Các nhà khoa học tìm ra thuốc triệt đường lây nhiễm COVID-19 qua giọt bắn và không khí
Giáo sư Kevin Morris cho biết liệu pháp này có một tiềm năng vô biên. Nó có thể được tinh chỉnh với mọi chủng virus khác, thậm chí dự phòng cho một đại dịch mới trong tương lai.
Chúng ta biết COVID-19 chủ yếu lây nhiễm qua đường giọt bắn. Đó là các hạt dịch lỏng bắn ra từ phổi của bệnh nhân, nơi virus SARS-CoV-2 có một thụ thể đặc biệt để lây nhiễm và sao chép lên với số lượng lớn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy 1 mL dịch gạc họng của bệnh nhân COVID-19 đã có tới 10 tỷ bản sao virus SARS-CoV-2. Khi các giọt dịch lỏng bắn ra khỏi đường hô hấp của người bệnh, chúng có thể bay hơi nhanh và để lại các hạt virus trơ nhẹ hơn, lơ lửng trong không khí lâu hơn.
Đó cũng là lý do tại sao COVID-19 bây giờ có thể lây lan qua cả đường không khí, ở một khoảng cách tới hơn 10 mét.
Vậy để triệt đường lây của COVID-19 qua các giọt bắn và cả đường không khí, các nhà khoa học có một chiến lược: Họ có thể tạo ra một loại thuốc làm giảm tải lượng virus trong phổi của bệnh nhân. Khi phổi có ít virus hơn, các giọt bắn lúc ho và hắt hơi cũng mang theo ít virus ra bên ngoài hơn.
Và nếu tải lượng virus có thể được quản lý xuống một mức đủ thấp, một bệnh nhân COVID-19 sẽ không còn có thể lây bệnh cho F1, ngay cả khi họ đứng bên cạnh mình.
Một loại thuốc làm giảm 99,9% tải lượng virus SARS-CoV-2 trong phổi
Ý tưởng trên đã được hiện thực hóa bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế tại Viện Y tế Menzies, Australia và Viện nghiên cứu City of Hope của Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã tạo ra một loại thuốc dựa trên công nghệ RNA để tấn công trực tiếp vào bộ gen của virus SARS-CoV-2. Khi bắt gặp virus, loại thuốc này sẽ làm bất hoạt RNA của nó, khiến virus không thể sao chép.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy thuốc kháng virus đã có thể làm giảm 99,9% lượng virus có trong phổi những con chuột nhiễm COVID-19.
” Phương pháp cho hiệu quả nhanh chóng chỉ trong vòng 24 giờ “, Giáo sư Kevin Morris, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. ” Nó đã ức chế đáng kể virus sinh ra trong phổi chuột, đến mức chúng tôi không thể phát triển virus lây nhiễm từ những lá phổi ấy được nữa”.
Giáo sư Morris giải thích cơ chế làm việc của thuốc “làm im lặng gen”
Ngoài ra, với việc làm giảm tải lượng virus, thuốc cũng có thể bảo tồn các mô phổi cho chuột, làm nhẹ tình trạng bệnh của chúng và giảm nguy cơ tử vong. Chỉ sau khoảng một ngày nhận thuốc, những con chuột nhiễm COVID-19 đã trông khỏe khoắn lên đáng kể so với những con chuột không được dùng thuốc.
“Mặc dù không phải là một phương pháp chữa khỏi, nhưng thuốc của chúng tôi có thể tốt tương đương một phương pháp chữa khỏi “, giáo sư Morris nói. ” Bạn có thể sử dụng thuốc hai ngày một lần hoặc với tần suất cao hơn cho đến khi virus biến mất và hệ thống miễn dịch hoạt động để kiểm soát virus”.
Những hạt thuốc nano như tên lửa tầm nhiệt, tự động tìm và diệt virus
Mô tả kỹ hơn về công nghệ thuốc RNA, giáo sư Nigel McMillan đến từ Đại học Griffith cho biết loại thuốc của họ là một dạng thuốc tiêm chứa các hạt nano đóng gói RNA. Về cơ bản, các hạt nano này giống như một tên lửa tự động “tìm và tiêu diệt mục tiêu”.
“Chúng tôi phát triển thuốc của mình dưới dạng các hạt nano tiêm vào cơ thẻ, và chúng sẽ tự động đi tìm virus, phá hủy bộ gen và khiến chúng không phát triển được nữa. Virus sẽ bị tiêu diệt bởi các hạt thuốc nano giống như tên lửa tầm nhiệt “, Giáo sư McMillan nói. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể gói thuốc này thành một hạt, gửi nó qua đường máu để tấn công virus”.
Giáo sư McMillan cho biết chiến lược này ” thực sự hữu ích với những bệnh nhân COVID-19 nặng đang đau khổ trong khu chăm sóc đặc biệt ICU, nơi mà việc tiêm vắc-xin đã trở nên quá muộn. Liệu pháp thực sự ngăn chặn sự tái tạo của virus, do đó cơ thể có thể tự chữa lành và việc phục hồi sẽ nhanh hơn nhiều.
“Về cơ bản, chúng ta có thể ngăn chặn những ca tử vong do COVID-19 nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời”, ông nói.
Không chỉ có hiệu quả với COVID-19, tiềm năng của liệu pháp là vô biên
Bởi công nghệ RNA sử dụng trong nghiên cứu mới này có phổ hoạt động rất rộng, giáo sư Morris và nhóm nghiên cứu cho biết nó không chỉ có tác dụng với virus SARS-CoV-2.
Liệu pháp có thể có lợi với bất kỳ chủng virus corona nào, chẳng hạn như SARS-COV-1, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Và ngay cả khi có một chủng virus corona mới xuất hiện trong tương lai, giáo sư Morris cho biết những hạt nano gói RNA vẫn có tác dụng.
Ông giải thích: “Virus SARS có thể sẽ ở bên chúng ta vĩnh viễn. Sự phát triển của tình trạng kháng virus đang diễn ra và ngay cả với vắc-xin, sự đề kháng vẫn xuất hiện. Liệu pháp này là một cửa ngõ cho phép những người bị nhiễm virus được điều trị. Cách tiếp cận có thể mở rộng, ổn định và có thể được triển khai ở bất cứ đâu”.
“Có thể nói tiềm năng của phương pháp này là vô biên”.
Giáo sư Kevin Morris (giữa) và các nhà nghiên cứu trong nhóm
Mặc dù kết quả ban đầu của thử nghiệm trên chuột khá hứa hẹn, nhưng các nhà nghiên cứu nhận định họ vẫn còn nhiều việc phải làm.
Giáo sư Morris cho biết: ” Chúng tôi vẫn còn phải xác định xem phương pháp của mình có hoạt động trên người hay không” . Và thực sự điều đó đang gặp khó khăn bởi nhóm nghiên cứu dường như đang thiếu kinh phí tài trợ.
“Trừ khi chúng tôi hoặc ai đó có thể huy động kinh phí cần thiết và thực hiện các thử nghiệm lâm sàng trên người. Còn ở chuột, chúng tôi đã biết chắc rằng nó có tác dụng chữa COVID-19″, giáo sư Morris chia sẻ.
Biến chủng virus tồn tại lâu hơn trong không khí, ba biện pháp hữu ích nhất thời điểm này
Theo quan điểm của TS, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, virus SARS-CoV-2 biến chủng lần này tồn tại trong không khí dễ hơn và lâu hơn bình thường.
Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch bùng phát lần thứ 4 nghiêm trọng hơn về cả số ca lây nhiễm, tốc độ lây nhiễm và mức độ tấn công của virus vào người bệnh. Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch này nguy hiểm hơn vì virus biến chủng kép của Ấn Độ được đánh giá có tốc độ lây nhiễm 1,7 lần so với các loại virus trước.
Bộ Y tế cũng nhận định, hiện nay virus đã có sự lây nhiễm cao trong môi trường chật hẹp. Đó là lý do vì sao chỉ trong ba tuần qua, Việt Nam đã vượt mốc 1.900 ca nhiễm mới trong cộng đồng.
BS Khanh cho biết, virus này tồn tại trong không khí dễ hơn và lâu hơn bình thường. "Virus gây bệnh hô hấp nào cũng vậy chỉ lây qua giọt bắn. Virus SARS-CoV-2 cũng vậy đường lây truyền chính là giọt bắn. Tuy nhiên đối với biến thể Ấn Độ, rất có thể giọt bắn này có thể tồn tại ở dạng lơ lửng trong phòng kín, rơi xuống chậm. Vì vậy, khi người lành hít phải giọt bắn mang virus sẽ bị mắc bệnh", BS Khanh nói.
Cũng theo PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua một vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0. Đặc biệt, virus lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, nhà máy trong khu công nghiệp (điều hòa, tập trung đông người, ngồi sát nhau...).
Ông Phu nhấn mạnh, hiện nay đường lây truyền của virus không thay đổi, nhưng nhiều khi người dân đã quên mất cách phòng bệnh như phải mở cửa, thông thoáng khí. "Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí chứ không rơi xuống, virus lây mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ trong ổ dịch tại quán bar, nhà máy trong khu công nghiệp", TS Phu phân tích.
Nhận định về vấn đề này, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, bản chất lây truyền của virus SARS-CoV-2 vẫn là lây qua giọt bắn. Tuy nhiên, khả năng giọt bắn tồn tại trong không khí của các biến chủng là khác nhau.
Biến chủng trong đợt dịch này lây lan nhanh khiến nhiều người nghĩ đến giả thiết do triệu chứng bệnh nhẹ, người nhiễm virus đi lại tiếp xúc gần lây lan cho người khác. Hoặc có thể giọt bắn của virus biến chủng có khả năng bay xa.
Các ổ dịch của Việt Nam gần đây đều xuất hiện ở những không gian kín như bar, máy bay, quán karaoke... Điều này phù hợp với dịch tễ của biến chủng Ấn Độ dễ lây lan ở trong không gian hẹp, kín.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, để đối phó với biến chủng virus mới, tuân thủ 5K vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa đại dịch. Trong đó, đặc biệt lưu ý với việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách hạn chế được nguy cơ lây nhiễm. Đối với những nơi không gian kín phải mở cửa thông thoáng, thường xuyên lau chùi bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ virus nếu có bám trên các bề mặt.
Về quan điểm virus lây trong không khí hay không, PGS, TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về việc virus chủng mới có lây nhiễm trong không khí. Các nghiên cứu mới của thế giới chỉ ra chủng mới có khả năng lây trong không khí và có nguy cơ lây nhiễm cao trong bầu không gian chật hẹp. Tuy nhiên, mật độ lây như thế nào, mức độ nồng độ virus của người nhiễm phát tán không khí như thế nào chưa có nghiên cứu cụ thể.
Theo TS Trương Hữu Khánh, ba biện pháp hữu ích nhất thời điểm này đối với người dân để phòng, chống dịch chính là tuân thủ khuyến cáo 5K, tiêm vaccine và phải tăng tốc độ xét nghiệm thật nhanh mới khống chế được dịch.
"Không xét nghiệm nhanh, để phải đuổi theo dịch thì biện pháp 5K cũng không có giá trị nhiều. Và chúng ta cũng không biết phải thực hiện 5K tới bao giờ nếu không có vaccine. Không phải tất cả các bệnh nhân mắc Covid-19 đều nhẹ, không phải chỉ người có bệnh nền mới nặng lên khi mắc Covid-19. Nếu chúng ta không tự phòng ngừa, từ chối tiêm vaccine có thể phải trả giá", BS Khanh nhấn mạnh.
Theo BS Khanh, vaccine vẫn có giá trị với biến chủng mới. Nếu vaccine không ngừa được bệnh thì sẽ ngừa cho người dân không nặng, không nhập viện. Do đó, chỉ có tiêm chủng, đạt được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng thì mới giảm nguy cơ lây nhiễm, gây tình trạng nặng của virus SARS-CoV-2.
Loại thuốc đầu tiên trên thế giới có thể tiêu diệt 99,9% SARS-CoV-2 Sản phẩm này do các nhà khoa học tại Viện Y tế Menzies Queensland (MHIQ) thuộc Đại học Griffith và Quỹ City of Hope (Australia) nghiên cứu, điều chế. Theo ABC News, phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng là công nghệ RNA làm vô hiệu hóa gene, hay siRNA (can thiệp nhỏ trong RNA). Nó sẽ tấn công trực tiếp vào...