Các phương pháp điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn
Nhiễm ấu trùng sán lợn có thể gây ra các nguy cơ tai biến ở não, mắt… Tùy theo vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau…
1. Dùng thuốc điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn
- Điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn bằng thuốc kháng ký sinh trùng : Sử dụng thuốc nhóm này nhằm tiêu diệt sán dây trưởng thành trong đường ruột cũng như ấu trùng tồn tại ở cơ quan khác. Một số thuốc thường được chỉ định gồm:
Niclosamide: Hoạt chất niclosamide tiêu diệt sán bằng cách tác dụng trực tiếp lên đầu sán. Sau khi chết, sán bị tống ra ngoài theo phân. Sau 2 giờ uống niclosamide, bệnh nhân có thể uống một liều thuốc nhuận tràng để tống hết đã chết ra ngoài và phòng ngừa khả năng trứng sán di chuyển lên dạ dày.
Niclosamide có nhiều ưu điểm giá thành rẻ, hiệu quả, ít gây độc nên được dùng phổ biến. Tuy nhiên, đối với ấu trùng sán lợn thì thuốc kém đáp ứng điều trị hơn so với praziquantel. Do đó, nếu nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm ấu trùng sán lợn thì trước tiên nên dùng praziquantel.
Biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn dưới da.
Praziquantel: Thuốc có tác dụng đối với các sán nhạy cảm ở các giai đoạn ấu trùng, chưa trưởng thành và sán đã trưởng thành. Thuốc đã được dùng để điều trị có hiệu quả bệnh ấu trùng sán lợn thần kinh, trừ bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt.
Các tác dụng phụ của thuốc phần lớn xuất hiện do sự giải phóng các chất bên trong ký sinh trùng khi chúng chết đi và phản ứng miễn dịch của cơ thể với các chất này. Khi nhiễm ký sinh trùng càng nặng thì tác dụng phụ càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, dù tác dụng không mong muốn hay gặp nhưng thường nhẹ và nhanh hết.
Liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào bất thường, kéo dài hoặc diễn tiến nghiêm trọng hơn sau đây:
* Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, khó chịu, buồn ngủ, mệt mỏi, co giật, sốt cao, tăng áp lực nội sọ… Tác dụng phụ này gặp ở hầu hết các bệnh nhân mắc ấu trùng sán não do sự chết tế bào của ký sinh trùng. Tất cả các bệnh nhân mắc ấu trùng sán não cần được điều trị nội trú.
* Đường tiêu hóa: Khoảng 90% bệnh nhân dùng thuốc gặp phải tình trạng đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn. Đôi khi bệnh nhân có thể gặp tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ và đi ngoài ra máu.
* Gan: Một số trường hợp có thể gặp tăng men gan không triệu chứng.
* Phản ứng của cơ thể có thể gặp như nổi mề đay, phát ban, ngứa, đau lưng đau cơ, đau khớp, sốt, đổ mồ hôi, hạ huyết áp.
Một số phản ứng cực kỳ hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng như khó thỏ, rối loạn nhịp tim nhanh, phù… cần được cấp cứu.
Video đang HOT
Albendazol: Thuốc được dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn do Cysticercus cellulosae ở nhu mô thần kinh và bệnh nang sán do ấu trùng sán chó Echinococcus granulosus gây ra.
Albendazol chuyển hóa mạnh ở gan nên ở bệnh nhân có bệnh lý ở gan, tốc độ thanh thải thuốc qua gan sẽ giảm, qua đó sẽ làm tăng tích lũy thuốc và tăng tác dụng không mong muốn của albendazol. Vì thế, cần thận trọng khi dùng albendazol cho những người có rối loạn chức năng gan.
Trong quá trình điều trị, cần thận trọng theo dõi chức năng gan và đếm huyết cầu. Thuốc có tác hại đối với thai nhi, do đó cần loại trừ khả năng mang thai 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị liều cao và dài ngày. Thuốc tương tác bất lợi với thuốc tránh thai, do đó cần sử dụng biện pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết trong và sau khi dùng thuốc một tháng.
Corticoid: Thường được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn tại não để giảm viêm nhiễm, phù nề và giảm bớt triệu chứng đau đầu, nôn mửa do tăng áp lực nội sọ. Ngoài ra, corticoid cũng được phối hợp cùng thuốc kháng ký sinh trùng nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô ngoài ruột.
Phẫu thuật lấy ấu trùng ra ngoài được chỉ định nếu kích thước ấu trùng sán dây quá lớn gây chèn ép mạnh vào nhu mô não.
Nấu chín thức ăn đển phòng ngừa bệnh ấu trùng sán lợn
2. Lưu ý khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn
- Quá trình điều trị và dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
- Nhiễm ấu trùng sán lợn ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, do đó, cần hết sức thận trọng khi dùng bất cứ một thuốc diệt ấu trùng sán lợn nào, ngay cả khi bệnh nhân đã được dùng corticoid cũng có thể gây tổn thương không hồi phục khi điều trị các nang ở mắt hoặc tủy sống. Do đó, trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở mô thần kinh, người bệnh cần được khám để loại trừ tổn thương võng mạc.
- Nếu người bệnh bị u nang đe dọa đến tính mạng đã phát triển trong các cơ quan quan trọng như phổi hoặc gan, có thể phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào u nang để tiêu diệt ấu trùng trước khi loại bỏ u nang.
- Nếu nang ấu trùng gây ra các biến chứng, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cần sử dụng thuốc để quản lý các triệu chứng, như thuốc chống động kinh nếu bệnh nhân có triệu chứng động kinh.
- Tẩy giun sán: Cần dùng thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần thận trọng do thuốc tẩy giun có thể dẫn đến viêm tạm thời và gia tăng các triệu chứng của nhiễm ấu trùng thần kinh trung ương. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kèm với thuốc kháng viêm.
Nhiều ca bệnh giun sán do lây nhiễm từ thú cưng
Bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo tăng đột biến, là người nuôi thú cưng. Ấu trùng này di chuyển đến các bộ phận cơ thể, gây bệnh ở não, phổi.
Có nhiều bệnh lây từ ký sinh trùng, côn trùng do ăn thức ăn tái, gỏi, tiết canh, rau thủy canh chưa nấu chín. Đặc biệt, một số bệnh mới nổi, ghi nhận ca bệnh tăng cao như nhiễm sán, ấu trùng, ấu trùng giun đũa chó, méo do nuôi thú cưng.
TS. Hoàng Đình Cảnh.
Các ca bệnh nhiễm giun đũa chó mèo đang tăng cao, đặc biệt là có nguyên nhân do nuôi thú cưng, thường xuyên ôm ấp thú cưng. Khi ôm, ngủ cùng thú cưng, người nuôi dễ nuốt phải trứng giun đũa chó mèo.
Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan..., đặc biệt gây ngứa ở da.
Riêng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc NIMPE), là bệnh viện chuyên khoa điều trị về bệnh ký sinh trùng côn trùng, trong năm 2023 đã điều trị 15.527 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính cả nước có 30.000 người bị bệnh do nhiễm giun đũa chó, mèo tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, người nuốt phải trứng này, do quá trình ăn uống vệ sinh cá nhân không đảm bảo, do ôm ấp thú cưng.
Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.
TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Việt Nam có nhiều người nhiễm sán lá gan nhỏ, có nơi 65% dân số nhiễm sán lá gan nhỏ, đặc biệt những địa phương có thói quen ăn tái, gỏi.
Ước tính mỗi năm có 1 triệu người nhiễm sán này. Hiện, sán lá gan đã ghi nhận tại 32 tỉnh, thành. Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun, sán.
Trước đó, nói về ca bệnh do nhiễm giun sán, theo TS.Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thời gian vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnh ký sinh trùng, điển hình là những bệnh ấu trùng sán dây lợn và một số bệnh ký sinh trùng khác.
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết, ông hay ăn rau sống, nem thính và thỉnh thoảng ăn tiết canh, thịt lợn tái.
Theo TS.Trần Huy Thọ, các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo. Nhiều người dân đến viện luôn khẳng định ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng.
Tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt... tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, giun sán...
Nhiều người tưởng ăn tiết canh vịt nhà tự làm sẽ không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng trong quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy những bộ phận của lợn chế biến làm nguyên liệu đánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Ngoài ra, còn nhiều người chủ quan, khi mắc sán não điều trị thấy đỡ đã bỏ giữa chừng, hoặc khi xuất viện về nhà, vẫn ăn đồ tái, sống.
Người mắc sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, bệnh nhân tới nhập viện trong trạng nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng một ngày có 5, 6 cơn co giật toàn thân. Đặc biệt trường hợp nặng còn để lại di chứng là những nốt vôi hóa không mất đi, khiến người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, giật cơ nhẹ.
Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân phải điều trị triệt để và còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân.
Đồng thời, cần bỏ các món ăn như tiết canh, thực phẩm tái, sống để không mắc bệnh ký sinh trùng tấn công vào cơ thể và lên não, chịu nhiều di chứng kéo dài suốt cuộc đời sau này.
Theo TS.Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thời gian vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnh ký sinh trùng, điển hình là những bệnh ấu trùng sán dây lợn và một số bệnh ký sinh trùng khác.
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết, ông hay ăn rau sống, nem thính và thỉnh thoảng ăn tiết canh, thịt lợn tái.
Theo TS.BS Trần Huy Thọ, các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo. Nhiều người dân đến viện luôn khẳng định ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng.
Tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt... tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, giun sán...
Nhiều người tưởng ăn tiết canh vịt nhà tự làm sẽ không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng trong quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy những bộ phận của lợn chế biến làm nguyên liệu đánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Ngoài ra, còn nhiều người chủ quan, khi mắc sán não điều trị thấy đỡ đã bỏ giữa chừng, hoặc khi xuất viện về nhà, vẫn ăn đồ tái, sống.
Người mắc sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, bệnh nhân tới nhập viện trong trạng nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng một ngày có 5, 6 cơn co giật toàn thân. Đặc biệt trường hợp nặng còn để lại di chứng là những nốt vôi hóa không mất đi, khiến người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, giật cơ nhẹ.
Để phòng chống các bệnh do thú cưng theo các bác sĩ người dân cần bỏ các món ăn như tiết canh, thực phẩm tái, sống để không mắc bệnh ký sinh trùng tấn công vào cơ thể và lên não, chịu nhiều di chứng kéo dài suốt cuộc đời sau này.
Thói quen ăn thịt tái khiến người đàn ông nhiễm sán lợn Người đàn ông 40 tuổi ở Hà Nội có thói quen ăn thịt lợn luộc tái, tới lúc đi khám mới phát biện bị nhiễm sán lợn. Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, người đàn ông này có sở thích ăn đồ sống, tái, đặc biệt thịt lợn luộc lúc...