Các phương pháp xét nghiệm Covid-19 hiện nay khác nhau như thế nào?
Mỗi phương pháp đang được áp dụng để xét nghiệm Covid-19 lại có sự khác biệt về độ chính xác, thời gian xét nghiệm, giá thành và khả năng triển khai trên diện rộng.
Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) hay còn được gọi là phản ứng chuỗi polymerase. Mọi loại virus đều có một mã gen đặc trưng. Để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, trước hết nhân viên y tế sẽ lấy dịch phết hầu họng từ người nghi nhiễm/nhiễm; mẫu dịch phết sau khi được xử lý để tách chiết vật chất di truyền ở trong đó sẽ được cho vào máy PCR để khuếch đại về số lượng đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có), thông qua các chu trình nhiệt lặp lại liên tục; dựa vào sản phẩm cuối cùng thu được ta có thể kết luận về sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm.
Ưu điểm
Xét nghiệm PCR hiện đang là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và có độ chính xác cao nhất, để xác định xem một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Nhược điểm
Xét nghiệm PCR cần các trang thiết bị, vật liệu phụ trợ đặc biệt và đương nhiên cũng rất đắt đỏ. Bên cạnh đó, những kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm cũng đòi hỏi phải được đào tạo bài bản. Chính vì vậy, xét nghiệm PCR khó có thể triển khai trên diện rộng, xuống những cơ sở tuyến dưới chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực và vật lực.
Trên thực tế, xét nghiệm kháng thể không trực tiếp phát hiện virus SARS-CoV-2, mà lại nhận diện sự có mặt của loại glycoprotein, được hệ miễn dịch sản sinh để chống lại virus SARS-CoV-2, gọi là kháng thể. Cần biết rằng, trong mạch máu của chúng ta có một kho tàng rất nhiều loại kháng thể để chống lại từng loại vi khuẩn, virus hay nấm bệnh mà chúng ta bị nhiễm trong cuộc đời.
Xét nghiệm kháng thể được thực hiện trên mẫu máu, được lấy thông qua chích đầu ngón tay hoặc lấy tại tĩnh mạch. Hầu hết các loại xét nghiệm kháng thể đều đòi hỏi kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp để tiến hành. Mục tiêu cuối cùng là tìm thấy kháng thể đặc hiệu mà cơ thể đã tiết ra để chống lại mầm bệnh đã gây Covid-19.
Ưu điểm
Xét nghiệm kháng thể có thời gian thực hiện nhanh, chi phí rẻ hơn xét nghiệm PCR dễ triển khai trên diện rộng. Phương pháp xét nghiệm kháng thể thường được sử dụng để xác định nhanh các đối tượng nghi nhiễm, nhanh chóng khoanh vùng ổ dịch.
Nhược điểm
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã biết đến 7 loại virus thuộc họ corona gây bệnh trên người (tính cả virus SARS-CoV-2). Kháng thể mà cơ thể sản xuất để chống lại các loại virus corona này lại gần như tương đồng với nhau, nên phương pháp xét nghiệm kháng thể gặp khó trong việc phân biệt người mắc Covid-19 với các bệnh khác do họ hàng gần của SARS-CoV-2 gây ra, điển hình như bệnh cảm lạnh.
Kháng nguyên là từ dùng để chỉ các thực thể ngoại lai xâm nhập vào cơ như virus hay vi khuẩn. Bộ xét nghiệm kháng nguyên hoạt động bằng cách tìm kiếm sự hiện diện của những phần đặc trưng của virus SARS-CoV-2, ví dụ như một loại protein nằm trên những chiếc gai của chúng. Nếu loại protein đặc trưng này hiện diện với một số lượng lớn hơn hoặc bằng ngưỡng phát hiện của bộ xét nghiệm, kết quả sẽ trả về dương tính.
Ưu điểm
Xét nghiệm kháng nguyên có thể được thực hiện thông qua dịch phết hầu họng, với thời gian tiến hành rất nhanh và không đòi hỏi các trang thiết bị quá tốn kém. Điều này cho phép chúng ta có thể sản xuất hàng loạt các bộ xét nghiệm phục vụ cho nhu cầu của ngành y tế, hoặc thậm chí là chính các người dân tự sử dụng tại nhà.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xét nghiệm kháng nguyên sẽ là một phương án triển khai ban đầu khi phát hiện ổ dịch, để khoanh vùng nhanh các đối tượng nghi nhiễm và tránh lãng phí nguồn lực khi thực hiện phương pháp xét nghiệm PCR trên diện rộng, vốn mất nhiều thời gian và có chi phí đắt đỏ.
Nhược điểm
Đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có một sản phẩm xét nghiệm nhanh đảm bảo độ tin cậy dành cho virus SARS-CoV-2. Nhìn về quá khứ, WHO cũng đã thống kê được rằng, các bộ xét nghiệm kháng nguyên dành cho virus trong họ corona đều có độ chính xác không cao, thường chỉ nằm trong khoảng 34%-80%.
Nếu số liệu này cũng đúng với bộ xét nghiệm kháng nguyên cho virus SARS-CoV-2, chúng ta có thể bỏ sót đến 50% hoặc có thể hơn các bệnh nhân Covid-19.
Theo bà Gigi Gronvall – Đại học Johns Hopkins, việc thiết kế bộ xét nghiệm kháng nguyên dành cho SARS-CoV-2 là một thách thức lớn, bởi đôi lúc virus có một hình thái khác với tiêu chuẩn hoặc các protein trên bề mặt của chúng bị biến đổi, đây đều là những lý do ảnh hưởng đến độ chính xác của quá trình xét nghiệm.
Đánh giá đúng kết quả xét nghiệm Covid-19
Những ngày gần đây, người dân khá lo lắng trước các thông tin về kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính rồi dương tính, dương tính rồi âm tính, cho ra viện lại dương tính trở lại...
Lý giải khoa học cho những tình huống này như thế nào?
Xét nghiệm rất quan trọng
Trong y khoa, sau khi hỏi và thăm khám với 4 thủ pháp cơ bản là nhìn, sờ, gõ nghe để có hướng về căn bệnh, bác sĩ phải dựa vào các thủ pháp cận lâm sàng khác để xác định bệnh, rồi từ đó chọn ra liệu pháp điều trị thích hợp.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là công cụ quan trọng nhất, vì không chỉ để xác định chẩn đoán, mà còn để theo dõi, dự phòng.v.v...
Trong đại dịch COVID-19, có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 là: (1) phát hiện vật liệu di truyền ARN của nCoV, và (2) phát hiện các kháng thể miễn dịch của cơ thể với virus này.
Xét nghiệm PCR: phát hiện vật liệu di truyền của SARS-CoV-2
PCR (Polymerase Chain Reaction) là các kỹ thuật phân tử giúp khuếch đại một đoạn gene ARN, giúp phát hiện sự có mặt của virus. Mẫu bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch họng mũi họng hầu. Với bệnh nhân bị viêm phổi, ngoài hai loại dịch kể trên, một số loại dịch tiết ở đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản...
RT-PCR là xét nghiệm phân tử hiện đại nhất hiện nay. Xét nghiệm PCR cho phép chúng ta xác định sự hiện diện của SARS-CoV-2 với một vài mẫu gene acid nucleic, một mảnh "xác chết", chứ không cần sự hiện diện của cả con virus đang sống.
Xét nghiệm máu: phát hiện các kháng thể chống SARS-CoV-2
Bên cạnh xét nghiệm sinh học phân tử PCR phát hiện RNA của virus, còn có các loại xét nghiệm huyết thanh học khác để phát hiện các kháng thể chống SARS-CoV-2 như IgM, IgA, IgG hoặc tổng số kháng thể trong máu đã được nghiên cứu, phát triển.
Vì kháng thể được tổng hợp, hình thành theo thời gian bị nhiễm bệnh, và khả năng miễn dịch của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, SARS-CoV-2 kích thích tổng hợp kháng thể ở bệnh nhân khoảng 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm virus. Do đó, các xét nghiệm phát hiện kháng thể không hữu ích trong giai đoạn bệnh lý cấp tính.
Độ nhạy Se, và độ đặc hiệu Sp của một xét nghiệm
Để đánh giá chất lượng một xét nghiệm, các nhà chuyên môn dựa vào hai yếu tố: (1) cho phép phát hiện SARS-CoV-2 với một nồng độ hiện diện rất thấp, và (2) không nhầm lẫn SARS-CoV-2 với một loại coronavirus tương tự. Nghĩa là các xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 này phải đạt hai chỉ tiêu lý tưởng:
Có độ đặc hiệu (specificity Sp) đến 100% và sai số dương giả là 0%, tức là chỉ cho kết quả dương khi thật sự là SARS-CoV-2, và không cho dương giả với các coronavirus khác.
Có độ nhạy (sensibility Se) đến 100% và sai số âm giả là 0%, tức là có thể phát hiện rất sớm trong giai đoạn virus SARS-CoV-2 mới xâm nhập, và không hề bỏ sót tức là cho kết quả âm tính giả.
Trong thực tế, không thể có xét nghiệm lý tưởng, vừa có Se lẫn Sp đều 100%. Do đó, cần phải có chuyên gia phân tích và luận giải, cũng như làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác.
Các dạng kết quả xét nghiệm RT-PCR
* Âm tính không có virus, hay không có mẫu gene axit nucleic
* Dương tính có virus, hay có mẫu gene acid nucleic
* Âm tính rồi dương tính giai đoạn ủ bệnh chuyển sang phát bệnh; kỹ thuật xét nghiệm lần đầu không đủ độ nhạy Se.
* Dương tính rồi âm tính giai đoạn phát bệnh chuyển sang lành bệnh; kỹ thuật xét nghiệm lần đầu làm sai; kỹ thuật xét nghiệm lần sau không đủ độ nhạy Se.
* Dương tính, âm tính rồi dương tính lại bệnh nhân đã lành còn lại vài mẫu gene axit nucleic; kỹ thuật xét nghiệm làm sai; tái phát ?
Bàn luận
Cho đến nay, xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm là kỹ thuật tốt nhất để xác định nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Và cũng như mọi xét nghiệm y khoa khác, RT-PCR cũng không thể vừa nhạy vừa đặc hiệu, vừa có Se lẫn Sp đều 100%. Do đó, cần phải có chuyên gia phân tích và luận giải, cũng như làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác.
Thường để sàng lọc cộng đồng, các nhà khảo sát chọn các xét nghiệm có độ nhạy càng cao càng tốt, nghĩa là chấp nhận "dương tính giả", sau đó đưa những người dương tính này làm xét nghiệm có độ đặc hiệu càng cao càng tốt để khẳng định (confirm) lại kết quả xét nghiệm sàng lọc ban đầu. Mô hình mẫu cho việc sàng lọc cộng đồng này là xét nghiệm tìm HIV trong một quần thể dân cư: Đầu tiên cả tập hợp được làm xét nghiệm sàng lọc Determine có độ nhạy khá cao. Các mẫu máu dương tính với Determine sẽ được chuyển đến CDC để xét nghiệm Western Blot để khẳng định kết quả.
Một điều lưu ý, PCR là xét nghiệm sinh học phân tử rất hiện đại và phức tạp. Do đó, các kỹ thuật viên phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu lấy và xử lý mẫu bệnh phẩm, đến quá trình tiến hành xét nghiệm, tính toán... để cho các kết quả xét nghiệm tin cậy, giúp bác sĩ lâm sàng có cơ sở để chẩn đoán, điều trị, theo dõi, giám sát, quản lý bệnh nhân.
TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
BS Trương Hữu Khanh phân tích kỹ về ca bệnh 22 và cảnh báo Ca bệnh 22 dương tính trở lại khiến công chúng lo lắng đặt nhiều dấu hỏi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh (BV Nhi Đồng 1, TP.HCM) chuyên gia dịch tễ học - phân tích kỹ về ca bệnh 22 và đưa cảnh báo. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh (BV Nhi Đồng 1,...