Cà tím nhồi thịt chiên xốt tỏi thơm ngon kích thích vị giác
Cà tím chín mềm, ngấm nước từ thịt chiên thơm ngon lại phủ thêm lớp xốt tỏi dậy mùi sẽ rất kích thích vị giác của cả nhà trong bữa cơm chiều.
Cà tím nhồi thịt chiên xốt tỏi đổi món cơm chiểu.
Nguyên liệu:
- Cà tím loại dài: 3 quả khoảng 600g
- Thịt lợn xay: 300g
- Tương cà chua: 50g
- Gia vị, dấm, đường, hành hoa, tỏi, dầu ăn.
Cách làm cà tím nhồi thịt chiên xốt tỏi:
Thịt lợn xay ướp với 1 thìa gia vị và hành hoa cắt nhỏ, đảo đều để ngấm.
Video đang HOT
- Cà tím sơ chế sạch, cắt khúc dài khoảng 5cm. Dùng muỗng nạo rỗng ruột khoảng 2/3 miếng cà.
Nhồi phần thịt lợn xay đã ướp ở trên vào từng miếng cà tím cho đầy, ấn nhẹ tay cho thịt bám chắc vào miếng cà để khi chiên không bị rời ra. Làm lần lượt cho hết phần thịt và cà đã chuẩn bị.
Cho dầu ăn vào chảo, cho cà tím nhồi thịt vào chiên vàng các mặt.
Cho phần tương cà chua, dấm, đường, gia vị và 1 thìa canh nước lọc vào khuấy tan để làm nước xốt.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ, bỏ bớt dầu trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm. Thêm phần xốt tương cà đã chuẩn bị ở trên vào, đun sôi để làm xốt tỏi. Các bạn nêm nếm lại phần xốt tỏi cho vừa miệng, phù hợp với khẩu vị gia đình.
Cuối cùng các bạn cho phần cà tím nhồi thịt đã chiên vàng vào, om nhỏ lửa khoảng 5-7 phút cho cà tím ngấm đều nước xốt đến khi nước xốt sánh lại là được.
Cho cà tím nhồi thịt chiên xốt tỏi ra đĩa sâu lòng, thưởng thức cùng cơm trắng sẽ rất ngon miệng.
Cà tím ngấm nước xốt tỏi, thịt xay thơm béo, khi thưởng thức vừa mềm vừa ngọt lại có vị chua nhẹ rất kích thích vị giác. Nước xốt dậy mùi tỏi, có màu cam nhẹ từ tương cà chua rất hấp dẫn.
Nếu còn chưa biết ăn gì hôm nay các bạn hãy cùng làm món cà tím nhồi thịt này để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Sai lầm khi nấu canh khiến nước dùng mất ngon, kém vị
Đôi khi một nồi nước dùng có vị rất ngon nhưng mùi hương của nó lại không hấp dẫn. Điều đó chứng tỏ người nấu đã gặp phải một số sai lầm khi sử dụng gia vị.
Các món súp hay nước dùng là món ăn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, vào mùa thu hoặc mùa đông thì việc ăn một tô súp nóng, hay húp một bát canh sẽ khiến cơ thể cảm thấy rất dễ chịu. Vào những ngày nóng nực, những món ăn này cũng vẫn xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, không ít chị em nói rằng khi họ tự nấu nước dùng ở nhà, nhiều lần rơi vào trường hợp nguyên nồi súp hay nồi canh có mùi không thơm như họ tưởng, khiến công sức cả buổi nấu thành công cốc. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chị em có thể đã phạm phải những sai lầm này khi nêm nếm.
1. Hạt tiêu rừng (hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu)
Do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều khu vực ở phía bắc thường sử dụng hạt tiêu rừng khi nấu ăn. Khác với những loại tiêu thông thường, hạt tiêu rừng có mùi rất nặng. Khi làm các món như súp, hầm, nấu canh, khi cho hạt tiêu rừng vào về cơ bản nó sẽ lấn át đi mùi thịt. Điều này khiến cho nồi nước dùng hay súp không còn mùi thơm tự nhiên của rau củ và thịt nữa.
2. Tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp. Nhiều người cho rằng khi nấu nước dùng họ sẽ cho vài thứ gia vị để khử mùi, nếu đó là gừng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là tỏi thì nó không giúp loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mùi vị của nước dùng. Tỏi có mùi rất nặng, nó cũng sẽ lấn át hết mùi các nguyên liệu khác.
3. Hạt tiêu
Có rất nhiều người thích cho hạt tiêu vào khi nấu canh, nấu súp, nấu nước dùng. Họ nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng hương vị, nhưng thực tế là hạt tiêu sẽ khiến mùi tanh tăng mạnh hơn, phá hỏng cả nồi nước. Nếu muốn thêm hạt tiêu, tốt nhất là sau khi nấu xong nước dùng, chế biến thành các món ăn khác thì rắc lên trên.
Tuyệt chiêu khiến đậu phụ nhồi thịt vừa ngon lại thơm mềm ai ăn cũng thích Đậu phụ nhồi thịt vốn là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình, quen thuộc đến nỗi đôi khi nó bị coi là nhàm chán. Hơn nữa, chế biến thế nào để cân bằng giữa đậu và thịt, để 2 nguyên liệu đạt đến độ chín cần thiết? Làm thế nào để đậu không bị bã và thịt vẫn chín và giữ...