Các quy tắc chi tiêu buộc phải biết để gia đình 3 người đến cuối tháng vẫn dư ra được quỹ tiết kiệm ít nhất 10% tổng thu nhập
Dù phải lo cuộc sống gia đình 3 người với số tiền lương hạn hẹp nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì còn rất nhiều cách giúp bạn trang trải mà vẫn để có được tiền tiết kiệm.
Áp dụng quy tắc 50/20/30
Phân bổ thu nhập là bước đầu tiên và quan trọng trước khi quyết định chi tiêu trong gia đình.
Việc nắm rõ tài chính giúp bạn tính toán được tổng thu nhập hàng tháng của gia đình. Phân bổ vào những khoản chi tiêu hợp lý, loại bỏ những khoản chi không cần thiết.
50/20/30 là cách phân bổ tiền lương hàng tháng theo tỷ lệ 50%, 20% và 30%. Tương ứng với các danh mục như sau:
- 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: Thuê/ trả góp nhà, điện nước, ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái,…
- 20% dành cho tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp, quỹ đầu tư,…
- 30% còn lại cho nhu cầu cá nhân: Mua sắm, giải trí, thể thao,…
Tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình, bạn có thể điều chỉnh con số này sao cho phù hợp.
Lập ngân sách chi tiêu
Sau khi phân bổ tiền lương vào các khoản chi tiêu, việc tiếp theo bạn cần thực hiện để tránh tình trạng bội chi, chi tiêu quá đà đó là lập ngân sách chi tiêu. Thực chất của việc lập ngân sách là đặt ra hạn mức chi tiêu cho những khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết.
Kế hoạch lập ngân sách phải dựa trên tình hình thu và chi thực tế của gia đình. Để biết chính xác nhu cầu chi tiêu của cả gia đình, bạn nên theo dõi và quan sát từ 1 đến 2 tháng, không bỏ qua những khoản chi dù là nhỏ nhất.
Có hai cách để lập ngân sách chi tiêu là: Cách truyền thống và sử dụng ứng dụng chi tiêu thông minh.
Cố gắng ghi chép thật đầy đủ và chi tiết những khoản chi mà mình đã thực hiện trong một tháng. Càng chi tiết càng tốt để nắm được nhu cầu sử dụng tiền bạc của gia đình.
Mẹo tiết kiệm
Sau khi lập ngân sách chi tiêu hãy quan sát những con số chi tiết mỗi tháng. Trong cuộc sống chi tiêu của gia đình 3 người thì những mẹo mua sắm, mẹo tiết kiệm điện, nước,… cũng là những vấn đề mà bạn cần quan tâm.
Ngoài những lý do kể trên, thì việc áp dụng những mẹo chi tiêu chính là yếu tố ảnh hưởng, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã đặt ra.
Có nhiều mẹo chi tiêu tiết cho gia đình 3 người mà bạn có thể tham khảo:
Hạn chế ăn ngoài
Ngân sách dành cho ăn uống chiếm một phần không hề nhỏ trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Do đó, nếu bạn không có kế hoạch đi chợ, nấu ăn tại nhà thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cũng như gây tốn kém chi phí. Không những thế còn vượt quá ngân sách đã đặt ra.
Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Bạn nên chăm chỉ nấu ăn tại nhà, đi chợ vào sáng sớm để lựa chọn những thực phẩm tươi ngon.
Tiết kiệm tiền điện, nước
Video đang HOT
Vào thời điểm mùa hè, hay mùa đông thì hóa đơn tiền điện, nước sẽ tăng lên một cách đáng kể. Do sử dụng các thiết bị làm mát hoặc làm ấm.
Do đó, bạn nên tiết kiệm để tối giản chi phí. Có thể thực hiện bằng những cách sau đây:
- Tắt điện trước khi ra khỏi nhà
- Sử dụng quạt trần
- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
- Lau chùi các thiết bị điện thường xuyên
- Sử dụng nước tiết kiệm
Lên danh sách trước khi mua sắm
Để tránh tình trạng rỗng túi sau mỗi lần mua sắm, hoặc vượt quá ngân sách đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen lập danh sách trước khi đi mua sắm.
Điều này đảm bảo việc chi tiêu luôn trong tầm kiểm soát và tiết kiệm thời gian.
Từ danh sách này, bạn chỉ nên mang đủ hoặc thừa một chút theo ước tính để đảm bảo không chi tiêu quá đà.
Không vay nợ
Kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 3 người sẽ đổ bể nếu bạn lâm vào tình trạng nợ nần.
Rà soát tất cả những khoản vay – nợ từ ít đến nhiều để nắm rõ tình hình. Từ đó, có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hơn để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh nợ nần.
Nếu khoản nợ là quá nhiều, bạn nên chia thành từng khoản nhỏ và tiết kiệm vào mỗi tháng. Duy trì thói quen tiết kiệm này, bạn sẽ hoàn thành kế hoạch trả nợ.
Nên giữ thói quen tiết kiệm
Một trong những thói quen mà nhiều gia đình ít thành viên thường mắc phải, đó chính là chi tiêu trước khi tiết kiệm. Điều này dễ khiến bạn và gia đình vung tay quá chán, lâm vào tình trạng bội chi khi cứ chi tiêu thoải mái, mà bỏ quên việc tiết kiệm.
Sẽ có những vấn đề, rủi ro có thể xảy ra do đó, để chủ động trước những tình huống xấu xảy ra, bạn nên có một khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng để phòng tránh. Theo chuyên gia tài chính, nên dành 5 – 10% cho khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng. Để đề phòng cho những rủi ro có thể xảy ra như: ốm đau, bệnh tật, xe hỏng, con cái…
Nếu thu nhập của gia đình không quá cao, hàng tháng không thể tiết kiệm. Cách tốt nhất, hãy nâng cao thu nhập. Điều này vừa giúp việc chi tiêu trong gia đình thoải mái hơn, vừa gia tăng thêm tài khoản tiết kiệm.
Một số công việc làm thêm mà bạn có thể tham khảo để tăng thu nhập cho gia đình như bán hàng online, làm đồ handmade, gia sư, cộng tác viên viết bài hay giao hàng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, khi quyết định làm thêm bạn cần cân nhắc giữa thời gian và sức khỏe của bản thân. Không nên để chúng ảnh hưởng đến nhau, đảm bảo vẫn có thời gian chăm sóc cho gia đình và con cái.
Những cách tiết kiệm tiền hàng tháng
Bạn có thể tiết kiệm chi tiêu cho gia đình 3 người bằng cách, sau khi nhận lương hãy trích riêng một khoản chuyển vào tài khoản tiết kiệm.
Hoặc đăng ký mở tài khoản tiết kiệm cùng ngân hàng nhận lương, đảm bảo thuận tiện.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mở tài khoản tiết kiệm. Bạn nên cân nhắc một vài yếu tố như: nơi gửi, thời hạn gửi, lãi suất,…
Nên chọn những tổ chức tài chính uy tín, hoặc gửi các ngân hàng uy tín để đảm bảo an toàn.
Thu nhập 20 triệu/tháng, đây là cách tiết kiệm thông minh giúp gia đình trẻ sớm mua được nhà
Làm cách nào để các cặp vợ chồng sớm sở hữu được căn nhà mơ ước. Với một vài mẹo tiết kiệm dưới đây sẽ giúp nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu này.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Muốn sở hữu căn nhà sớm nhất có thể, bạn cần xác định chính xác kế hoạch hay những cách tiết kiệm để mua. Việc thiết lập mục tiêu này là rất quan trọng giúp định hình những mong muốn dựa trên tình hình tài chính của bản thân. Hãy chuẩn bị kế hoạch tài chính với mục tiêu thật rõ ràng.
Cách thiết lập mục tiêu chẳng hạn như:
- Tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào?
- Vị trí của căn nhà muốn mua nằm ở đâu?
- Diện tích, tiện ích mà bạn muốn sở hữu?
- Trong 3 năm có đủ để sở hữu căn nhà mà mình mong muốn?
- Nếu không đủ cần vay bao nhiêu và có thể vay ở những nguồn nào?
Dựa vào những câu hỏi này bạn sẽ tìm được câu trả lời chính xác cho những mong muốn của bản thân. Từ đó, lên kế hoạch để chuẩn bị tài chính hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng của mình.
Cách xây dựng kế hoạch chi tiêu tiết kiệm
Lập ngân sách chi tiêu
Để sở hữu căn nhà mơ ước, bạn cần chuẩn bị kế hoạch tài chính một cách kỹ càng. Vì Việc trả nợ hay trả lãi ngân hàng hàng tháng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chi tiêu hàng tháng của gia đình. Do đó nếu không gặp phải quá nhiều khó khăn hay áp lực trong quá trình thực hiện và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và rõ ràng hàng tháng.
Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng giúp bạn có kế hoạch thu - chi phù hợp. Biết chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết trước và kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả.
Sau khi liệt kê những nhóm chi tiêu, bạn cần phân bổ tiền lương cho những khoản chi này.
Giả sử, thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là 20 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo cách phân bổ ngân sách chi tiêu như sau:
Quỹ tiết kiệm: 3 triệu
Quỹ dự phòng: 1 triệu
Tổng cộng: 16,800 triệu đồng.
Như vậy, số dư còn lại là: 3,2 triệu đồng.
Với khoản này bạn có thể để chúng vào quỹ tiết kiệm. Vừa gia tăng thêm tài khoản tiết kiệm, vừa rút ngắn thời gian hiện thực hóa kế hoạch.
Thiết lập quỹ tiết kiệm
Một trong những cách tiết kiệm tiền mua nhà đó là xây dựng quỹ tiết kiệm càng sớm càng tốt.
Trích một phần thu nhập sau khi nhận lương là cách tiết kiệm không còn xa lạ với nhiều người. Điều này giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học, tránh tình trạng bội chi.
Ngoài ra, có nhiều phương pháp tiết kiệm tiền hàng ngày mà bạn có thể áp dụng. Điều quan trọng là bạn nên tạo thói quen tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, kiểm soát dòng tiền chặt chẽ để gia tăng tài khoản tiết kiệm một cách nhanh chóng.
Bạn cần tính toán chính xác số tiền hiện có của bản thân, bao gồm: tiền mặt, vàng, bạc, tài sản có giá trị tương đương...
Từ đó, tính toán chính xác số tiền còn thiếu và thời gian để đủ tài chính sở hữu căn nhà.
Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên quyết định mua nhà khi bạn đã có tối thiểu 50% giá trị ngôi nhà.
Chỉ mua sắm khi cần thiết
Một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm khi tiết kiệm đó là từ bỏ thói quen mua sắm khi không cần thiết, hay sẵn sàng chi tiêu khi tâm trạng không tốt.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách chi tiêu hàng tháng của bạn cũng như hình thành một thói quen chi tiêu không kiểm soát.
Bạn nên điều chỉnh hành vi mua sắm của bản thân. Lên danh sách trước khi đi mua sắm, tham khảo giá cả, tận dụng các chương trình ưu đãi giảm giá và mang đủ số tiền cần thiết.
Áp dụng thêm quy tắc mua sắm trong 24h, tức là hãy suy nghĩ và xem xét chúng trong vòng 24h. Sau 24h bạn cảm thấy chúng không cần thiết nữa thì bạn nên quyết định loại bỏ chúng ra khỏi danh sách mua sắm. Cách làm này để kiểm soát việc mua sắm khi không có kế hoạch.
Hạn chế mua sắm online
Một trong những thói quen nguy hại mà hầu hết các chị em đều mắc phải đó là thói quen mua sắm online. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chi tiêu mất kiểm soát. Do đó, để khắc phục tình trạng này bạn nên tránh xem những quảng cáo, giảm giá trên trang mạng xã hội.
Việc tiếp xúc quá nhiều với những quảng cáo này khiến bạn khó làm chủ quyết định của bản thân. Dễ dàng bị chi phối, dẫn đến việc chi tiêu không có kế hoạch.
Thanh toán bằng tiền mặt
Những tiện ích của thẻ ngân hàng lại có thể tiềm ẩn những nguy hại cho người dùng. Chẳng hạn như việc chi tiêu và thanh toán qua thẻ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến việc khó kiểm soát dòng tiền, tình trạng chi tiêu quá đà ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính cá nhân.
Do đó, để đảm bảo việc chi tiêu hợp lý và khoa học. Bạn nên hạn chế thanh toán bằng các loại thẻ ngân hàng. Sử dụng tiền mặt sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc thanh toán. Từ đó, việc chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày luôn trong tầm kiểm soát.
Tìm cách gia tăng thu nhập
Ngoài những cách tiết kiệm tiền, việc gia tăng thu nhập hay tạo ra nguồn thu nhập thụ động hàng tháng là điều cần thiết. Giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra. Để gia tăng thu nhập hàng tháng, bạn có thể tìm kiếm những công việc làm thêm ngoài giờ.
Tùy thuộc vào sở trường cũng như khoảng thời gian rảnh mà bạn có thể lựa chọn cho bản thân những công việc làm thêm phù hợp. Quyết định lựa chọn công việc nào, bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân cũng như đảm bảo thời gian chăm sóc cho gia đình.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Trước khi đưa ra quyết định, có thể hãy tham khảo ý kiến từ người thân và bạn bè. Họ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như giúp đỡ một phần tài chính trước kế hoạch mua nhà.
Đừng ngần ngại, hãy trao đổi thẳng thắn để thu thập được nhiều thông tin và ý kiến. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong việc trao đổi thông tin với những người đáng tin cậy. Tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Vợ chồng thu nhập 15 triệu/tháng vẫn thoải mái chi tiêu bao gồm cả tiền cho con mà vẫn để dư được 10% lương chỉ nhờ áp dụng quy tắc khoa học này Mức thu nhập trung bình khi sống ở thành thị, các cặp vợ chồng vẫn có thể tích góp được một khoản cho tương lai nếu biết chi tiêu theo công thức khoa học. Với mức thu nhập không qua cao khi sống ở thành thị, cả hai vợ chồng chỉ có thu nhập tổng cộng 15 triệu/tháng khiến nhiều người vẫn thường...