Cách chữa khô miệng hiệu quả tại nhà
Khô miệng không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng và bệnh nướu răng…
Để giảm nhanh tình trạng khô miệng, bạn có thể thực hiện tại nhà với các biện pháp đơn giản, dễ làm.
1. Khô miệng gây hậu quả gì?
Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt để giữ ẩm cho miệng. Điều này có thể do dùng một số loại thuốc, điều trị ung thư và bệnh đái tháo đường. Cụ thể:
Xạ trị ở đầu và cổ Thở bằng miệng Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu và thuốc chống trầm cảm… HIV/AIDS và các rối loạn khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch Hội chứng Sjgren (một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến nước bọt)…
Khô miệng cũng có thể xảy ra khi cơ thể già đi. Khi bị khô miệng, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy hơi thở hôi, nước bọt đặc dính, niêm mạc miệng và cổ họng khô, giảm cảm giác ngon miệng, khó nhai, nuốt và nói…
Điều gì xảy ra nếu không khắc phục chứng khô miệng?
Nếu không được điều trị, khô miệng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như:
Khó nói
Khó nuốt
Vết loét hoặc nhiễm trùng trong miệng
Giảm khẩu vị
Sâu răng
Bệnh về nướu…
Video đang HOT
Hơi thở có mùi hôi là một trong những dấu hiệu nhận biết khô miệng.
2. Biện pháp tại nhà giảm nhanh triệu chứng khô miệng
U ống nhiều nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây khô miệng, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo bạn uống nhiều nước trong ngày. Nước tinh khiết hay nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể thử dùng nước trái cây không đường hoặc trà thảo mộc.
Bên cạnh đó, cần tránh những thói quen dẫn đến mất nước, có thể gây khô miệng như hút thuốc, uống rượu và tập luyện cường độ cao. Nếu bạn đang thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong số này, hãy đảm bảo uống nhiều nước để bù đắp tác động của mất nước với cơ thể.
Uống đủ nước giúp giảm khô miệng.
Thở bằng mũi có thể giúp lọc bụi và các chất gây dị ứng, tăng cường hấp thụ oxy và làm ẩm không khí bạn hít vào. Nếu thở bằng miệng có thể làm khô miệng, làm tăng nguy cơ hôi miệng và viêm nướu. Do đó, thở bằng mũi là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa chứng khô miệng, đặc biệt là khô miệng do thời tiết hanh khô.
Tuy nhiên, thời tiết hanh khô cũng có thể gây nên tình trạng khô miệng, khô mũi. Do đó, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp giữ ẩm cho đường thở và miệng, làm giảm tình trạng khô miệng.
Các vấn đề về răng miệng có thể gây tình trạng khô miệng, do đó, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa biểu hiện này.
Để giữ vệ sinh răng miệng, bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride vì fluoride giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng và cũng có thể giúp giảm khô miệng.
Ngoài ra, không nên sử dụng nước súc miệng chứa cồn do có thể gây khô miệng.
Giữ vệ sinh răng miệng giảm triệu chứng khô miệng.
Dùng thực phẩm hỗ trợ giảm khô miệng
- Sử dụng kẹo ngậm không đường: Ngậm kẹo không đường có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt, từ đó làm giảm tình trạng khô miệng. Tuy nhiên, bạn cần tìm đúng loại kẹo được dán nhãn đặc biệt là không đường, tránh loại kẹo ghi trên bao bì không có đường nhưng vẫn có thể chứa đường.
- Nha đam: Nước ép nha đam dùng để súc miệng hoặc uống trực tiếp rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho miệng, giảm khô miệng, bảo vệ niêm mạc miệng.
- Gừng: Gừng giúp kích thích sản xuất nước bọt. Bạn có thể thử nhai gừng hoặc uống trà gừng mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô miệng một cách tự nhiên.
- Ớt ngọt: Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, ớt ngọt thúc đẩy tăng tiết nước bọt, giúp giảm khô miệng. Bạn có thể thêm ớt ngọt vào bữa tối hoặc ăn sống trong bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều.
Bên cạnh các thực phẩm có tác dụng giảm khô miệng, bạn cần tránh các loại nước uống có chứa caffein như cà phê, trà, soda… do caffein là một chất lợi tiểu, có thể gây mất nước và khô miệng.
Khi khô miệng không được cải thiện với những biện pháp tại nhà và kèm theo các dấu hiệu nặng hơn như mũi khô, miệng rát, họng khô rát, nứt nẻ môi, hơi thở hôi, lưỡi khô, đỏ, giọng khàn… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ăn cháo trắng vào bữa sáng - Lợi ít hại nhiều
Cháo trắng thích hợp với người bị cảm sốt, có chức năng tiêu hóa kém nhưng nếu ăn trong thời gian dài dễ gây thiếu hụt chất.
Cháo trắng là món ăn sáng phổ biến ở một số nước châu Á do dễ ăn, dễ chế biến hoặc được bán sẵn nhiều.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Zhang Wenhong (Bệnh viện Huashan, Trung Quốc), người dân nên hạn chế ăn cháo trắng vào buổi sáng, đặc biệt với trẻ em đang lớn cần chọn thực phẩm có dinh dưỡng cao. Ví dụ, một quả trứng chứa 7g protein chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, duy trì các hoạt động sinh lý. Thêm một cốc sữa gần 400ml chứa khoảng 14g protein và ít nhất 100mg canxi góp phần tăng cường sức khỏe của xương và răng.
Đối với những người bị cảm sốt, chức năng đường tiêu hóa kém, đang hồi phục sau phẫu thuật và mắc các bệnh về răng miệng, ăn cháo có những lợi ích nhất định.
Tuy nhiên, theo Aboluowang, chọn cháo là thức ăn trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe bởi hai lý do sau:
Nguồn dinh dưỡng đơn lẻ
Một số người cho rằng cháo rất giàu chất dinh dưỡng. Thực tế, cháo có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng thành phần tương đối đơn lẻ. Hàm lượng nước trong cháo cao trong khi protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp. Sau khi nấu chín, chất dinh dưỡng của cháo còn bị suy giảm.
Nếu thích ăn cháo trắng, bạn nên kết hợp thêm một số thực phẩm khác. Ảnh minh họa: RSP
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và có tác động đến năng lượng của chúng ta. Bữa ăn không đủ chất có thể tác động tiêu cực đến thể lực, tâm trạng của bạn suốt cả ngày. Đối với trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, nếu ăn sáng bằng cháo kéo dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu vẫn muốn ăn cháo thường xuyên, bạn nên bổ sung các thực phẩm khác để tăng dinh dưỡng cho bữa sáng như thêm trứng, thịt, đậu.
Chỉ số đường huyết cao
Thành phần chính của cháo trắng là gạo và nước, trong đó gạo có hàm lượng tinh bột cao. Khi bạn ăn cháo trắng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng do tinh bột trong cháo rất dễ hấp thụ.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả nên việc ăn cháo trắng trong thời gian dài dễ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Để hạ thấp chỉ số đường huyết của cháo trắng, bạn có thể thêm một số loại ngũ cốc hoặc rau quả khi nấu, chẳng hạn như yến mạch, bí ngô. Những thực phẩm này giàu chất xơ và protein, có thể làm chậm quá trình tăng đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ba loại bữa sáng trong "danh sách đen"
Đầu tiên là món chiên rán. Các món ăn đó không chỉ chứa nhiều chất béo và calo mà còn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Tiêu thụ thực phẩm chiên rán trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tăng lipid máu và các vấn đề khác.
Thứ hai là thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội. Những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và muối, thường thiếu giá trị dinh dưỡng. Tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có thể gây ra cao huyết áp, bệnh tim mạch và các vấn đề khác.
Thứ ba là đồ uống chứa nhiều đường. Thức uống này làm tăng lượng calo nạp vào và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của chúng ta. Uống đồ có đường trong thời gian dài dễ dẫn đến béo phì, tiểu đường.
Cách khắc phục tại nhà đối với tình trạng ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí gây ra nhiều vấn đề về hô hấp và sức khỏe khác, ngoài việc ở trong nhà, nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp chống lại tác hại. Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, các vấn đề về hô hấp và huyết áp cao đã tăng lên đáng kể do không khí ô nhiễm đã làm...