Cách làm bánh mochi giọt nước Nhật Bản
Bánh mochi giọt nước Nhật Bản đã và đang trở nên hot hơn bao giờ hết. Bánh mềm, mát, dễ ăn, trong vắt và tan dần trong miệng, rất thú vị.
Nguyên liệu làm bánh mochi giọt nước:
- 500ml nước tinh khiết
- 20gr đường tinh luyện hạt nhỏ
- 15gr bột rau câu Agar
- Sirô đường nâu (Kokumits)
Video đang HOT
- Bột đậu nành (Kinako)
Bánh mochi giọt nước rất đẹp mắt, mềm, mát
Cách làm bánh mochi giọt nước Nhật Bản:
- Cho 12g đường tinh luyện và 15g bột rau câu Agar vào nồi trộn chung.
- Cho 500ml nước tinh khiết vào từ từ, tay khuấy đều hỗn hợp trên. Lưu ý phải lập lại nhiều lần liên tục vì bột Agar rất khó tan.
- Đun sôi hỗn hợp trên với lửa nhỏ để bột Agar tan hoàn toàn sau đó tắt bếp để nguội.
- Đổ dung dịch hỗn hợp vào khuôn hoặc chén và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng là được.
- Lấy Mizu Shingen Mochi từ khuôn ra và trang trí bằng sirô đường nâu (Kokumits) và bột đậu nành Kinako.
Như vậy là đã xong món bánh mochi giọt nước Nhật Bản.
Chúc các bạn thành công nhé !
Mì udon gân bò cho bữa trưa lạ miệng
Trong các món mì Nhật Bản, udon cũng có cho riêng mình những tín đồ "trung thành". Ngoài udon thịt heo hay thịt bò thì udon gân bò cũng là một sự lựa chọn ẩm thực thú vị.
Mì udon là món ăn thích hợp để đưa vào thức đơn đổi vị cho bữa trưa thơm ngon, lạ miệng, phong phú hơn. Ảnh minh họa: Yu Tang Tea House
Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản không chỉ là thưởng thức hương vị thông thường của đồ ăn, mà còn chính là cảm nhận trái tim của người nấu trong từng chi tiết nhỏ. Từng sợi mì udon được làm thủ công từ bàn tay tài hoa khéo léo của người đầu bếp, đạt đến độ hài hòa và cân bằng về hương vị nhờ tỷ lệ pha giữa bột mì, nước và muối cùng quá trình lên men, chế biến đặc biệt. Một mẻ udon dai, mịn, hòa trộn giữa vị mặn và ngọt thanh là quá trình làm việc kỳ công của người đầu bếp, bởi sợi mì chính là linh hồn của món ăn.
Bên cạnh đó, điều đặc sắc của tô mì udon gân bò chính là nguyên liệu đặc biệt gân bò. Nhờ cái dai giòn đặc trưng mà gân bò đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm, gây khó khăn cho người chế biến. Nếu không biết cách nấu, bạn sẽ khiến gân bò bị dai và mất đi dưỡng chất vốn có. Theo đó, bạn có thể sử dụng nồi áp suất để nấu, gân bò sẽ nhanh mềm hơn. Sau khi luộc xong, bạn xả gân bò qua nước lạnh, gân bò sẽ không bị dai và bề mặt bên ngoài cũng không bị khô.
Nước dùng cũng đến từ sự lựa chọn kỹ càng của nước tương Nhật, mirin và dashi, qua bàn tay chế biến của người nghệ sĩ tạo thành loại nước dùng vừa dậy lên vị ngọt ngào, vừa cân bằng với vị đậm đà thanh mát.
Mirin là một trong 7 loại gia vị cơ bản của bếp Nhật. Mirin thực chất là một loại rượu gạo của Nhật nhưng có độ cồn thấp và hàm lượng đường cao hơn rượu gạo thông thường nên có vị ngọt hơn rượu thông thường. Vì vậy đây là loại gia vị giúp tạo vị ngọt thanh, hương thơm tinh tế và độ bóng bẩy bắt mắt cho món ăn, khác hẳn vị ngọt gắt của đường hay bột ngọt.
Còn dashi là gia vị được chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ, tảo biển, dùng để làm nên nhiều phiên bản nước dùng cho nhiều món ăn nước súp Nhật Bản. Dashi tạo vị mặn ngon, giúp món ăn trở nên đậm đà, ngon miệng.
Sợi mì tươi tinh túy cùng nước dùng ngọt thanh ăn cực hợp với gân bò được hầm và chế biến công phu, đủ độ dai, mềm vừa vặn. Đây là món ăn thích hợp để đưa vào thức đơn đổi vị cho bữa trưa thơm ngon, lạ miệng, phong phú hơn.
Cá hồi nướng sốt teriyaki đậm chất Nhật Bản Cá hồi nướng thì không lạ, nhưng kết hợp với nước sốt teriyaki có thể khiến nhiều người thích thú. Đây là loại sốt đặc trưng của Nhật, mặn ngọt vừa miệng, giúp miếng cá nướng càng thơm ngon và bóng bẩy hơn hẳn. Cá hồi sốt teriyaki vàng nâu óng ánh, hơi cháy xém các mặt, từng miếng thịt đủ mọng nước,...