Cách ăn đơn giản để chống ung thư phổi khi qua tuổi 50
Một nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người hút thuốc cũng giảm được nguy cơ ung thư phổi với một thay đổi nhỏ trong chế độ ăn.
Nhóm nghiên cứu đến từ Bệnh viện trực thuộc Số 2 của Đại học Y Trùng Khánh – Trung Quốc đã điều tra mối liên hệ giữa chế độ ăn và nguy cơ ung thư phổi trên hơn 98.400 người từ 55 tuổi trở lên với thời gian theo dõi trung bình 8,8 năm.
Kết quả cho thấy căn bệnh trước giờ hay được liên kết với yếu tố nguy cơ chính là thuốc lá này còn bị tác động không nhỏ bởi một yếu tố khác: Chất béo trong chế độ ăn.
Loại thực phẩm bạn chọn hoặc loại chất béo bạn dùng để nấu ăn có thể ảnh hưởng lớn đến nguy cơ ung thư phổi – Ảnh AI: Anh Thư
Theo bài công bố trên tạp chí The Journal of Nutrition, Health and Aging, việc tuân thủ chế độ ăn ít chất béo làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi ở tất cả các phân nhóm ung thư phổi.
Đó là những người có chế độ ăn mà lượng calo từ chất béo chiếm ít hơn 30% tổng lượng calo nạp vào trong ngày. Nếu họ tiêu thụ nhiều chất xơ, trái cây và vitamin C, lợi ích càng tăng.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh này.
Chất béo bão hòa là dạng chất béo được tìm thấy trong mỡ đa số động vật hay một số loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu dừa. Các món ăn ngọt, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn… cũng thường chứa nhiều chất béo này.
Còn chất béo không bão hòa đến từ các loại dầu “tốt” như các loại dầu ô liu, đậu phộng, hạt cải, hướng dương, đậu nành…; các loại đậu và hạt; cá.
Đặc biệt, tác động của chế độ ăn lên nguy cơ ung thư phổi rõ ràng nhất ở những người có hút thuốc, bởi nhóm này có nguy cơ ung thư phổi vốn đã cao hơn người khác rất nhiều.
Video đang HOT
Tuy vậy, do tác động của thuốc lá rất lớn nên người hút thuốc dù có chế độ ăn uống tốt thì nguy cơ mắc ung thư phổi vẫn cao hơn người chưa bao giờ hút thuốc.
Các tác giả cũng cho biết có nhiều cơ chế giải thích cho tác động của chất béo trong chế độ ăn với ung thư phổi.
Đầu tiên, chế độ ăn nhiều chất béo làm thay đổi trực tiếp quá trình trao đổi chất và trạng thái tế bào của các mô khỏe mạnh, như kích hoạt một số yếu tố nhằm điều chỉnh việc lưu trữ chất béo ở gan và các nơi khác, điều đồng thời thúc đẩy sự khởi phát và tiến triển của khối u.
Thứ hai, chất béo còn hoạt động như các phân tử truyền tín hiệu nội bào và ngoại bào. Các tế bào ung thư cũng tiết ra một dạng chất béo hoạt tính sinh học nhằm thúc đẩy sự phát triển, xâm lấn và di căn của căn bệnh.
Vì thế, thêm chất béo từ chế độ ăn, cũng như thêm dầu vào lửa.
Thứ ba, tương tác giữa tế bào và tế bào được làm trung gian giữa chất béo trong môi trường vi mô của khối u, vì vậy nhiều chất béo, khối u càng có cơ hội sống khỏe, sống lâu.
Chưa kể, trong môi trường vi mô khối u này, chất béo có thể gây tổn hại đến các “tế bào tiêu diệt tự nhiên” và chức năng của tế bào T, là những vũ khí cơ thể vốn có để chống lại ung thư.
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa trước đây đã được chứng minh là gây hại cho sức khỏe, bao gồm làm tăng các bệnh mạn tính hàng đầu trong nhóm tim mạch, chuyển hóa.
Ngoài ra, cũng có các bằng chứng trên thế giới cho thấy béo phì là một yếu tố gây ung thư chỉ thua hút thuốc một chút, mà cách ăn nhiều chất béo bão hòa là một trong những con đường phổ biến nhất dẫn đến béo phì.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư đứng đầu về số ca mắc lẫn số ca tử vong trên toàn cầu.
Đồ uống '0 đồng' giúp làm chậm quá trình lão hóa
Một loại nước uống không tốn tiền bạc nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.
Mọi người đều biết nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng có thể chúng ta sẽ bất ngờ với tác dụng tuyệt vời nữa của loại đồ uống '0 đồng' này, đó là giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật.
Theo một nghiên cứu Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người uống đủ nước khỏe mạnh hơn, ít mắc các bệnh mạn tính hơn và quá trình lão hóa muộn hơn so với những người không uống đủ nước.
Uống đủ nước giúp làm chậm quá trình lão hóa.
1. Tác dụng của nước đối với quá trình lão hóa và bệnh tật
Xuất phát từ nguyên nhân Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ cho biết độ tuổi trung bình của quốc gia này tiếp tục tăng và tình trạng sức khỏe mạn tính ngày càng phổ biến, các nhà nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu việc duy trì trạng thái cung cấp nước tối ưu có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa hay không?
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sức khỏe từ 11.255 người trưởng thành da đen và da trắng được thu thập trong khoảng thời gian 30 năm. Đánh giá đầu tiên được thực hiện vào năm 1987 khi những người tham gia ở độ tuổi 40 hoặc 50; độ tuổi trung bình của những người tham gia tại lần đánh giá cuối cùng trong thời gian nghiên cứu là 76 tuổi.
Các tác giả ước tính tuổi sinh học (mức độ hoạt động của cơ thể so với tuổi đời của một người) bằng cách sử dụng các dấu hiệu sinh học của các hệ cơ quan và quá trình khác nhau, bao gồm các phép đo tim mạch, thận, hô hấp, chuyển hóa, miễn dịch và viêm.
Thay vì theo dõi lượng chất lỏng hấp thụ của những người tham gia, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mức natri huyết thanh như một chỉ báo về tình trạng hydrat hóa (là bổ sung thêm nước cần thiết trong quá trình tập thể dục, thể thao bị mất nước qua hiện tượng toát mồ hôi).
Mức natri huyết thanh là phép đo lượng natri trong máu: Cơ thể càng được cung cấp đủ nước, mức natri huyết thanh sẽ càng thấp. Xét nghiệm này thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm máu hàng năm thường quy và phạm vi bình thường là từ 135 - 146 miliequivalent trên một lít (mEq/L).
Sau khi điều chỉnh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả, bao gồm tuổi tác, chủng tộc, giới tính sinh học, tình trạng hút thuốc và huyết áp cao, các nhà khoa học của NIH phát hiện ra rằng, những người lớn có nồng độ natri huyết thanh ở mức cao hơn bình thường có kết quả sức khỏe kém hơn những người ở mức thấp hơn.
Người lớn có mức trên 142 mEq/L có khả năng già hơn về mặt sinh học so với tuổi thực tế từ 10 -15% so với những người tham gia có mức từ 137 - 142 mEq/L.
Những người lão hóa nhanh hơn có nồng độ natri huyết thanh cao hơn, đồng thời cũng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: suy tim, đột quỵ, rung nhĩ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường và chứng mất trí cao hơn 64%.
Những người có mức trên 144 mEq/L có nguy cơ già hơn về mặt sinh học cao hơn 50%, và nguy cơ tử vong sớm cao hơn 21% so với những người có mức từ 137 - 142 mEq/L. Nhóm có nguy cơ mắc bệnh mạn tính thấp nhất có nồng độ natri huyết thanh từ 138 - 140 mEq/L.
Mặc dù những phát hiện này không chứng minh được rằng việc cung cấp đủ nước tối ưu sẽ làm giảm nguy cơ tử vong sớm và cần phải có các thử nghiệm có đối chứng nhưng nghiên cứu này củng cố thêm lý do mọi người nên cố gắng tuân theo các khuyến nghị về lượng nước cung cấp cho cơ thể.
Hãy uống nước thường xuyên, kể cả khi bạn không thấy khát.
2. Bạn cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Theo khuyến cáo chung, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày. Đây là tổng lượng chất lỏng cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc và các loại đồ uống cùng thực phẩm chứa nhiều nước khác.
Trong trường hợp vận động nhiều, tập thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi, làm việc ngoài trời nắng nóng... cần uống nhiều nước hơn. Đặc biệt, khi bị tiêu chảy, nôn mửa... cần phải uống nhiều nước hơn hoặc bổ sung dung dịch bù nước và điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, người bình thường cần uống lượng nước là 40ml/1kg cân nặng/ ngày. Ví dụ, người khoảng 60kg thì lượng nước một ngày cần bổ sung là 2 - 2,4 lít. Tuy nhiên, một số người có bệnh lý sẽ bổ sung nước theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mọi người phải luôn duy trì thói quen thường xuyên uống nước. Hãy uống nước trước khi thấy khát bởi nếu có cảm giác khát là cơ thể đã bị thiếu nước.
Cảnh giác với 5 loại thuốc thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng Thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng, điều trị các tình trạng bệnh lý hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng bên cạnh tác dụng có lợi này, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn... Vậy có cách nào khắc phục? 1. Hiểu về tác dụng phụ của thuốc như thế nào? Tác dụng phụ của...