Cảnh giác nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen hàng ngày
Nữ bệnh nhân 38 tuổ.i đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec kiểm tra sức khỏe thì bất ngờ phát hiện mắc ký sinh trùng cần điều trị ngay để tránh biến chứng khôn lường.
Bệnh nhân bất ngờ khi biết nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen vô tình thường ngày.
Đó là trường hợp của chị N.T.H (38 tuổ.i, ở Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong lần khám này, chị H được chỉ định siêu âm ổ bụng và làm các xét nghiệm má.u cơ bản.
Chụp MRI phát hiện hình ảnh nhiều tổn thương dạng nốt, khối khu trú trong gan của bệnh nhân.
Chị H cho biết, thỉnh thoảng có cảm giác tức nặng bắp chân hai bên. Chị H có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo, ngoài ra, bản thân không xuất hiện dấu hiệu khó chịu nào.
Bác sĩ thăm khám toàn thân và cơ quan bộ phận của chị H chưa thấy bất thường nào. Siêu âm có tổn thương gan, xét nghiệm có chỉ số bilirubin và bạch cầu ái toan đều tăng. Xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Vì vậy, bác sĩ tư vấn chị H chụp cộng hưởng từ – MRI, cắt lớp vi tính – CT đán.h giá tổn thương gan.
Video đang HOT
Chụp MRI phát hiện nhiều tổn thương dạng nốt, khối khu trú trong gan (chủ yếu gan phải), lách, đáy phổi trái (theo dõi tổn thương do ký sinh trùng). Đồng thời, chụp CT ghi nhận hình ảnh tổn thương rải rác nhu mô phổi hai bên (theo dõi tổn thương viêm không đặc hiệu), hạch trung thất, nốt giảm tỷ trọng nhu mô gan và lách.
Từ kết quả chụp chiếu đó cho thấy bệnh nhân có tổn thương tại gan, lách, phổi và kết quả xét nghiệm dương tính với các loại giun sán do ký sinh trùng, nên chẩn đoán xác định tổn thương gan, lách, phổi theo dõi do ký sinh trùng. Sau đó, bệnh nhân được tư vấn, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tránh biến chứng khôn lường có thể xảy ra.
Tiến sĩ Ngô Chí Cương – Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Trưởng chuyên Khoa Truyền nhiễm – Hệ thống Y tế Medlatec cho biết: Mắc ký sinh trùng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật cấp tính, hoặc áp xe gan, viêm túi mật, tụ má.u dưới bao gan. Tuy nhiên, bệnh nhân này rất may mắn trong lần kiểm tra định kỳ vô tình đã phát hiện ra bệnh lý tiềm ẩn và được điều trị kịp thời. Trường hợp của chị H chuyên gia cho rằng, nguyên nhân mắc ký sinh trùng có thể do thói quen hàng ngày là ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Cũng có thói quen chơi và ngủ cùng “thú cưng” mèo nhưng chưa bao giờ tẩy giun sán, nam bệnh nhân N.B.Đ (55 tuổ.i, ở Bắc Giang) đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám trong tình trạng xuất hiện nhiều ban dạng sẩn đỏ rải rác toàn thân. Bệnh nhân này đi khám da liễu và uống thuố.c theo đơn điều trị 3 đợt, nhưng bệnh không khỏi dứt điểm.
Lo lắng triệu chứng ngứa tiếp tục tái phát, kể cả sau điều trị, bệnh nhân quyết tâm đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám thì tá hỏa biết “thủ phạm” gây ngứa là do thú cưng nuôi trong nhà.
Để tránh mắc giun sán từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chuyên gia khuyên người dân nên thực hiện những cách phòng tránh sau: Rửa tay sạch sẽ trước ăn, hoặc sau khi chơi với thú cưng giúp giảm nguy cơ nhiễm giun sán; thực hiện thói quen ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn uống vỉa hè, hàng rong; không ăn các loại gỏi, rau, cá, thịt tái, thịt chua không rõ nguồn gốc; giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gạch sẽ, gọn gàng, không cho trẻ có thói quen ngậm tay, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh;…
Theo bác sĩ, bệnh ký sinh trùng thường có dấu hiệu mờ nhạt, không đặc hiệu, hoặc có thể xuất hiện các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, dị ứng, nổi mụn đỏ, đau nhức cơ, đau cơ, đầy bụng, cơ thể xanh xao…
Do dấu hiệu không đặc hiệu nên nhiều người dễ bỏ qua, vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, hoặc có yếu tố nguy cơ cao, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, sàng lọc chính xác.
Thông thường, để chẩn đoán ký sinh trùng, người dân có thể được chỉ định làm một trong các xét nghiệm, kỹ thuật sau: Siêu âm ổ bụng, xét nghiệm má.u; soi phân, xét nghiệm mô bệnh học; các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác như CT, MRI…
Lý do nhiều người ở Tuyên Quang đau bụng dai dẳng
Trong một số trường hợp, người bệnh nhiễm ký sinh trùng từ chó mèo có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng mãi không khỏi.
Một bệnh nhân đau bụng lâu ngày không khỏi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: BVCC.
Thời gian gần đây, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, liên tục tiếp nhận rất nhiều trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân cho biết đã tự uống thuố.c đỡ được vài ngày nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn sau đó.
Sau khi trao đổi riêng với bác sĩ, người bệnh được chỉ định đi làm xét nghiệm giun đũa chó mèo và nhận kết quả dương tính.
Bác sĩ Nguyễn Phạm Minh Trang, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, khuyến cáo bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) rất phổ biến ở Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi chó, mèo nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Giun đũa chó có thể để lại bệnh ở các nội tạng nhất là ở da, cơ, gan, thận, mắt, não và thần kinh...
Các gia đình có nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để hạn chế lây lan sang người.
Chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, qua đường sữa. Riêng chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường. Do đó, chó, mèo con cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi mới sinh ra 2-3 tuần tuổ.i, tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần.
Chó mèo trưởng thành cũng cần dùng thuố.c chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh.
Các gia đình cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của tr.ẻ e.m.
Phân thú cưng cần được thu dọn và loại bỏ ngay để ngăn ngừa lây nhiễm trứng giun, sán.
Mọi người cần rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với vật nuôi trong nhà hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm. Gia đình cần xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.
Các trường hợp có tiề.n sử dịch tễ tiếp xúc với chó/mèo hoặc các yếu tố nguy cơ, nếu thấy có triệu chứng như sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi ban... cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có hướng điều trị tốt nhất.
Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng Chơi cùng, ngủ cùng, xem thú cưng như một thành viên trong gia đình ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trẻ tuổ.i. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến gia tăng người mắc ký sinh trùng do lây nhiễm từ chó mèo. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng tại Bệnh viện Đặng...