Cách ăn khoai lang đúng và có lợi cho sức khỏe nhất
Ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn khoai lang vì đây là thực phẩm lành mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tốt cho tiêu hóa và duy trì đường huyết ổn định.
Tuy nhiên cách ăn như thế nào có lợi nhất thì nhiều người chưa chú ý.
1. Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm hàm lượng chất xơ cao cũng như vitamin A, C, E, K, các khoáng chất như magie, kali, canxi, sắt, đồng và các hợp chất thực vật beta-carotene, acid chlorogenic và anthocyanin.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong một củ khoai lang cỡ trung bình (khoảng 114 g) nướng nguyên vỏ chứa khoảng:
Lượng calo: 103
Tổng lượng carbohydrate: 23,6 g
Chất xơ: 3,8 g
Đường: 7,4 g
Tổng lượng chất béo: 0,2 g
Chất đạm: 2,3 g
Natri: 41 mg (2% giá trị hằng ngày – DV)
Vitamin A: 1.100 mcg (122% DV)
Mangan: 0,6 mg (26% DV)
Vitamin C: 22,3 mg (25% DV)
Đồng: 0,2 mg (22% DV)
Vitamin B6: 0,3 mg (18% DV)
Kali: 542 mg (12% DV)
Niacin: 1,7 mg (11% DV)
Thiamin: 0,1 mg (8% DV)
Video đang HOT
Magie: 30,8 mg (7% DV)
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Khoai lang chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp tăng khối lượng và làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
Cũng chính nhờ hàm lượng chất xơ nên ăn khoai lang giúp sẽ tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân tốt.
Khoai lang cũng là thực phẩm giàu carbohydrate và nhóm dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên carotenoid giúp ổn định lượng đường huyết và insulin. Chất xơ trong khoai lang giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ chậm chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu được duy trì ổn định, hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E và beta-carotene, giúp chống lại stress oxy hóa và tình trạng viêm trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, beta-carotene – sắc tố tạo nên màu sắc rực rỡ đặc trưng của khoai lang là chất chống oxy hóa mạnh có thể tăng cường miễn dịch, cải thiện thị lực và sức khỏe làn da.
Các loại khoai lang có ruột màu đậm có hoạt tính chống lại các gốc tự do mạnh hơn khoai lang trắng và khoai lang tím chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Chất chống oxy hóa anthocyanin trong khoai lang tím có tác dụng chống viêm rất tốt.
2. Cách ăn khoai lang có lợi cho sức khỏe nhất
Ăn vừa phải: Khoai lang tuy tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là người có bệnh lý dạ dày. Theo lương y Trần Đăng Tài, Phó Chủ tịch Hội Đông y TX. Thái Hòa (Nghệ An), chất xơ và kali trong khoai lang có thể kích thích tiết dịch vị và tạo khí trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, khó chịu đường tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang có chứa nhiều đường dễ gây tăng nhiều dịch vị acid trong dạ dày.
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Đối với người bệnh đái tháo đường, mặc dù ăn khoai lang có thể giúp duy trì ổn định đường trong máu nhưng chúng cũng chứa nhiều carbohydrate gây tăng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Vì vậy người bệnh nên kiểm soát lượng tiêu thụ. Nên chọn khoai lang trắng và kết hợp ăn khoai lang với một số loại rau không chứa tinh bột và một nguồn protein tốt để tạo nên một bữa ăn cân bằng và không làm đường trong máu tăng đột biến.
Theo BS. Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Người bệnh đái tháo đường có thể giảm cơm, tăng tỷ lệ khoai lang trong giai đoạn ăn kiêng nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng. Những người thừa cân hoặc mắc bệnh tim nên giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu, 2-3 lần mỗi tuần.
Khoai lang luộc, hấp giữ được nhiều hợp chất thực vật hơn.
Nên ăn khoai lang luộc, hấp: Một số nghiên cứu đã so sánh tác động của các phương pháp nấu ăn khác nhau đối với tính khả dụng sinh học của các hợp chất hoạt tính sinh học trong khoai lang và phát hiện ra rằng, luộc khoai lang giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm cho nó dễ hấp thụ hơn các phương pháp nấu ăn khác như chiên, nướng. Hấp khoai lang bảo quản nhiều hợp chất phenolic khác trong khoai lang hơn các phương pháp nấu ăn khác.
5 nguyên nhân gây đau dạ dày và dấu hiệu nhận biết
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm.
Vì vậy, việc hiểu rõ căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
Đau dạ dày bao gồm các vấn đề về dạ dày như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn... Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày, trong đó có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt của người bệnh, cụ thể:
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày. Một số điển hình thường gặp gồm:
Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để bụng trong trạng thái quá đói.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chiên rán, đồ chua.
Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu...).
Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá...
Vừa ăn vừa làm những việc khác như đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi...
Tất cả các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần có một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn.
- Stress và lo lắng kéo dài
Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
- Do thuốc
Nhiều người có thói quen dùng thuốc theo thói quen, theo đơn cũ và không được sự hướng dẫn của bác sĩ nên sẽ dẫn đến việc bị đau dạ dày. Các thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế hệ vi sinh vật có lợi trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày...
- Do vi sinh vật
Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP, viết tắt từ Helicobacter Pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày, việc uống nhiều rượu bia sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.
- Do bệnh lý
Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: Viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích... Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp, do tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp.
Biểu hiện khi bị đau dạ dày
Khi mắc đau dạ dày sẽ có các biểu hiện điển hình sau:
Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng...
Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi...
Ngoài ra, bệnh nhân thường xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng kèm theo như:
Ợ chua hoặc trào ngược acid;
Buồn nôn;
Đầy hơi;
Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi;
Hơi thở có mùi hôi hoặc chua...
Khi có các triệu chứng điển hình của đau dạ dày cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì người bệnh cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để việc điều trị có kết quả tốt, cụ thể:
Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.
Người bệnh chú ý không được bỏ bữa, không ăn quá no để dạ dày không bị áp lực xử lý hàng tồn kho.
Cần ăn chậm, nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp dạ dày giảm bớt hoạt động và trung hòa acid trong dạ dày làm giảm cơn đau.
Không ăn thực phẩm lạnh khiến dạ dày co bóp quá nhiều. Tăng cường thực phẩm tốt cho dạ dày như: táo, gừng, sữa chua, bánh mì nướng, nước dừa, đậu bắp, cây bạc hà...
Từ dấu hiệu 'ai cũng gặp', nhiều người bất ngờ phát hiện ung thư Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày chủ quan cho rằng ai cũng vài lần bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng. Theo Phó giáo sư Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt bệnh đang trẻ hóa. Bác sĩ Bình đã gặp trường...