Các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang
Ung thư (UT) bàng quang là một trong những bệnh ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể kiểm soát được.
UT bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…). Độ tuổi hay mắc là trung niên và người già. Nữ giới ít gặp hơn nhưng thường phát hiện ở giai đoạn muộn hơn và độ ác tính cao hơn so với nam giới.
Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu tiểu máu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như: bí tiểu, tiểu són, tiểu đau/ buốt, đau tức vùng thắt lưng – chậu. Một số dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn… hiếm gặp hơn và thường thấy ở bệnh nhân giai đoạn muộn.
Bệnh có thể phòng tránh đơn giản qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
UT bàng quang là 1 trong 7 loại UT thường gặp.
Các yếu tố nguy cơ gây UT bàng quang
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động thì vẫn là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, gặp trong 50% trường hợp ở nam và 20-30% ở nữ. Nguyên nhân do các chất amin thơm và hydrocarbon thơm đa vòng trong thuốc lá được hấp thụ từ phổi vào máu, lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu, gây tổn hại bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển UT.
Những người hút thuốc lá có khả năng mắc UT bàng quang cao gấp 2,5-7 lần so với người không hút thuốc lá. Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tái phát gấp gần 3 lần ở những bệnh nhân UT bàng quang, và ngược lại giảm 40% tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân này sau 4 năm cai thuốc lá.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: Một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn… làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghề nghiệp tiếp xúc với các amin thơm, hydrocarbon thơm đa vòng là yếu tố quan trọng gây ra tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới do tính chất công việc thường do nam giới đảm nhiệm.
Nguồn nước ô nhiễm: Tuy chưa có bằng chứng rõ nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng các chất có trong nước như nước clo, trihalomethane là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn sinh UT và việc uống nước chứa arsenic làm tăng nguy cơ bệnh.
Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình: 80 – 90% trường hợp mắc bệnh tự phát không do di truyền, 10-20% các trường hợp có yếu tố gia đình/di truyền, thường đi kèm hội chứng UT biểu mô đại trực tràng di truyền không đa polyp. Những người có thành viên trong gia đình bị UT bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: chế độ ăn, tình trạng viêm nhiễm đường niệu và một số thuốc điều trị có thành phần gián tiếp gây bệnh như: phenacetin (thuốc giảm đau, có khả năng gián tiếp gây UT bằng cách gây độc cho thận và sau này đã được thay thế bằng acetaminophen để không làm tăng nguy cơ gây UT); thiazolidinediones là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cũng đã được nghiên cứu chứng minh có liên quan tới nguyên nhân gây UT bàng quang.
Làm gì để phòng tránh UT bàng quang?
Video đang HOT
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi, sinh thiết, kết hợp với xét nghiệm tế bào học nước tiểu.
Điều trị phụ thuộc vào vị trí u và giai đoạn bệnh, nhưng chủ yếu là phẫu thuật, có thể kèm theo hóa xạ trị bổ trợ, liệu pháp sinh học hoặc các liệu pháp quang động học, miễn dịch.
Có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng các biện pháp như: Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá. Làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cần thực hiện đúng các quy định bảo hộ lao động. Cần kiểm tra nguồn nước sinh hoạt để xác định nồng độ, hàm lượng kim loại nặng và một số chất độc hại có trong nước trước khi sử dụng. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố. Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.
Các phương pháp điều trị
Với những trường hợp u bàng quang mới phát hiện lần đầu, phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang vừa là phương pháp chẩn đoán (lấy mẫu u bàng quang làm giải phẫu bệnh, xem u là lành tính hay ác tính), vừa là phương pháp điều trị (loại bỏ khối u).
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là u bàng quang lành tính, việc điều trị hoàn thành và người bệnh được hướng dẫn theo dõi tái khám định kỳ.
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là UT bàng quang nông, việc điều trị cần được tiếp tục sau mổ nội soi từ 2-3 tuần bằng liệu pháp bơm hóa chất chống u tái phát trong bàng quang, mỗi tuần 1 lần, liên tiếp trong 6-8 tuần.
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là UT bàng quang xâm lấn cơ bàng quang, phương pháp điều trị tốt nhất là cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang mới bằng chính ruột non của người bệnh; có thể điều trị hỗ trợ trước hoặc sau mổ bằng truyền hóa chất toàn thân (nếu thể trạng bệnh nhân cho phép).
Thấy nước tiểu có màu này, đi khám ung thư bàng quang ngay!
Ung thư bàng quang có nguy cơ xảy ra ở nam giới cao gấp đôi so với phụ nữ, đặc biệt là đối với những người trên 50 tuổi.
Có thể nhận thấy những vệt máu trong nước tiểu hoặc máu có thể làm cho nước tiểu có màu nâu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, phát hiện bệnh càng sớm thì điều trị càng sớm có thể kéo dài tuổi thọ. Vậy có cách nào để nhận biết sớm dấu hiệu của ung thư bàng quang không?
Tổ chức về tiết niệu của Anh - Urology Foundation giải thích rằng, các dấu hiệu của ung thư bàng quang có thể nhìn thấy được khi đi tiểu.
Tiểu ra máu
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, máu trong nước tiểu là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang.
Tuy nhiên, không nhất thiết là nước tiểu phải có màu đỏ như máu.
Có thể nhận thấy những vệt máu trong nước tiểu hoặc máu có thể làm cho nước tiểu có màu nâu, theo Express .
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang.
Màu nước tiểu cũng có thể thay đổi từ đỏ đậm đến nâu gỉ và thâm chí khó có thể nhận thấy.
Máu trong nước tiểu có thể rất ít và biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng, vì vậy hãy cảnh giác.
Vì lượng máu trong nước tiểu nhiều hay ít không thể hiện mức độ lan rộng của ung thư.
Mặc dù tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân.
Các triệu chứng khác của ung thư bàng quang
Đau khi đi tiểu hoặc dòng chảy nước tiểu bị chặn lại
Một dấu hiệu khác của ung thư bàng quang là đau khi đi tiểu hoặc dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại, điều này cũng có thể do cục máu đông.
Đi tiểu nhiều lần hơn
Cũng nên chú ý đến tần suất đi tiểu, tần suất tăng lên có thể là dấu hiệu của căn bệnh chết người.
Cảm thấy rất "mắc tiểu" dù không có nước tiểu
Thêm một dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang là cảm thấy muốn đi tiểu nhưng không có nước tiểu, theo Express .
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gốc rễ.
Những ai có nguy cơ?
Nguy cơ ung thư bàng quang ở người hút thuốc cao gấp 4 lần - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Yếu tố nguy cơ nặng nhất là hút thuốc - khoảng một nửa số ca ung thư bàng quang là do hút thuốc, tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh - Cancer Research UK cảnh báo.
Nguy cơ ung thư bàng quang ở người hút thuốc cao gấp 4 lần so với người chưa bao giờ hút thuốc, theo Express .
Những người có nguy cơ cao nhất là những người:
Nghiện thuốc nặng.
Bắt đầu hút thuốc từ khi còn trẻ.
Đã hút thuốc trong một thời gian dài.
Nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng tiết niệu kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đặt ống thông tiểu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Và người dưới 60 tuổi có nguy cơ cao hơn.
Tiếp xúc với một số hóa chất cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, có đến 25% trường hợp ung thư là do tiếp xúc với hóa chất độc hại, theo Express .
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, những nghề liên quan đến tăng nguy cơ ung thư bàng quang gồm nghề nhuộm, dệt may, sản xuất cao su, sơn, chất dẻo, da.
Ngoài ra, tài xế taxi hoặc xe buýt - thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có trong khói dầu diesel cũng có nguy cơ cao hơn, theo Express .
Xuất hiện triệu chứng này, bạn đã bị căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm ít ngờ đến Ung thư bàng quang cũng là một loại ung thư thường gặp, trong đó nam giới dễ mắc bệnh này hơn phụ nữ. Những triệu chứng của nó rất đa dạng nhưng cũng dễ khiến bạn nhầm lẫn sang bệnh khác mà chủ quan, dẫn đến không sớm phát hiện và điều trị. Đau nhức xương Ung thư bàng quang giai đoạn cuối...