Các bài tập giúp giảm mỡ bụng
Một số bài tập không dùng tạ giúp bạn đốt cháy mỡ thừa ngay tại nhà.
Khi mọi phòng tập đóng cửa vì dịch bệnh, xu hướng tập thể dục tại nhà, qua mạng trở nên phổ biến. Có nhiều bài tập hiệu quả trong việc tăng tốc độ giảm cân, giảm mỡ bụng và đốt cháy mỡ thừa toàn thân. Bên cạnh theo dõi chế độ ăn, những bài tập không sử dụng tạ giúp bạn đẩy nhanh quá trình giảm mỡ, có vóc dáng đẹp ngay tại ngôi nhà của mình.
Nhiều bài tập body weight (sử dụng trọng lượng cơ thể, không dùng tạ) tại nhà hỗ trợ giảm mỡ, tiêu hao năng lượng dư thừa. Ảnh: GQ.
1. Chống đẩy tư thế Người Nhện (Spiderman Push-up)
Ngoài hướng đến các nhóm cơ giống bài tập chống đẩy truyền thống, chống đẩy kiểu Người Nhện còn tác động vào cơ bụng thẳng, bụng xiên và lưng. Từ đó, cải thiện sức mạnh vùng cốt lõi, ngăn ngừa chấn thương thắt lưng khi thay đổi tư thế đột ngột.
Để thực hiện bài tập chống đẩy Người Nhiện, bạn bắt đầu với tư thế chống đẩy cơ bản. Đảm bảo gót chân, phần sau đầu nằm trên một đường thẳng.
Hạ thấp người xuống giống động tác chống đẩy thông thường. Khi đi xuống, nâng một bên đầu gối về phía khuỷu tay. Tiếp theo, đẩy người lên, đưa chân đó ra sau và trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với chân bên kia và luân phiên qua lại.
2. Burpee
Bản thân Burpee là một bài tập toàn thân đòi hỏi nhiều năng lượng. Nó sẽ khiến bạn thở dốc, đồng thời tiêu hao calories hiệu quả.
Burpees có thể được thực hiện như một phần của chế độ luyện tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT). HIIT là loại bài tập tim mạch yêu cầu bạn thực hiện loạt chuyển động cường độ cao trong thời gian ngắn, sau đó là một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn.
Theo Healthline , HIIT là cách đốt cháy chất béo hiệu quả trong cơ thể, đặc biệt là xung quanh bụng và dạ dày.
Burpee là sự kết hợp giữa động tác chống đẩy và jump squat (squat bật nhảy).
Burpee là bài tập phối hợp nhiều nhóm cơ cùng lúc, đốt cháy nhiều năng lượng. Ảnh: Muscle & Fitness.
Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm với đầu gối uốn cong, lưng thẳng và bàn chân rộng bằng vai. Hạ tay xuống sàn, đồng thời đá chân ra phía sau. Giữ cơ thể từ đầu đến gót chân nằm trên một đường thẳng.
Thực hiện động tác chống đẩy. Không để lưng chùng xuống hoặc đẩy mông lên cao. Bật nhảy 2 chân trở lại vị trí cũ. Đứng lên và nhảy lên không trung.
Video đang HOT
Khi tiếp đất, bạn giữ đầu gối uốn cong theo tư thế ngồi xổm ban đầu và lặp lại.
3. Chống đẩy nâng mông cao (Pike Push-up)
So với kiểu chống đẩy truyền thống, chống đẩy nâng mông cao tạo tư thế chữ V ngược, tác động nhiều hơn vào phần vai. Ngoài ra, nó còn tăng sức mạnh cho vùng lõi. Khi thực hiện bài tập này, vùng lõi được kích hoạt để giữ cơ thể không đổ nhào về phía trước. Chống đẩy nâng mông cao còn là sự chuẩn bị thể lực cho động tác trồng cây chuối. Nó giúp bạn tăng khả năng chịu đựng khi tập trung trọng lượng về phía đầu.
Thực hiện tư thế chống đẩy thông thường, hai tay cách nhau một khoảng bằng vai. Nâng hông lên sao cho cơ thể tạo thành hình chữ V ngược. Giữ tay, chân thẳng nhất có thể.
Gập cẳng tay, hạ thấp người, giữ đầu gần chạm đất. Trở lại tư thế ban đầu và vẫn giữ thẳng tay.
Chống đẩy có nhiều bài tập biến thể khác nhau để bạn rèn luyện sức mạnh tại nhà. Ảnh: GQ.
4. Squat thrust
Squat thrust giúp xây dựng sức mạnh, độ bền của cơ bắp, đồng thời thúc đẩy nhịp tim gia tăng.
Để thực hiện squat thrust, bạn đứng với 2 chân rộng bằng vai. Hạ thấp trọng tâm theo tư thế ngồi xổm, đặt 2 tay trên sàn. Đá chân ra phía sau, giữ tay và chân thẳng.
Tiếp theo, bật nhảy 2 chân về phía trước sao cho đầu gối gần như chạm ngực. Lặp lại các chuyển động trên.
Bài tập squat thrust trông đơn giản nhưng chỉ sau vài lần lặp lại, bạn sẽ cảm nhận nhịp tim tăng lên đáng kể.
5. Mountain climbers
Bài tập mountain climbers là sự kết hợp giữa plank và nâng gối. Nó tăng cường sức mạnh cho cánh tay, lưng, vai, lõi và chân. Bằng sự tham gia của nhiều nhóm cơ cùng lúc, mountain climbers cải thiện khả năng giữ thăng bằng, sức mạnh, sự linh hoạt và quá trình lưu thông máu.
Một lợi ích của việc sử dụng nhiều nhóm cơ cùng lúc là nhịp tim gia tăng, đốt cháy nhiều calories hơn.
Bắt đầu với tư thế chống đẩy, 2 tay dang rộng bằng vai. Kéo một đầu gối về phía ngực nhanh nhất có thể, giữ đầu gối không chạm sàn. Trở lại vị trí ban đầu, thực hiện tương tự cho chân bên kia và luân phiên 2 chân.
5 bài tập hiệu quả cho vùng bụng
Kết hợp với thở bụng, những bài tập dưới đây vừa giúp bạn có được vòng eo thon gọn vừa giúp cho việc vận chuyển thức ăn của ruột và tăng cường sức mạnh cho đáy chậu.
Các bài tập này nên được thực hiện thường xuyên tại nhà.
1. Bài tập "thả neo"
- Đứng hai bàn chân rộng bằng hông, đầu gối hơi cong, xương chậu giữ thẳng (không nghiêng về phía trước hay ra phía sau), vai mở, ngực cao, cổ thẳng, nhìn về phía trước.
- Hai cánh tay xuôi theo thân, lòng bàn tay hướng ra ngoài, mở rộng cơ thể, đồng thời co thắt đáy chậu và trực tràng mà không di chuyển xương chậu.
- Thở ra như thể bạn đang thổi qua ống hút.
- Hít thở 5 lần trước khi thả lỏng.
Bài tập "thả neo".
2. Bài tập vặn mình
- Ngồi trên mép ghế, hai chân tạo thành 90, đặt hai tay sau gáy.
- Đưa vai ra sau, nâng cao ngực, khi thở ra, co cơ đáy chậu và hơi xoay người sang phải (không xoay phần hông, vẫn giữ ở phía trước!).
- Thực hiện 3 lần mỗi bên.
Bài tập vặn mình.
3. Bài tập căn chỉnh
- Nằm ngửa trên mặt đất, đầu gối co lại, hai bàn chân rộng bằng vai, xương cụt càng xa đỉnh đầu càng tốt.
- Hai tay chống xuống sàn ở mỗi bên hông, nâng xương chậu lên trên.
- Từ từ hạ xuống, từng đốt sống một.
- Đặt bàn tay của bạn, lòng bàn tay ngửa lên, dọc theo thân.
- Thở ra hóp bụng, trong 5 nhịp thở.
Bài tập căn chỉnh.
4. Bài tập căng cơ đáy chậu
- Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt sau gáy, khuỷu tay chống xuống sàn.
- Đặt mắt cá chân phải lên mắt cá chân trái, giữ chân thẳng, xương chậu không di chuyển.
- Cằm gập nhẹ, co cơ đáy chậu, làm như thể muốn mở đầu gối ra ngoài, trong khi bàn chân chống lại. Hít thở và thả lỏng.
- Thực hiện 5 lần.
Bài tập căng cơ đáy chậu.
5. Bài tập chống đẩy
- Tư thế cái bàn, khuỷu tay thẳng với vai và nâng cao chân để khuỵu gối.
- Lưng thẳng, ưỡn người về phía trước, cố gắng dùng khuỷu tay đẩy sàn về phía sau càng xa càng tốt, co cơ đáy chậu và siết chặt mông và trực tràng.
- Giữ trong 30 giây, sau đó thả lỏng.
- Thực hiện 5 lần.
Bài tập chống đẩy.
Phương pháp thở bụng nhằm tối ưu hóa lợi ích của các động tác này, tác động lên đáy chậu. Tập trung vào cơ bụng, các bài tập giúp giảm đầy hơi, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón hoặc són tiểu.
Thở bằng bụng là chìa khóa của nhiều bệnh: Nhẹ nhàng, không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nó có tác dụng đối với cơ sàn chậu và có thể tập hàng ngày, ở mọi lứa tuổi.
6 bài tập cho dân văn phòng, không cần rời bàn làm việc bạn vẫn có cơ thể săn chắc Nếu không có thời gian đến phòng tập, bạn hãy áp dụng ngay những bài tập tại phòng làm việc dưới đây nhé. Bài tập 1: Chống đẩy tại bàn Cách thực hiện: - Hai tay chống vào bàn một khoảng rộng bằng vai. - Chân lùi về phía sau, người đổ dồn về phía trước, nghiêng với mặt đất một góc khoảng...