Các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc thường có cơm rượu nếp cẩm, bánh gio còn miền Nam lại có bánh bá trạng và chè trôi nước…
Đến hẹn lại lên, vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc.
Tại Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “diệt sâu bọ” bởi theo quan niệm của ông cha ta từ xưa thì sâu bọ và mầm bệnh sẽ sinh trưởng mạnh mẽ nhất vào ngày này nên chúng ta phải ăn những thức ăn có khả năng “diệt” sâu bọ.
Tết Đoan Ngọ đang đến rất gần, các chị em đã chuẩn bị chưa?
Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan Ngọ vẫn còn được giữ gìn trên khắp cả nước và đây cũng là dịp để mọi người sum họp bên nhau. Trải qua nhiều năm, dù đã có nhiều đổi thay nhưng truyền thống của người Việt vẫn được thể hiện qua các món ăn đặc trưng vào Tết Đoan Ngọ như cơm rượu nếp, bánh gio, chè trôi nước, các loại trái cây như mận, vải…
Bánh gio, cơm rượu nếp, mận, vải… là những thứ luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ Theo quan niệm từ xưa, vị nồng của nếp hòa với men cay của rượu sẽ làm cho các ký sinh có hại trong cơ thể bị “tiêu diệt”. Đặc biệt là cơm rượu nếp nên ăn vào buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy.
Cơm rượu nếp cái hoa vàng đặc trưng ở miền Bắc.
Để làm cơm rượu nếp người ta thường sử dụng gạo nếp, nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng được đồ lên và ủ trong vài ngày. Cơm rượu khi ăn có vị ngọt cay cay và tạo cảm giác dễ chịu trong bụng.
Tuy nhiên giữa các vùng miền lại có sự khác nhau về cách làm cơm rượu nếp. Nếu như cơm rượu ở miền Bắc là hạt rời thì cơm rượu ở miền Nam lại là dạng viên, còn ở miền Trung cơm rượu được ép thành khối và cắt thành các miếng vuông vức.
Cơm rượu ở miền Nam lại có dạng viên tròn và thường được ăn cùng với xôi vò.
Bánh gio và bánh bá trạng
Bánh gio vốn thức quà dân dã có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng… và đây cũng là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Bánh gio không chỉ ngon mà còn giúp chống ngấy, hạ nhiệt, làm mát ruột rất thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng của mùa hè.
Bánh gio vàng óng ánh và thơm ngon khó cưỡng.
Bánh gio được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro đốt sau đó đem gói trong lá chuối và luộc chín. Chẳng ai có thể cưỡng lại được những chiếc bánh gio với màu hổ phách óng ánh, trong suốt và mềm dẻo. Khi chấm bánh gio với mật mía ngọt ngào bạn sẽ cảm thấy như có một bản hòa tấu vô cùng thơm ngon trong miệng mình.
Nếu như bánh gio phổ biến ở miền Bắc thì miền Nam, nơi tập trung nhiều đồng bào người Hoa, lại xuất hiện thêm bánh bá trạng. Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.
Bánh bá trạng lại phổ biến ở miền Nam.
Ở miền Nam bánh tro thường có nhân đậu xanh, nhưng với bánh bá trạng, đậu xanh nằm ngay trong phần vỏ bánh nếp và nhân thì lại bao gồm rất nhiều loại khác nhau như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt lợn…
Video đang HOT
Chè trôi nước
Nếu như nười miền Bắc thường ăn bánh trôi, bánh chay vào dịp Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch) thì miền Nam lại ăn chè trôi nước vào dịp Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước được làm từ gạo nếp nên món ăn này cũng có khả năng diệt sâu bọ tốt.
Ở miền Nam người ta thường ăn chè trôi nước vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa. Khi ăn bạn cho thêm chút gừng giã nhỏ và vừng vào ăn cùng sẽ rất ngon.
Chè trôi nước thường ăn cùng nước cốt dừa, vừng và gừng giã nhỏ.
Chè kê
Nếu như ở miền Nam có chè trôi nước thì miền Trung lại có chè kê vào ngày Tết Đoan Ngọ, món ăn này đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế. Thời điểm Tết Đoan Ngọ cũng là lúc mùa kê vào mùa, vì thế người dân Huế thường làm chè kê để dâng ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Quảng Nam.
Chè kê không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ ở Huế.
Chè kê được làm từ hạt kê được xay tróc vỏ rồi ngâm và đun sôi cho đến khi nở mềm thành dạng sền sền. Sau đó cho thêm ít đường và nước gừng là món chè kê đã hoàn thành. Chè kê có màu vàng đặc trưng và rất thơm. Có rất nhiều biến tấu với chè kê như chè kê đậu xanh, chè kê khoai lang…
Chè kê thường ăn cùng với và bánh tráng mè.
Bên cạnh trái cây, cơm rượu, các loại chè bánh thì thịt vịt cũng là một món được nhiều gia đình cho vào mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm từ xưa, ngày 5/5 Âm lịch thường là ngày nóng nực nên mọi người ăn thịt vịt vì vịt có tính hàn. Bên cạnh đó thịt vịt còn được cho là có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Thịt vịt có tính hàn rất thích hợp ăn vào ngày nắng nóng.
Ngoài ra, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa và vì thế những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Vịt có thể được chế biến thành nhiều món như vịt luộc, vịt quay, cháo vịt… món nào cũng ngon và hấp dẫn.
Món vịt om sấu có mặt trong một mâm cúng Tết Đoan Ngọn đẹp mắt.
Công thức 4 món ngon phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 AL)
Tùy vào phong tục mà ở mỗi vùng miền sẽ có những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Đừng để ngày lễ này trở qua một cách 'buồn tẻ' mà hãy làm 'vui miệng' bởi những món ăn đặc trưng sau đây.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, người dân Việt Nam thường ăn những món ăn như hoa quả, rượu nếp và thịt vịt với quan niệm chúng có tác dụng giết sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
Cách làm những món ăn Tết Đoan Ngọ
Bánh tro
Cách làm bánh tro (bánh ú) đón Tết Đoan Ngọ (Nguồn: Internet)
Món ăn truyền thống phổ biến trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ và một số nơi của miền Bắc là bánh tro. Bánh tro có nhiều tên và hình dạng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và vài biến thể khác nhau theo địa phương.
Cách làm bánh tro Tết Đoan Ngọ như sau:
Nguyên liệu:
500g gạo nếp.Nửa bát đậu xanh.Lá tre.Dây lạt.Đường, muối, nước tro (nước tro có bán sẵn ở các chợ).
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Gạo nếp vo sạch rồi đem ngâm vào chậu nước lạnh, có thể cho thêm chút muối vào ngâm qua đêm, thời gian khoảng 5 - 6 tiếng.Đậu xanh đãi sạch vỏ và rửa sạch, ngâm từ 1 - 2 tiếng trước khi gói bánh (nếu không có thời gian đãi vỏ đậu thì bạn có thể mua loại đậu đã tách vỏ).Sau khi ngâm xong, cho đậu vào nồi, thêm nước lọc ngập mặt đậu và luộc chín.Sau khi đậu chín, cho 3 thìa cà phê đường vào và dùng muôi gỗ đảo nhanh để hạt đậu mịn nát ra. Nấu đậu cho đến khi đậu hơi se khô lại thì tắt bếp, để nguội.Vo đậu thành viên tròn để làm nhân.Pha một bát nước tro với 1 lít nước lọc. Sau 5 - 6 tiếng ngâm gạo, chắt đổ nước đi, đổ nước tro đã hòa với nước lọc vào ngâm tiếp từ 20 - 22 tiếng trước khi gói bánh.Khi ngâm, bạn hãy thử lấy hạt gạo nếp bóp nhẹ, nếu hạt gạo vỡ ra thì đã ngấm đủ nước tro.Sau khi ngâm gạo nếp đủ tiếng, bạn xả gạo qua nước, sau đó xóc với muối và để vào rổ cho ráo nước.Lá tre rửa sạch rồi cho vào nồi chần sơ cho lá mềm để dễ gói hơn.
Bước 2: Gói bánh
Xếp 2 lá tre lên nhau sao cho 2 lá hơi lệch nhau 1 chút. Sau đó cuộn đầu lá thành hình cái phễu, phần dưới đuôi lá phải kín chặt để gạo không rơi ra.Lá sau khi gói thành hình phễu thì đổ khoảng 2 muỗng gạo nếp vào trước, cho nhân đậu xanh vào và múc tiếp gạo nếp đổ vào đến khi che phủ hết đậu xanh là được, lấy thìa nén chặt.Gấp phần lá vào cho thật kín và gói lại bằng dây chun. Cứ làm cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 3: Nấu bánh
Lấy nồi đủ to để luộc hết bánh mà bạn đã gói, cho nước ngập mặt bánh, chờ nước sôi thì thả bánh vào luộc chín. Luộc bánh khoảng một tiếng rưỡi đến 2 tiếng tùy theo kích thước nhỏ hay lớn.
Sau khi bánh chín lập tức lấy ra xả qua nước lạnh và bỏ vào rổ để ráo nước là được.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp trắng (Nguồn: Internet)
Không biết tự bao giờ cơm rượu nếp lại trở thành món ăn đặc trưng có thể tiêu diệt được sâu bọ và phổ biến ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Người xưa cho rằng các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn... trong cơ thể. Và cơm rượu nếp chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố đó.
Sau đây là cách làm cơm rượu nếp cho ngày Tết Đoan Ngọ:
Nguyên liệu:
500g gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm (bạn thích ăn loại nào thì chuẩn bị loại gạo đó để nấu).3 viên men rượu, mỗi viên khoảng 2g là được.300 - 400ml nước lọc.2 thìa cà phê muối.
Cách làm:
Cho gạo nếp ra rổ, sau đó vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, trấu còn sót trong nếp (nếu có). Sau khi vo xong, bạn để cho gạo ráo nước tự nhiên. Lưu ý, bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng.Cho phần gạo vào nồi và thêm thìa muối rồi trộn đều lên. Tiếp tục cho nước vào nồi sao cho phần nước này chỉ xâm xấp mặt gạo, không được quá nhiều, sau đó nấu chín.Tán nhuyễn men rượu.Đánh tơi phần cơm nếp đã nấu chín và xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều và để cơm nguội tự nhiên.Trong lúc chờ cơm nguội, bạn pha 1 thìa cà phê muối với khoảng 300ml nước ấm.Phần men đã tán nhuyễn bạn chia làm 2 phần. Phần đầu rắc lên bề mặt của cơm, sau đó lật mặt kia lại và rắc thêm lần nữa. Cuối cùng, dùng thìa và đũa đảo lên để cho men ngấm đều vào cơm.Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị, sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại và cho vào một cái tô sạch. Thực hiện đến khi hết phần cơm đã trộn men, sau đó bọc kín tô lại và để nơi khô ráo.
Sau khi ủ cơm khoảng 3 - 4 ngày là bạn có thể thưởng thức được món cơm rượu thơm ngon hấp dẫn.
Cháo vịt
Cháo vịt mắm gừng thơm ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ (Nguồn: Internet)
Có rất nhiều món ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ, tùy vào vùng miền và mỗi gia đình mà sẽ chọn một món ăn khác nhau. Những món ăn từ vịt như bún măng vịt, cháo gỏi vịt, vịt quay,...cũng được rất nhiều gia đình chọn để nấu cúng Tổ Tiên vào dịp lễ này. Trong đó, có thể nói cháo vịt là món ăn dễ nấu nhất nên được ưu tiên lựa chọn hơn.
Sau đây là công thức nấu cháo vịt ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ.
Nguyên liệu:
1 con vịt cỏ.300g gạo (nếu nhà đông thành viên thì có thể nấu nhiều gạo hơn).6 củ tỏi.5 trái ớt.1 nhánh gừng.Hành lá, rau ngò, hành phi.Muối, nước mắm, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Chà sạch thịt vịt với muối sau đó xát lại với gừng và rượu để bớt mùi hôi. Gạo rang nóng để cháo thơm và đậm vị hơn.
Bước 2: Nấu cháo
Cho nước và vịt vào nồi, nấu chín vịt. Tiếp tục cho gạo vào nấu đến khi gạo nhừ. Sau đó, vớt vịt ra chặt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Làm nước mắm gừng
Giã ớt, tỏi và gừng hòa với đường và nước mắm theo tỷ lệ 2 mắm: 1 đường. Sau đó thêm một chút nước cốt chanh để vị nước chấm được ngon hơn.
Khi ăn, bạn múc cháo ra tô và cho hành lá, ngò, hành phi và tiêu vào để cháo được thơm hơn.
Bánh xèo
Cách làm bánh xèo giòn ngon đón mùng 5 tháng 5 - Tết Đoan Ngọ (Nguồn: Internet)
Khu vực miền Tây Nam Bộ ăn Tết Đoan Ngọ thường đơn giản và dân dã với món bánh xèo. Để làm món bánh xèo giòn ngon thì có thể tham khảo công thức dưới đây.
Nguyên liệu:
Bột bánh xèo pha sẵn hoặc pha bột gạo với bột nghệ và nước cốt dừa.Bia (giúp vỏ bánh giòn lâu).Thịt ba chỉ.Tôm nhỏ hoặc tép.Đậu xanh nguyên vỏ.Hành tây, hành lá, giá đỗ.Tỏi, ớt, chanh làm nước chấm.Rau sống.Muối, đường, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt ba chỉ thái mỏng hoặc bằm sơ, ướp gia vị.Tôm cắt râu, làm sạch đem xào chín cùng thịt.Hành tây bóc vỏ thái múi cau ngâm nước đá. Giá đỗ rửa sạch để ráo nước. Hành lá xắt nhỏ.Đậu xanh nấu chín sơ.
Bước 2: Pha nước chấm
Nước chấm pha chua ngọt theo tỷ lệ: 5 nước, 2 đường, 1.5 mắm, 1 nước cốt chanh rồi thêm tỏi, ớt băm vào.
Bước 3: Pha bột và chiên
Trộn bột với một thìa nhỏ muối, một chén bia và nước. Khuấy đều đến khi có hỗn hợp lỏng, không vón cục. Thả hành lá và đậu xanh vào. Lưu ý, không nên pha bột đặc vì khiến vỏ bánh dày, không giòn, khó chín.Cho một thìa dầu ăn vào chảo chống dính, chờ dầu sôi.Đổ một thìa bột vào láng cho thật mỏng. Đậy vung khoảng 1 phút cho chín.Cho hỗn hợp nhân tôm thịt và giá sống lên. Gập đôi bánh và chờ cho giòn đều 2 mặt.Gắp bánh ra đĩa và thưởng thức.
Khi ăn, cuộn bánh xèo vào bánh tráng hoặc lá cải xanh cùng với các loại rau thơm, dưa leo,.. chấm với nước mắm chua ngọt đã pha.
Ngoài những món ăn phổ biến trên thì còn rất nhiều món ăn khác cũng như những tục lệ đón Tết Đoan Ngọ khác nhau phụ thuộc vào từng vùng miền. Tuy nhiên, hy vọng rằng một vài gợi ý nhỏ trên sẽ giúp bạn đón Tết Đoan Ngọ sum vầy và vui vẻ bên bạn bè cũng như người thân trong gia đình.
Tết Đoan Ngọ 2020 ủ rượu nếp thơm ngọt mọng nước đúng kiểu miền Bắc Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch) đang tới rất gần, cùng trổ tài tự ủ rượu nếp kiểu miền Bắc đúng vị thơm ngọt truyền thống cho cả nhà cùng thưởng thức nhé. Nguyên liệu: Gạo nếp xay: 1kg Men rượu nếp: 20g 1 cái rổ thưa có 2 lớp. 1 cái chăn mỏng. Màng bọc thực phẩm. Cách ủ rượu nếp...