Các phương pháp điều trị & hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư
Cơ thể con người được hình thành từ rất nhiều các tế bào. Mỗi tế bào lớn lên rồi bắt đầu quá trình phân chia thành các tế bào khác. Khi các tế bào xuất hiện quá trình phân chia không đúng quy luật, rồi xâm lấn sang các tế bào bình thường, khối u sẽ hình thành, gây bệnh Ung thư.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này đến trực tiếp từ những thói quen không tốt của con người như chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng (30%), uống rượu bia, hút thuốc lá (16%), môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi (12%).
Hiện nay, Ung thư là một căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu. Các phương pháp hỗ trợ căn bệnh hiện nay như phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp hóa trị và xạ trị vẫn là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị Ung thư trên thế giới.
Hóa trị
Hóa trị là truyền thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư vào cơ thể người bệnh. Các loại thuốc này có khả năng ngăn cản quá trình phân chia của của các tế bào bệnh , từ đó làm giảm các tế bào ung thư mới hình thành. Một nhược điểm của phương pháp hóa trị là không chỉ nhằm vào các tế bào bệnh mà còn làm tổn thương các mô, tế bào lành như các tế bào tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột, làm hại các cơ quan khác như gan, thận, tim… Vì vậy, khi áp dụng phương pháp hóa trị, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, giảm sức đề kháng, rất dễ bị bệnh tật tấn công.
Xạ trị
Xạ trị là dùng tia X hoặc chiếu xạ trực tiếp một dạng năng lượng để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị bằng khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Mục đích của xạ trị là làm tổn thương nhiều nhất tế bào Ung thư và hạn chế thấp nhất việc làm tổn thương đối với các tế bào lành lân cận.
Video đang HOT
Dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh Ung thư, nhưng các phương pháp điều trị trên cũng phần nào giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, với người bệnh Ung thư, theo được hết cả 3 quá trình điều trị trên là một việc không dễ dàng. Yếu tố tâm lý, những đau đớn sau phẫu thuật và tác dụng phụ của liệu trình hóa trị lên cơ thể khiến bệnh nhân không ăn được, cơ thể mệt mỏi, chán nản, thêm vào đó là quan niệm ăn để nuôi khối u làm nhiều bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị.
Theo TS Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, 1/3 số bệnh nhân Ung thư chết vì đói và suy dinh dưỡng trước khi chết vì căn bệnh. Ngoài ra, khối u trong cơ thể còn không ngừng ngốn chất dinh dưỡng. Nếu không đủ, nó còn tấn công toàn bộ dinh dưỡng dự trữ của cơ thể, làm đẩy nhanh quá trình tiêu hao chất đạm, chất béo, đồng thời khiến cơ thể giảm hấp thu chất.
Theo VNE
Vụ dân tố nhà máy gây ô nhiễm: 100 nóc nhà, 34 người ung thư
Khu phố có hơn 100 nóc nhà nhưng có tới 28 người chết, 6 người chờ chết vì căn bệnh ung thư. Lãnh đạo phường Phả Lại nói số người chết thế là nhiều nhưng nguyên nhân thì chưa rõ. Người dân vì vậy cứ sống hoang mang với bệnh tật.
Khu phố "ung thư"
Phố Lục Đầu Giang thuộc phường Phả Lại, thị xã Chí Linh nay đã được người dân địa phương mặc định là "phố ung thư". Thời gian gần đây, hàng chục người dân ở đây chết vì bệnh ung thư. Ung thư vòm họng, phổi, máu, dạ dày... Có gia đình 4 người thì 3 người chết vì ung thư. Có cả những đứa trẻ mắc căn bệnh tử thần.
Chị Nguyễn Thị Hải Chuyền (38 tuổi) bức xúc: "Hơn chục năm nay, người dân chúng tôi phải sống chung với khói, bụi, nước xả thải độc hại của nhà máy sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Chúng tôi sống đây lâu đời rồi, tại sao chính quyền các cấp lại cho nhà máy sản xuất mặt hàng độc hại hoạt động, gây cái chết cho dân? Ở đây nhà nào không có người chết thì cũng có người thân đã hoặc sắp chết vì ung thư".
Anh Vũ Đình Hòe (43 tuổi) thì phản ánh: "Nhà tôi ở ngay hướng đối diện miệng phễu xả khói của nhà máy, hàng ngày không dám mở cửa. Lâu nay chúng tôi vẫn sử dụng giếng khoan để sinh hoạt, ăn uống mà nhà máy này lại xả thải trực tiếp ra môi trường. Vợ tôi mắc bệnh ung thư đã qua đời để lại tôi 3 đứa con nhỏ. Bản thân tôi cũng có bệnh lý về phổi nên không biết có sống được lâu mà nuôi con không".
Nỗi ám ảnh đeo bám đến mức người dân trong những năm gần đây không dám đi kiểm tra sức khỏe định kỳ vì hễ đi khám là thấy bệnh nan y. Đành cứ lơ đi mà sống!
Một bệnh nhân ung thư ở phố Lục Đầu Giang
Trong số các gia đình có người thân mắc bệnh ung thư, gia đình bà Trần Thị Ngọt (SN 1952) cám cảnh nhất. Chồng bà đã bỏ bà đi vì bệnh ung thư. Tang chồng chưa hết, bà lại phải chịu tiếp tang con. Người con trai duy nhất vừa mất đầu năm nay cũng cùng căn bệnh đó. Bản thân bà hiện nay cũng đang bị ung thư não giai đoạn cuối. Không chồng, không con bà phải sống nốt những ngày còn lại trong bệnh tật nhờ vào sự cưu mang, đùm bọc của xóm láng.
Khu công nghiệp, ô nhiễm là... đương nhiên!
Trước con số người mắc bệnh ung thư bất thường, người dân khu phố Ngọc Sơn (Lục Đồ Giang) đã tự lên kế hoạch bảo vệ môi trường sống cho mình. Ngày 14/10, Công ty TNHH Thiên Lộc tiến hành chạy thử. Người dân đã kiến nghị lên chính quyền và lãnh đạo nhà máy với mong muốn nhà máy chuyển sản xuất sang mặt hàng khác, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho nhân dân, nhưng không được chấp nhận. Sau đó dân đã thuê xe đổ hơn chục khối đất đá "phong tỏa" cổng nhà máy để phản đối.
Dân đổ đất đá lấp cổng nhà máy
Ông Trương Quốc Bảo, một người dân địa phương, phản ánh: "Gần 20 năm nay công ty xây dựng 18, rồi xí nghiệp sản xuất tấm lợp Đông Anh sản xuất trong điều kiện nhà xưởng tềnh toàng, lộ thiên. Bụi a-mi-ăng độc hại tự do thải ra môi trường. Trước đó đã hai lần nhà máy xả thải ra môi trường làm chết hàng hoạt cá và thủy sản của dân. Hai cái hồ rộng cạnh đó bỏ hoang không ai dám nuôi trồng nữa. Mà chúng tôi thì sử dụng nước giếng nên việc chất thải độc hại ngấm xuống nguồn nước ăn của bà con là khó tránh khỏi".
Nhà máy sản xuất tấm lợp bị tố cáo gây ô nhiễm môi trường
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phương Văn Môn, Phó Chủ tịch phường Phả Lại thừa nhận: "Đã là khu công nghiệp thì không tránh được ô nhiễm môi trường. Riêng nhà máy sản xuất tấm lợp thì mặc nhiên phải có a-mi-ăng. Việc nhà máy tấm lợp Đông Anh hoạt động gây bụi trong khu dân cư là có nhưng bụi đấy có độc hại hay không thì chưa có đánh giá.
Còn việc người dân quanh nhà máy mắc bệnh ung thư như vậy, chúng tôi thừa nhận là nhiều. Tuy nhiên do nguyên nhân nào gây ra thì chúng tôi không dám trả lời. Vai trò của chúng tôi chỉ là giúp việc. Muốn biết rõ phải hỏi lãnh đạo".
Thu Hằng
Theo Dantri
Tiếp tục nghiên cứu "quyền được chết" Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu và chưa thể hiện "quyền được chết" trong Dự thảo Hiến pháp. Ngày 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp - ông Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội báo cáo giải...