Cách kết hợp nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng cho người luyện tập
Một số loại nguyên liệu nếu được kết hợp trong thực đơn sẽ giúp người tập luyện bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tối ưu hơn.
Trong quá trình luyện tập luôn đòi hỏi bạn phải kết hợp với dinh dưỡng. Điều này nhằm đảm bảo cơ thể luôn đủ chất, đủ năng lượng và sức khỏe để tập luyện điều độ và hiệu quả hơn.
Nếu không biết thiết kế chế độ ăn uống như thế nào để đầy đủ dưỡng chất, những cách kết hợp nguyên liệu sau đây sẽ là gợi ý hữu ích cho bạn đấy.
Kết hợp nguyên liệu để bổ sung dinh dưỡng tối ưu
1. Đậu phộng và ngũ cốc nguyên hạt
Hai loại thực phẩm này chứa đến 8 trong số 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất.Tuy vậy, đậu phộng có chứa axít amin lysine, trong khi ngũ cốc nguyên hạt lại chứa axit amin methionine.
Những dưỡng chất này chỉ có ở một trong hai loại thực phẩm này. Do đó khi bạn kết hợp chúng, cơ thể sẽ được bổ sung dinh dưỡng với nguồn protein hoàn chỉnh.
Bánh mì ngũ cốc và bơ đậu phộng giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả với lượng protein hoàn chỉnh
Gợi ý món ăn:
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt kèm bơ đậu phộng
Thanh năng lượng từ bơ đậu phộng và ngũ cốc
2. Cà chua và dầu ô-liu
Cà chua chứa một lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo.Vì vậy, nếu bạn chỉ ăn cà chua với các loại nước sốt giảm béo, cơ thể sẽ không thể bổ sung dinh dưỡng từ cà chua.
Thậm chí, thói quen ăn uống này còn nạp thêm lượng đường không cần thiết đối với người tập luyện. Trong khi đó, dầu ô-liu có chất béo tốt giúp hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.
Gợi ý món ăn:
Salad trộn từ cà chua, hành, dưa leo và dầu oliu
Trứng chiên cà chua, phô mai parmesan và dầu oliu
3. Sôcôla đen và quả mâm xôi
Quercetin có trong quả mâm xôi khi được kết hợp với catechin có trong sôcôla đen sẽ giúp duy trì sức khỏe tim mạch.Bên cạnh đó, lượng vitamin có trong 2 thực phẩm này còn cực kỳ hữu ích với những người tập luyện. Chúng bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi và tái tạo năng lượng, giúp bạn tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn.
Pancake bắp hoặc chuối để ăn kèm với chocolate đen và mâm xôi giúp bổ sung dinh dưỡng mà không nạp nhiều calo
Gợi ý món ăn:
Ăn kèm trực tiếp chocolate đen với quả mâm xôi
Video đang HOT
Mâm xôi kết hợp sốt chocolate đen và ăn cùng bánh pancake (từ ngũ cốc nguyên hạt)
Trong sữa chua có chữa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất tốt hơn khi bạn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Những lợi khuẩn này sẽ được tăng cường nhiều hơn khi ăn cùng với các loại thực phẩm có chứa lượng inulin cao. Innulin là một loại chất xơ có trong thực phẩm như măng tây, atisô, tỏi và rau diếp. Chúng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, rất cần thiết cho sự phát triển cơ xương khớp.
Gợi ý món ăn:
Măng tây hấp chấm sốt sữa chua (sữa chua ít béo, lá bạc hà, muối, tiêu và nước cốt chanh)
Súp măng tây sữa chua (nước dùng gà, sữa chua Hy Lạp, măng tây)
5. Thịt bò và cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A cao, giúp ích cho sự phát triển của tế bào và duy trì thị lực tốt.Cơ thể thiếu kẽm sẽ làm hạn chế hoạt tính của vitamin A.
Do đó, việc ăn thực phẩm giàu vitamin kết hợp với thịt để cung cấp kẽm sẽ giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng tốt hơn với lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày.
Bổ sung dinh dưỡng với vitamin A và kẽm từ món bò hầm khoai tây cà rốt
Gợi ý món ăn:
Cơm gạo lứt chiên với bò bằm và cà rốt
Bò hầm khoai tây và cà rốt
6. Nấm và bơ
Nấm là loại thực vật chứa hàm lượng vitamin D cao nhất. Bên cạnh đó, cùng với vitamin A, E và K, chúng cần có chất béo để hòa tan và hấp thụ vào trong cơ thể. Vitamin D có lợi đối với việc giảm đau cơ và phát triển cơ xương chắc khỏe.
Để bổ sung dinh dưỡng tốt hơn, hãy ăn kèm nấm với các loại chất béo tốt có trong quả bơ, dầu oliu, dầu hạt lanh…
Gợi ý món ăn:
Salad bơ, nấm, cải xoăn và củ cải đỏ
Bánh mì ngũ cốc nướng ăn kèm bơ nghiền và nấm xào oliu
7. Các loại hạt và quả mọng
Không chỉ làm tăng hương vị món ăn, kết hợp quả mọng với các loại hạt, quả hạch và ngũ cốc còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách tối ưu, đồng thời cải thiện tiêu hóa và hạ huyết áp.
Trong quả mọng có xơ và vitamin C, còn các loại hạt, ngũ cốc chứa nhiều xơ, vitamin B và sắt. Khi ăn kèm với nhau, vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, còn các loại vitamin này sẽ hòa tan tốt hơn nhờ lượng nước từ quả mọng.
Ăn quả mọng và các loại hạt trực tiếp hay ăn kèm sữa chua đều có lợi đối với việc bổ sung dinh dưỡng
Gợi ý món ăn:
Các loại hạt ăn kèm sữa chua, ngũ cốc và quả mọng
Sinh tố dâu, đậu nành, chuối và yến mạch
Thiết kế thực đơn khoa học bằng cách áp dụng những bí quyết kết hợp nguyên liệu hỗ trợ cho nhau có thể giúp bạn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Điều này sẽ giúp bạn duy trì quá trình luyện tập và sức khỏe tổng quát một cách tốt nhất.
Kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp
Ngoài việc uống thuốc theo đúng chỉ định, kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp là điều người bệnh nên thực hiện sớm.
Việc kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp dài lâu chính là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Bằng cách bắt đầu một vài thói quen ăn uống mới, ví dụ như tính lượng calo nạp vào và tính toán khẩu phần ăn, bạn có thể kiểm soát được huyết áp và giảm dần các loại thuốc được kê đơn.
Dưới đây là cách thực hiện kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp mà bạn cần thực hiện:
1. Kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp: Theo dõi những gì bạn ăn
Nhiều người mắc bệnh cao huyết áp nhưng chưa từng biết bản thân ăn và uống bao nhiêu calo mỗi ngày. Có thể bạn cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, bạn đang đánh giá thấp năng lượng có trong bữa ăn và tự hỏi tại sao mình không tài nào giảm được cân.
Kiểm soát ăn uống để sống chúng với bệnh cao huyết áp là điều người bệnh nên thực hiện sớm - Ảnh: advancedbodyscan
Việc đầu tiên trong quá trình kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp chính là liệt kê ra những loại thực phẩm bạn ăn, bao gồm cả kích thước lẫn khẩu phần. Sau đó, bạn hãy thực hiện cắt giảm bớt, giảm lượng calo và giảm khẩu phần ăn. Làm được điều đó, bạn sẽ giảm được cân nặng và giảm được huyết áp để ổn định sức khỏe.
Ngoài ra, hãy đặc biệt lưu ý về lượng rượu, rượu cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn.
2. Giảm bớt muối trong khẩu phần ăn
Chế độ ăn uống nhiều natri (thành phần có nhiều trong muối) làm tăng huyết áp ở nhiều người. Trên thực tế, càng ăn ít natri, bạn càng có khả năng quản lý huyết áp tốt hơn. Do đó, điều cần làm tiếp theo trong kế hoạch kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp chính là giảm bớt muối.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về những Tác hại của muối nếu dùng không đúng cách đối với sức khỏe và đối với người bị cao huyết áp.
Để giảm lượng natri trong chế độ ăn uống, hãy thử thực hiện các đề xuất sau:
- Sử dụng nhật ký thực phẩm để theo dõi lượng muối trong khẩu phần ăn uống của bạn.
- Cố gắng ăn ít hơn 2.300 miligam (khoảng 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem bạn có nên giảm xuống 1.500 miligam hay không.
- Đọc thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm để chắc chắn lượng muối nạp vào cơ thể.
- Hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
- Sử dụng gia vị khác thay thế cho muối để tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Điều cần làm trong kế hoạch kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp chính là giảm bớt muối - Ảnh: premierhealth
3. Chọn thực phẩm tốt cho việc kiểm soát huyết áp
Song song với việc tránh các thực phẩm không tốt cho bệnh cao huyết áp, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho việc kiểm soát căn bệnh này. Thực phẩm chứa kali, magie và nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt.
Trái cây và rau là nhóm thực phẩm có nhiều kali, magie, chất xơ và có chứa ít natri; do đó, trong kế hoạch kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp, bạn hãy lưu ý ăn nhiều trái cây và rau củ. Ngoài ra, các loại hạt, các loại đậu, thịt nạc và thịt gia cầm là những nguồn cung cấp magie vô cùng dồi dào.
Bạn có thể chọn lựa: táo, quả mơ, chuối, củ cải đỏ, bông cải xanh, cà rốt, đậu xanh, nho, cải xoăn, xoài, dưa hấu, cam, đào, dứa (thơm), khoai tây, nho khổ, cải bó xôi, bí đao, dâu tây, khoai lang, quýt, cà chua, cá ngừ, sữa chua không béo.
4. Thực hiện chế độ ăn kiêng DASH
Thay vì tự thay đổi khẩu phần ăn uống, bạn có thể thực hiện chế độ ăn kiêng DASH, một chế độ lành mạnh cho người mắc bệnh cao huyết áp. Tuân theo chế độ này, huyết áp của bạn có thể giảm được một vài mmHg sau nửa tháng. Càng thực hiện đúng và lâu dài, huyết áp tâm thu có thể giảm đến 14 mmHG.
Các phương pháp ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp (DASH) là kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp một cách lành mạnh. DASH là một kế hoạch ăn uống bao gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, các loại đậu và sữa ít béo. Những thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, magie, kali.
Chế độ ăn kiêng DASH có thể làm giảm huyết áp vì nó chứa ít muối và đường hơn so với bữa ăn thông thường. Chế độ này cắt bỏ các món tráng miệng, đồ uống có đường, chất béo, thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn.
Các phương pháp ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp (DASH) là kiểm soát ăn uống để sống chung với bệnh cao huyết áp một cách lành mạnh - Ảnh: webmd
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một nhóm phụ nữ tuân thủ theo chế độ ăn kiêng DASH trong vài năm đã giảm được nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ.
Để bắt đầu chế độ ăn kiêng DASH, hãy làm theo các khuyến nghị sau (dựa trên khẩu phần 2.000 calo mỗi ngày):
Ngũ cốc: 7-8 khẩu phần mỗi ngày; bao gồm: 1 lát bánh mì, 1/2 chén cơm hoặc mì ống nấu chín, 30 gram ngũ cốc khô.
Rau: 4-5 khẩu phần mỗi ngày; bao gồm: 1 chén rau xanh, 1/2 chén rau nấu chín.
Trái cây: 4-5 khẩu phần ăn mỗi ngày; gồm: 1/2 chén trái cây tươi hoặc đông lạnh, 1/4 chén trái cây khô, 800ml nước trái cây
Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo: 2-3 khẩu phần hàng ngày, bao gồm 1 lít sữa, 1 cốc sữa chua, 40 gram phô mai.
Thịt nạc, thịt gia cầm và cá: 2 khẩu phần trở xuống mỗi ngày; bao gồm 100 gram thịt, gia cầm hoặc cá đã nấu chín.
Quả hạch, hạt và các loại đậu: 4-5 khẩu phần mỗi tuần; gồm 1/3 chén hạt, 1/2 chén đậu khô hoặc đậu Hà Lan nấu chín.
Chất béo và dầu: 2-3 khẩu phần ăn hàng ngày; tổng cộng 1 muỗng cà phê dầu thực vật hoặc bơ thực vật mềm, 1 thìa xốt mayonnaise ít béo, 2 thìa xốt salad nhẹ.
Đồ ngọt: ít hơn 5 phần ăn mỗi tuần; gồm 1 thìa đường hoặc mứt.
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi lên kế hoạch ăn kiêng DASH. Bác sĩ cho bạn biết bạn cần nạp vào bao nhiêu calo mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp ly. Và sau đó, chuyên gia y tế có thể giúp bạn lập kế hoạch chi tiết cho từng bữa ăn với những món bạn thích mà vẫn đáp ứng được nguyên tắc của DASH.
Cách muối củ cải đỏ giòn vị chua ngọt Không chỉ tốt cho máu, củ cải đỏ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người nội trợ có thể ngâm củ cải đỏ với hỗn hợp chua ngọt để làm món ăn phụ chống ngán.