Trà atisô tốt nhưng có tác dụng phụ và chống chỉ định với những người nào?
Trước khi sử dụng, cần xác định những đối tượng không nên dùng trà atisô để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn.
Lạm dụng trà atisô có thể gây suy thận, hại gan.
Bảng thông tin dinh dưỡng
Bảng sau đây cho thấy thành phần dinh dưỡng của 100g atisô nấu chín:
Ai không nên sử dụng trà atisô?
Ai không nên sử dụng trà atisô là thắc mắc của nhiều người trước khi dùng trà atisô để nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số đối tượng không nên uống atisô:
Người có vấn đề về gan, về túi mật: atisô không nên được tiêu thụ bởi những người có vấn đề về túi mật, viêm gan hoặc ung thư gan mà không có lời khuyên của bác sĩ. Đối với người bị tắc nghẽn ống mật cần thận trọng vì atisô có tác dụng hỗ trợ tiết mật và co thắt túi mật đẩy mật từ gan xuống ruột để tiêu hóa thức ăn. Do atisô làm tăng lưu lượng mật, có thể làm tình trạng tắc nghẽn ống mật và sỏi mật trở lên trầm trọng hơn.
Người đang dùng thuốc chống đông máu: việc tiêu thụ loại trà này không được khuyến cáo cho những người sử dụng thuốc chống đông máu, vì atisô có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.
Video đang HOT
Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi: atisô không nên được tiêu thụ bởi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi. Mục đích là nhằm tránh các tác dụng phụ không đáng có.
Người có cơ địa tỳ vị hư hàn, ăn uống khó tiêu hoặc cơ quan tiêu hóa có tính lạnh.
Người có triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi không nên sử dụng trà hoa atisô khô vì có chứa nhiều chất sắt.
Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng không nên uống quá 1 lít trà atisô mỗi ngày vì nếu uống quá nhiều sẽ gây co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, từ đó khiến người dùng bị đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân của trình trạng này là do trong trà atisô có hỗ trợ tiết mật và co thắt túi mật nhằm đẩy mật từ gan xuống ruột.
Người đang gặp phải tình trạng lạnh bụng nên thận trọng với thực phẩm có tính hàn như trà hoa atisô khô.
Người đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao: atisô có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Vì thế, nếu bạn dùng atisô cùng với thuốc trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, gây hạ đường huyết.
Tương tự như vậy, những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị huyết áp nên thận trọng khi dùng atisô vì có thể gây hạ huyết áp quá mức, do đó bệnh nhân nên theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ và thăm hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống khi đang dùng thuốc.
Liều lượng an toàn và tác dụng phụ khi lạm dụng trà atisô
Mặc dù, atisô đã được chứng minh có tác động chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng với một lượng vừa đủ, theo nghiên cứu khoảng 50 – 2.700mg chiết xuất lá atisô hoặc không quá 1 lít nước atisô mỗi ngày, không dùng nó thay nước lọc hoàn toàn. Ngoài ra, sau khi uống nửa tháng liên tục thì nên ngừng 1 tuần trước khi tiếp tục uống trà atisô.
Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến những đối tượng không nên uống atiso mà loại trà này còn có tác hại nếu người uống lạm dụng quá nhiều.
Gây chướng bụng
Do tác dụng tiết mật, co thắt túi mật nhằm mục đích đẩy mật từ gan xuống ruột nên việc sử dụng atisô quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa, từ đó gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Gây suy thận, hại gan
Bản chất của trà atisô là giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu, an thần, khiến người dùng trở nên thoải mái, thư giãn. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng sử dụng quá liều lượng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải, kém hấp thụ một số vi chất cần thiết, tăng đào thải hoạt chất, lâu ngày dẫn đến hại thận, suy thận.
Nếu sử dụng trà atisô thường xuyên sẽ gây ra tác dụng nhuận gan quá mức, làm gan tiết ra nhiều dịch trong khi nhu cầu cơ thể lại không cần đến, từ đó khiến cơ thể bị mất cân bằng và sinh ra bệnh tật. Trong một số trường hợp nguy hiểm còn gặp phải bệnh teo gan.
Gây chán ăn
Trong trà atisô có chứa nhiều sắt dẫn đến việc người uống quá nhiều trà atiso sẽ bị thiếu các khoáng tố vi lượng khác như crom, kẽm, mangan… Ngoài ra, việc lạm dụng nước trà có thể dẫn đến biếng ăn, mệt mỏi, buồn chán.
Bên cạnh lợi ích và công dụng đối với sức khỏe như thải độc, giảm tình trạng bệnh tiểu đường, giảm cholesterol… thì trà atisô cũng gây ra tác động xấu nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng cho những ai không nên uống atisô. Vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng trà atisô với liều lượng nhất định được khuyến cáo.
Chướng bụng, chủ quan không đi khám, cụ ông bất ngờ phát hiện có khối u gan
Thấy chướng bụng khó tiêu, nghĩ bệnh tuổi già, cụ ông 70 tuổi ở Quảng Ninh không đi khám. Tới khi cơn đau dữ dội, quặn thắt tới mức không thể đi lại, cụ ông được đưa vào viện cấp cứu và phát hiện khối u gan lớn đã vỡ.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật cắt khối u gan lớn cho cụ ông 70 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Theo thông tin, trước đó khoảng 5-6 ngày, ông Nguyễn Văn Đ (70 tuổi, ở TP. Đông Triều, Quảng Ninh) có cảm giác chướng bụng, ăn khó tiêu nhưng nghĩ bệnh tuổi già nên không đi khám.
Thấy chướng bụng, khó tiêu, cụ ông 70 tuổi chủ quan nghĩ bệnh tuổi già nhưng không ngờ đang mang trong mình khối u gan lớn đã vỡ.
Buổi sáng ngày vào viện, khi đang chơi cờ, ông Đ thấy bụng đau dữ dội, rồi đau quặn khiến bản thân không thể đi lại. Thấy vậy, gia đình đưa ông Đ. đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều khám. Tại đây, bệnh nhân được chuyển tiếp đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu trong tình trạng mạch nhanh, bụng chướng căng, cơn đau quặn bụng.
Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng bệnh nhân cho thấy khối u gan lớn 5x5cm và nghiêm trọng hơn là khối u gan đã vỡ.
Các bác sĩ đã nhanh chóng quyết định nút mạch cấp cứu để cầm máu tạm thời và hồi sức gan; sau đó tiến hành phẫu thuật để cắt khối u gan cho người bệnh...
Khi phẫu thuật cho người bệnh, các bác sĩ nhận thấy trong ổ bụng của người bệnh có khoảng 2.200 ml máu cục lẫn máu loãng, gan xơ toàn bộ, vị trí hạ phân thùy IV gan phải có một khối u kích thước gần 5cm đã vỡ, máu chảy rỉ rả. Ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành cầm máu, cắt bỏ khối u cùng 1 phần hạ phân thùy IV gan phải cho người bệnh. Xét nghiệm cho kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.
TS.BS Vũ Đức Thụ - Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Gan là tạng lớn nhất của cơ thể, có chức năng thải độc, bài tiết mật, tạo yếu tố đông máu và chuyển hóa. Những dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh này phải kể đến là chán ăn, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc. Lâu dần là có biểu hiện sút cân, suy kiệt... Khi đó bệnh đã bước vào giai đoạn muộn hoặc phát triển thành ung thư và có thể di căn theo đường máu, bạch huyết, di căn đến phổi, xương...
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ về sức khỏe.
Loại quả ngọt thanh mát cực nhiều ở Việt Nam, vừa bổ xương vữa dưỡng thận Với vị ngọt thanh mát, giòn tan và hương thơm đặc trưng, quả roi không chỉ là món ăn vặt ưa thích mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Dưới đây là những lợi ích không phải ai cũng biết của loại quả quen thuộc này. Quả roi tăng cường miễn dịch Hàm lượng...