Cách ăn không béo mà vẫn đảm bảo lượng sữa cho bé yêu
Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ phần móng thôi, đem rang vàng lên rồi nghiền thành bột, pha với nước ấm để uống. Đảm bảo sữa sẽ tràn trề mà mẹ không lo tăng cân
Sinh con xong được gần 4 tháng, khi sắp phải đi làm lại thì chị Hồng – mẹ bé Na mới tá hỏa vì lục lại tủ quần áo cũ không còn cái nào mặc vừa. Chị Hồng phải đi sắm lại một loạt quần áo mới mà vẫn không ưng vì mặc không đẹp. Sau khi sinh con, mải mê tẩm bổ món chân giò hầm để lấy sữa cho con bú, chị Hồng đã không để ý là cơ thể mình đang tăng cân “vùn vụt”. Nhiều khi ăn chân giò đến phát ngán, nhưng mẹ chồng cứ bắt ăn để lấy sữa cho cháu bà bú. Không thể cam chịu cảnh ngán mà cứ phải ăn và tăng cân không phanh như hiện tại, chị tìm mọi cách để “hãm cân” mà vẫn đủ sữa cho con bú kẻo mẹ chồng lại phàn nàn. Mày mò tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của một số mẹ đã nuôi con nhỏ, chị Linh đã tìm ra được một cách vẹn cả đôi đường. Cũng là giò lợn, nhưng chị Linh chỉ ăn đúng phần móng giò. Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ móng thôi, đem rang cho vàng lên. Móng giò khi được rang vàng lên thì rất thơm. Khi nào gom góp được khoảng vài chục cái móng thì đem nghiền thành bột. Mỗi ngày các mẹ lấy một ít bột ấy pha với nước ấm để uống, đảm bảo sữa căng ti.
Còn chị Hà – mẹ bé Dứa thì trong suốt 6 tháng đầu sau sinh, để có đủ sữa cho con uống, chị đã tẩm bổ bằng cách ăn vừng đen. Hàng ngày, nhà chị tự làm sữa đậu nành rồi cho thêm cả vừng đen vào để uống thay nước lọc. Vừa mát lại vừa không sợ tăng cân. Món cháo vừng đen cũng được chị Hà áp dụng triệt để. Có hôm nào quá chán nước đậu nành vừng đen thì chị Hà đổi sang uống nước lá chè vằng hoặc lá vối. Đây là hai loại lá rất tốt cho các mẹ sau sinh đấy.
Hình minh họa
Tuy nhiên, trong thời kì cho con bú, các mẹ không nên ăn uống quá kiêng khem để giữ vóc dáng. Khi cho con bú mẹ, người mẹ ăn gì thì thức ăn sẽ được truyền chất bổ tuơng tự qua sữa nuôi con vì thế cần phải ăn uống đầy đủ chất. Trên thực tế, việc ăn nhiều chân giò để có nhiều sữa cho con thực ra không đem lại hiệu quả mấy. Ngược lại, các món đó có quá nhiều chất béo, vừa không cung cấp đủ chất cho bé vừa làm cho mẹ tăng cân do thừa chất béo. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng. Các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
Thứ nhất, không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo.
Thứ hai: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón – bệnh rất dễ gặp sau sinh.
Thứ ba: Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá…
Video đang HOT
Sữa mẹ chỉ đạt yêu cầu khi người mẹ ăn uống đầy đủ và hợp lý. Sẽ không thể có một lượng sữa đạt yêu cầu nếu người mẹ không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà chỉ tìm cách uống các loại cốm, loại thuốc được quảng cáo là lợi sữa thì sẽ không mang lại kết quả như ý.
Theo vietbao
Những loại quả tưởng mát hóa nóng
Trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa nhiều sinh tố, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng tùy vào cách dùng, lượng dùng mà trái cây có thể "chuyển hệ" từ mát sang nóng.
Quả vải:
Theo GS Đỗ Tất Lợi, tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì: "Trái vải tính bình, ăn vào đẹp dung nhan, nhưng theo Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú, nếu ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam". Vì thế, khi dùng trái vải nên dùng trong khoảng bảy - tám quả, không nên cho rằng đây là thuốc dưỡng nhan mà ăn quá nhiều.
Quả nhãn:
Cùng họ với trái vải có trái nhãn. Đây là loại trái cây thơm ngon, nhiều người cho rằng, trái nhãn nóng, ăn nhiều dễ bị nổi mụn. Thực chất trái nhãn không mát không nóng (tính bình). Tuy nhiên, nếu ăn cả bịch nhãn một lúc thì từ tính bình sẽ chuyển sang nhiệt ngay.
Nếu mất ngủ hãy ăn nhãn, chừng 10 - 15 trái sẽ thấy dễ ngủ và không thức giấc nửa đêm vì ác mộng. Cần nhớ, "liều thuốc" này chỉ hiệu quả với những ai chớm... mất ngủ mà thôi.
Quả xoài:
Xoài thường bị cho là nóng, nhưng theo Đông y thì xoài có tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài cát Hòa Lộc chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy...
Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.
Có người cho rằng, ăn bất kỳ loại quả xanh nào mà uống nước đá lạnh sẽ bị tiêu chảy. Lương y đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM giải thích: "Trái xanh, non chứa nhiều chất chát, khó tiêu, lại uống nước lạnh nên dễ bị đau bụng, sình bụng. Đây là cách ăn uống không hợp vệ sinh, cần loại bỏ".
Quả mận:
Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.
Quả đào:
Có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin... thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.
Quả ổi:
Ổi là loại trái cây được phụ nữ ưa thích vì vị thơm ngon của nó. "Tính tình" nóng - mát của ổi phụ thuộc vào giống. Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị "tác dụng phụ": táo bón.
Quả ổi sẻ ngọt nhưng ăn nhiều cũng bị nóng. Có vị chua chua ngọt ngọt là trái dâu da, đây là trái thanh nhiệt, dùng vào mùa hè rất tốt vì giúp tăng cường đề kháng, tránh được cảm cúm.
Quả na:
Trong các loại trái cây vị ngọt lịm còn có trái na, hay còn gọi là mãng cầu. Vị ngọt này cùng với "thân hình" tròn lẳn, chắc thịt là nguyên nhân gây nóng cho những ai yêu thích nó. Cùng họ với na còn có mãng cầu xiêm, vị chua chua, ngọt ngọt, có tác dụng thanh nhiệt.
Tuy nhiên, mãng cầu xiêm ít được "ăn tươi nuốt sống" mà thường làm sinh tố hoặc dầm sữa. Nếu muốn mãng cầu xiêm không "đổi tính" thì lượng đường, sữa kèm vào không nên quá nhiều.
Vú sữa:
Trái vú sữa ướp lạnh ăn ngọt thơm, mát miệng nhưng nóng. Vì vậy, không nên ăn nhiều, khi ăn vú sữa còn phải tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn "phạm" sẽ bị táo bón do có chứa nhiều chất chát.
Trong "dàn" trái cây ngoại nhập thì chỉ có lê là mát nhờ vị chua và chứa nhiều nước còn nho và táo có tính bình. Nếu người đang nổi mụn, lở miệng thì nên chọn lê thay vì nho, táo.
Người ta thường cho rằng, các loại trái cây thơm ngon như sầu riêng, mít... nóng. Thực chất, những trái này tuy thuộc loại "nóng tính" nhưng cũng không nóng đến mức ăn vào nổi mụn, nổi ghèn, trừ khi ăn quá nhiều.
Theo vietbao
Bí quyết hạn chế tăng cân nhanh khi mang thai Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ sẽ gây những trở ngại cho cả bà bầu và thai nhi. Những nguy cơ do tăng cân quá nhanh và nhiều trong thời gian mang thai là mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, khó sinh nở, em bé to quá khổ... Vậy làm thế nào để không "quá" cân khi mang...