Cách giúp trẻ phát triển toàn diện
Trẻ cần có các hoạt động ngoại khóa, kết nối, giao lưu và bày tỏ cảm xúc để phát triển toàn diện, từ học thuật tới kết nối xã hội hay cá tính.
Não bộ của trẻ không ngừng phát triển và học tập, hấp thụ thông tin từ môi trường xung quanh như gia đình, giáo viên và bạn bè. Do đó, điều quan trọng để phát triển trẻ toàn diện là nhà trường, phụ huynh phải giải quyết nhu cầu tổng thể của trẻ để giúp các em phát triển chiến lược, kỹ năng và tư duy cần có. Ngay cả khi gặp thử thách, trẻ cũng có thể nhanh chóng xử lý vấn đề.
Trẻ cần phát triển toàn diện, từ kiến thức lý thuyết đến cảm xúc, cá tính, kết nối xã hội…
Chỉ trau dồi kiến thức học thuật là chưa đủ
Phát biểu tại lễ trao giải Deborah Meier, chuyên gia phát triển mầm non, Giáo sư tại Đại học Lesley (Mỹ) – Nancy Carlsson-Paige cho biết, sự vui chơi đang biến mất khỏi lớp học. Mặc dù chúng ta biết điều đó là một cách học của trẻ nhỏ nhưng nó lại bị đẩy sang một bên để nhường chỗ cho giảng dạy học thuật. Thay vì được thực hành, hoạt động, trẻ em bây giờ ngồi trên ghế quá nhiều để đi sâu vào con số và chữ cái.
“Mức độ căng thẳng ở trẻ nhỏ đã tăng lên. Phụ huynh và giáo viên nói với tôi: trẻ lo lắng khi không biết câu trả lời đúng; gặp ác mộng; khóc vì không muốn đi học…”, bà nói thêm.
Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, nhiều cha mẹ càng cảm thấy lo lắng về việc trau dồi kiến thức ở trẻ. Theo khảo sát của Pew Research tại Mỹ từ tháng 2 đến tháng 7, 61% người trưởng thành tham gia cho rằng khả năng học sinh sẽ tụt hậu về mặt kiến thức nếu không có sự hướng dẫn trực tiếp.
Tại Việt Nam, nhiều phụ huynh cũng cho rằng việc học online với thầy cô trên trường chưa đủ và tìm kiếm nhiều giải pháp bổ sung kiến thức cho trẻ. Chị Nguyệt Anh (Đống Đa, Hà Nội), có con học lớp 2, cho biết bản thân lo lắng con không theo kịp kiến thức trên lớp khi phải học online thời gian dài nên đã thuê gia sư dạy thêm ngoài giờ cho bé. Tuy vẫn theo hình thức trực tuyến nhưng con chị có thêm thời gian học và giải đáp thắc mắc khi cần.
Chia sẻ về điều này, Cô Tiffany Proctor, Phó hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) nhận định, học online là giải pháp tối ưu cho giáo dục trong hoàn cảnh này. Sự lo lắng của phụ huynh là điều có thể hiểu được bởi giáo dục trực tuyến còn là thách thức với nhiều trường học.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều cần trang bị cả nền tảng kiến thức vững chắc và các kỹ năng sống quan trọng để phát huy hết tiềm năng của mình. Vì vậy, nhà trường và phụ huynh nên tạo ra môi trường phát triển kiến thức, kết nối xã hội, tình cảm, thể chất, tinh thần và bản sắc.
Trẻ cần được khám phá, phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc
Cô Tiffany cũng khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện cho con tự mày mò khám phá, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, gia đình. “Hơn hết, ngoài thời gian dành cho kiến thức học thuật, trẻ cần phát triển thể chất, cảm xúc, cá tính…”, Phó hiệu trưởng ISSP khẳng định.
Trẻ cần thời gian để phát triển thể chất, cảm xúc, cá tính… ngoài thời gian học kiến thức học thuật.
Phụ huynh không nên vì quá lo lắng về việc trẻ sẽ tụt hậu về mặt kiến thức mà quên đi các khía cạnh phát triển khác. Theo Trung tâm gắn kết gia đình – Hiệp hội phi lợi nhuận PTA (Mỹ), một nghiên cứu đã chỉ ra việc xây dựng kỹ năng xã hội và cảm xúc của học sinh có liên quan đáng kể đến kết quả học tập.
Tại ISSP, để trẻ phát triển toàn diện, nhà trường cho phép học sinh tự kiểm soát quá trình học tập của mình dưới sự chỉ dẫn, trao đổi của giáo viên. Các em chủ động quyết định mình học gì, như thế nào, mục tiêu ra sao. Giáo viên chỉ đóng vai trò tạo điều kiện và hỗ trợ học sinh nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề mình muốn. Như vậy, trẻ sẽ có thêm động lực để học tập, lập kế hoạch và tìm ra phương pháp học phù hợp, từ đó, phát huy tư duy phản biện, kỹ năng sống, giao tiếp xã hội…
Hơn hết, nhà trường còn thúc đẩy học sinh tìm ra lối đi riêng trong mọi tình huống. Ví dụ như thầy cô sẽ trò chuyện với trẻ về cách tiếp cận tốt nhất đối với một nhiệm vụ cụ thể, sau đó, yêu cầu các em mô tả cách giải quyết vấn đề của mình; hay đưa ra một tình huống sai lầm và cho phép trẻ đưa ra hướng xử lý cá nhân.
Song song, trẻ có thể phát triển cảm xúc qua chương trình, hoạt động cụ thể trong từng môn như lòng biết ơn, trắc ẩn, yêu thương thiên nhiên, con người… Học sinh thoải mái thể hiện cảm xúc, cải thiện tinh thần thông qua nhiều cách thức khác nhau như viết thư cho thầy cô, người thân, bạn bè; chăm sóc cây…
Các hoạt động phát triển cảm xúc, cá tính, thể chất… cũng nên được duy trì xuyên suốt thời gian học online tại nhà. Cô Kristin Wegner, Điều phối viên Ban Hỗ trợ học sinh Trường Quốc tế Saigon Pearl khẳng định, trong bối cảnh Covid-19 hiện nay, sức khỏe tinh thần cũng như cảm xúc- xã hội của trẻ là yếu tố nên được người lớn quan tâm hàng đầu. Vì vậy, phụ huynh nên giúp trẻ tập trung trau dồi kiến thức trong khuôn khổ thời gian học quy định của nhà trường. Ngoài thời gian này, cha mẹ cần chú trọng phát triển các khía cạnh khác.
Bên cạnh đó, trường giữ nguyên lịch học các lớp thể chất nhưng có sự biến đổi linh hoạt để phù hợp với không gian nhà riêng, đảm bảo an toàn cho trẻ như tập các động tác di chuyển tại chỗ, yoga… Các hoạt động này giúp trẻ nâng cao sức khỏe, tính kỷ luật và giảm căng thẳng.
Lớp học thể chất online tại ISSP trong thời gian giãn cách xã hội.
Ngoài ra, kết nối cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng với sự phát triển của trẻ. Theo khảo sát của Giáo sư Jack Shonkoff (Đại học Harvard, Mỹ), tương tác của trẻ với cộng đồng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức và sức khỏe tâm lý lành mạnh. Điều này bắt nguồn từ sự gắn bó, quan tâm tới con người, sự vật xung quanh.
Về khía cạnh này, ISSP thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan để kích thích tính tò mò, tự khám phá của trẻ nhỏ. Khi thực hiện giãn cách xã hội, nhà trường và phụ huynh tạo không gian kết nối ảo cho trẻ, lên lịch thời gian chất lượng (quality time) cho những buổi trò chuyện, gặp gỡ giữa giáo viên – học sinh hay các học sinh với nhau, cùng đọc sách hay xem phim.
Ảnh: Trường quốc tế Saigon Pearl
Trường quốc tế sáng tạo để học trực tuyến hiệu quả
Xây dựng chương trình học phù hợp, đổi mới phương pháp dạy của giáo viên kết hợp với sử dụng công nghệ là những yếu tố giúp việc dạy học online ở trường quốc tế đạt được hiệu quả.
Gần một tháng qua, học sinh toàn TPHCM đã bắt đầu năm học mới bằng phương pháp dạy học online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đòi hỏi giáo viên, học sinh và phụ huynh phải thích nghi từ phương pháp dạy học truyền thống sang học trực tuyến. Trước thực tế đó, các trường quốc tế ở Sài Gòn đã biến thách thức thành cơ hội khi nhanh chóng chuyển đổi, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp để giúp học sinh và giáo viên có những tiết học trực tuyến chất lượng.
Chương trình học được cá nhân hóa
Dạy học online không chỉ cần máy móc, phần mềm mà cốt lõi là ý tưởng và phương pháp dạy học của giáo viên, bám sát thực tiễn và mục tiêu cần đạt.
Cô Tiffany Proctor, Phó Hiệu trưởng Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) nhận định, lợi ích của việc học online là để học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Riêng đối với học sinh mầm non, mẫu giáo và tiểu học, việc học trực tuyến sẽ khó hơn so với các bậc học khác, nhưng nếu có kế hoạch dạy học phù hợp, giáo viên vẫn có thể giúp các em học tập tốt.
Chương trình học được cá nhân hóa tương ứng với trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh.
Cụ thể, cô Tiffany chỉ ra rằng một học sinh ở các bậc mầm non và tiểu học thường không đủ kiên nhẫn để ngồi học online thời gian dài. Vì vậy, học sinh được sắp xếp chỉ học trong vòng 30 phút trước máy tính cho một bài học và sau đó được cho nghỉ "giải lao" 15 phút trước khi bắt đầu bài học khác.
Quan trọng nhất, giáo viên tại trường ISSP luôn tìm cách hỗ trợ học sinh trong quá trình học trực tuyến bằng cách "cá nhân hóa" lộ trình học tập của từng em. Nghĩa là, trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ tìm hiểu xem lượng kiến thức và kỹ năng của một học sinh đã đạt tới mức nào và từ đó, thiết kế bài học tương ứng với trình độ và khả năng tiếp thu của em đó. Ngoài ra, nhà trường cũng khuyến khích phụ huynh nên "học cùng con", như vậy sẽ nắm được những thắc mắc hay biết con cần gì để phối hợp với giáo viên hỗ trợ học sinh.
Học với lịch trình cụ thể
"Ở trường ISSP, chúng tôi sử dụng từ "học tại nhà" (home-based learning) thay vì từ "học trực tuyến" (online learning). Có nghĩa là học sinh có thể vừa học trên máy tính vừa có thời gian hoạt động thể chất và tự học tại nhà để đảm bảo được việc phát triển toàn diện, chứ không chỉ học qua màn hình máy tính. Đó là cách học online hiệu quả của chúng tôi" - cô Tiffany nhấn mạnh.
Cụ thể, khi học tại nhà, học sinh cũng sẽ có một lịch trình cụ thể như học tại trường và được học đầy đủ các môn học chuyên đề, như giáo dục thể chất, tin học hoặc các lớp nghệ thuật. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn trường học luôn sẵn sàng túc trực để trò chuyện với học sinh cũng như phụ huynh về tâm lý, sức khỏe tinh thần trong giờ giải lao hoặc ngay cả trong giờ nghỉ trưa. Học sinh cũng được tạo điều kiện để sinh hoạt với bạn bè và cộng đồng nhà trường thông qua các buổi gặp mặt hoặc lễ hội trực tuyến.
Học với lịch trình cụ thể với thời khóa biểu như học tại trường.
Nhờ áp dụng những phương pháp này, năm ngoái, khi trường triển khai học trực tuyến vì các đợt bùng phát Covid, những học sinh đã tham gia học trực tuyến tại nhà đã có thể nhanh chóng trở lại nhịp học khi quay trở lại trường, bắt kịp tiến độ các môn như toán, đọc viết, và hòa nhập nhanh chóng với bạn bè.
Sáng tạo dựa trên công nghệ
Dạy học online không chỉ sử dụng phương tiện hoặc ứng dụng hiện có mà cần xác định cách thức truyền đạt nào phù hợp nhất với học sinh. Hiện tại, trường ISSP đang sử dụng ứng dụng Seesaw làm nền tảng chính cho việc dạy học, giáo viên có thể giao bài tập và học sinh có thể làm bài tập trực tiếp trên Seesaw. Phụ huynh cũng sẽ có tài khoản Seesaw để có thể theo dõi sát sao quá trình học tập của con mình. Ngoài ra, ứng dụng Google Meet và Zoom cũng được sử dụng để cả lớp có thể cùng học tập, trò chuyện và vui chơi với nhau.
Sáng tạo các cách thức truyền đạt mới dựa trên công nghệ
Thầy Lester nhấn mạnh: "trong quá trình học tại nhà, nếu có những khó khăn xảy ra như: lỗi phần mềm, đường truyền không ổn định, truy cập sai, phụ huynh sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phòng Tuyển Sinh hoặc phòng Công nghệ thông tin qua liên kết Google Meet (hỗ trợ trực tiếp bằng video), hoặc qua điện thoại. Giáo viên và trợ giảng của trường cũng luôn sẵn sàng trợ giúp để học sinh và phụ huynh luôn bắt nhịp được với tiến độ giảng dạy của nhà trường".
Xen kẽ với những bài giảng là những trò chơi để lấy lại sự cân bằng cho học sinh
"Bên cạnh những bài giảng, chúng tôi còn đưa vào giờ học những trò chơi để lấy lại sự cân bằng cho học sinh khi học trực tuyến. Việc sử dụng các ứng dụng sẽ được đưa vào tùy vào bối cảnh, độ tuổi và khả năng sử dụng công nghệ" - thầy Lester cho hay.
Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) thuộc tập đoàn giáo dục Cognita (Anh quốc) với hơn 80 trường thành viên trên toàn thế giới. ISSP là một trong số ít trường mầm non và tiểu học Quốc tế tại Việt Nam được chứng nhận đồng thời bởi hai tổ chức kiểm tra chất lượng giáo dục uy tín thế giới là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges, Mỹ). Trường ISSP hiện đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình IB PYP (Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học), chương trình học được thiết kế dựa trên khung chương trình IB, kết hợp với Tiêu Chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn Việt Nam để học sinh được phát triển toàn diện.
5 dấu hiệu chứng tỏ chàng thích bạn trên mức bạn bè Đối với tình yêu, mỗi người có những cách bày tỏ cảm xúc khác nhau. Phụ nữ thường bộc lộ cảm xúc nhiều hơn, còn nam giới thích thể hiện bằng hành động. Dưới đây là những dấu hiệu để biết chàng đã thích bạn trên mức bạn bè. 1. Gọi điện cho bạn thường xuyên Trong thời đại mà nhắn tin trở...