nhiều nơi trong thành phố Quy Nhơn với mức giá dao động từ 20.000-25.000 đồng.
Bún chả cá
Bún chả cá là món ăn đặc trưng của nhiều tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, mỗi nơi bún chả cá sẽ mang một phong vị khác nhau và bún chả cá Quy Nhơn cũng không phải ngoại lệ.
Chả cá nơi đây được chế biến từ phần thịt của những con cá tươi như cá thu, cá thửng, cá mối, cá rựa, cá chuồn, trộn với gia vị còn nước dùng thì được ninh từ xương cá, khi ăn có kèm theo rau xanh, hành, thì là, rau bắp chuối, rau muống chẻ.
Bên cạnh bún chả cá, bánh canh chả cá cũng là món ăn nổi tiếng tại thành phố Quy Nhơn. Các quán bún/bánh canh chả cá có thể được tìm thấy nhiều trên đường Nguyễn Huệ, nổi tiếng phải kể đến bún chả cá Phượng Tèo, Ngọc Liên, Thu, Quê Hương với mức giá dao động từ 20.000-30.000 đồng.
Bánh xèo tôm nhảy
Nhắc đến đặc sản Quy Nhơn, người ta không thể không nhắc tới món bánh xèo tôm nhảy trứ danh. Bánh xèo có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng bánh xèo tôm nhảy thì chỉ có ở Quy Nhơn mới ngon đến vậy.
Cứ chiều đến, con đường Diên Hồng tại thành phố Quy Nhơn lại tập nấp khách du lịch và dân địa phương tới các quán bánh xèo. Nhiều người tự hỏi bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn có gì mà hút khách đến vậy.
Điểm khác biệt trong món bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn xuất phát từ chính những nguyên liệu. Bột gạo làm bánh được làm từ gạo ngon của mùa cũ, bột gạo nở vừa rồi đem ngâm với muối qua đêm, sáng hôm sau được người chế biến xay sớm, tôm to đều, còn tươi, khi đổ bánh nhảy tanh tách nên nó mới có tên "bánh xèo tôm nhảy".
Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng đa dạng: Xoài xanh, dưa chuột, rau cải, dứa và đặc biệt là cải mầm - thứ rau ăn kèm ít thấy ở những loại bánh xèo khác. Ngoài bánh xèo tôm còn có bánh xèo thịt bò cho du khách lựa chọn. Bánh xèo tôm nhảy bán nhiều ở Quy Nhơn, nổi tiếng nhất phải kể tới bánh xèo Gia Vỹ trên đường Diên Hồng.
Bánh cuốn xứ Nẫu
Bánh cuốn xứ Nẫu còn có một tên gọi khá đặc biệt "hai sống một chín". Sở dĩ được gọi như vậy vì chiếc bánh được tạo ra từ hai miếng bánh tráng sống nhúng nước kèm với một miếng bánh tráng nướng giòn rụm bên trong. Ngoài ra còn có trứng vịt, chả ram, đậu hủ chiên, rau sống,...kèm theo đóc không thể thiếu một chén nước chấm ngon.
Nói chung bánh cuốn là sự hòa quyện của rất nhiu nguyên liệu gần gũi, gắn bó với cuộc sống thường ngày của người Bình Định.
Chiếc bánh cuốn là tổng hòa của những nguyên liệu dân dã, tươi ngon, cách chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực. Không nhỏ nhắn, xinh xinh như bánh cuốn ở những vùng khác, bánh cuốn xứ Nẫu to bằng bắp tay, ăn một cuốn là đủ no căn dạ.
Cũng giống như tấm lòng thật thà chân chất của người dân ở đây. Mộc mạc nhưng tinh tế, giản dị nhưng đậm đà khó phai!
Quán có tuổi đời lâu nhất ở Tây Sơn là quán bánh cuốn Năm Mận, 81 Quang Trung, thị trấn Phú Phong với giá 15.000 đồng/cuốn bình thường.
Món mắm nhum Mỹ An độc đáo thơm lừng Món mắm nhum thì chỉ có ở Mỹ An - Bình Định là ngon. Ngày xưa, mọi người dùng mắm nhum ở nơi đây để cống tiến cho vua. Nhưng ngày nay nó đã thành đặc sản nổi tiếng khắp các vùng miền. Món mắm nhum Mỹ An độc đáo thơm lừng Đôi nét về nhum: Nhum là một động vật thuộc loại...