Ca sĩ MiA suy gan do lạm dụng Paracetamol: 3 nguyên tắc sử dụng thuốc
Theo các bác sĩ với liều lượng mà ca sĩ MiA đã uống thì không thể gây suy gan. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có một bệnh lý về gan trước đó thì sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
Mới đây, ca sĩ trẻ MiA chia sẻ trên trang cá nhân của mình với nội dung “Từ nay xin chừa. Bình thường bé hay bị nhức đầu nên mua Panadol về để sẵn, có khi uống mỗi ngày vì thường xuyên bị nhức đầu. Uống thấy hiệu quả ngay nên khoái lắm, hay lạm dụng. Thế là hôm qua nhức đầu muốn khùng nên uống hai viên. Mãi sau vẫn thấy nhức uống thêm 3 viên. Thế là cấp cứu luôn. Xét nghiệm bác sĩ bảo là mình bị suy gan do lạm dụng quá nhiều thuốc Panadol. Từ nay không bao giờ dám đụng tới nữa”, Chia sẻ của ca sĩ MiA nhanh chóng được các fan của cô vào bình luận cùng những lời cảnh báo về viên thuốc được xem là có ở các tủ thuốc gia đình này.
Với trường hợp này, PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Hội gan mật Hà Nội cho biết Panadol chứa hàm lượng paracetamol 500 mg, qua chia sẻ thì liều lượng ca sĩ MiA sử dụng chưa đủ gây suy gan, ngộ độc gan. Tuy nhiên, với hàm lượng cao như thế này nếu bệnh nhân sẵn có bệnh lý về gan thì có thể gây ngộ độc paracetamol cấp với các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn thậm chí bác sĩ Ngọc đã gặp cả trường hợp tử vong vì ngộ độc paracetamol gây suy gan cấp.
Hai chống chỉ định chính của paracetamol là quá mẫn với thuốc và suy giảm chức năng tế bào gan. Không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau do ngã, chấn thương… bắt buộc phải uống paracetamol thì phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Theo dược sĩ Nguyễn Hữu Đức – Nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM paracetamol được xem là thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình và đây là thuốc tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng.
Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan, đó là chất N-acetylbenzoquinonimin. Khi lượng paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan, chất độc hại cho gan tăng lên làm nguy hiểm cho gan.
Bình thường gan chuyển hóa paracetamol thành nhiều chất khác nhau không còn hoạt tính, sau cùng thành chất dễ tan trong nước tiểu để được thải ra.
Tuy nhiên, khi chuyển hóa, paracetamol có chuyển thành chất rất độc có tên N-acetyl benzoquinonimin, gan phải dùng chất sinh học do nó tạo ra có tên glutathion để chuyển hóa tiếp chất rất độc thành chất cuối cùng không độc và đào thải nó theo nước tiểu.
Tuy nhiên, ở những người suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây ra viêm gan, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, tăng men gan chức năng gan suy giảm thì có nguy cơ độc tính cao.
Video đang HOT
Chính vì thế, PGS Đức cho biết khi sử dụng quá liều, gan không đủ glutathion để chuyển hóa thuốc, trong đó N-acetyl benzoquinonimin là chất độc tồn đọng sẽ gây hoại tử tế bào gan, hôn mê gan.
Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1 – 2 ngày, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu ở trẻ em cũng tương tự.
PGS Nguyễn Hữu Đức chỉ 3 nguyên tắc dùng paracetamol an toàn:
Thứ nhất: Không dùng paracetamol tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
Thứ hai: Liều thông thường hạ sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho trẻ là không quá 60 mg/kg/ngày. Còn đối với người lớn, mỗi lần uống 500 mg – 600 mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3 gram trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Thứ 3: Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Paracetamol vì Paracetamol và rượu đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.
Theo infonet
Một người tử vong do sốt xuất huyết tại TP.HCM
Dù đang là cuối mùa dịch sốt xuất huyết nhưng số bệnh nhân nhập viện điều trị không những không giảm mà còn tăng cao bất thường, tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018
Ngày 14-2, theo ghi nhận của PV, tại Khoa Nhiễm D, bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có rất nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) phải nằm ngoài hành lang.
BSCKII Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, cho biết thông thường thời điểm sau Tết Nguyên Đán là chu kỳ đi xuống của bệnh SXH, nhưng hiện số ca mắc tại khoa vẫn luôn ở mức cao.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới có 2 khoa tiếp nhận bệnh nhân SXH người lớn là Khoa Nhiễm C và Nhiễm D. Trong đó riêng khoa Nhiễm D mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhân khiến khoa luôn trong tình trạng quá tải.
Trong suốt dịp Tết Nguyên Đán, số ca mắc không giảm khiến các bác sĩ, y tá, điều dưỡng luôn phải căng mình làm việc. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2019 đến nay, tại BV Bệnh Nhiệt đới đã có một trường hợp tử vong do SXH. Số ca nặng phải thở máy, lọc máu từ 3-5 ca. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc SXH nhưng không được phát hiện sớm, khi vào viện đã có dấu hiệu chuyển nặng.
BSCKII Nguyễn Thanh Phong, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang thăm khám cho bệnh nhân SXH. Ảnh: HL
BS Phong khuyến cáo, bệnh nguy hiểm ở chỗ diễn tiến nặng sau khi bệnh nhân đã hết sốt, thường là ngày thứ 3 sau khi phát bệnh. Lúc đó, bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận... Vì vậy, điều quan trọng đối với bệnh SXH là phải chẩn đoán sớm, đúng bệnh để có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời. Hiện đã có test kháng nguyên dễ dàng phát hiện SXH ngay từ những ngày đầu mắc bệnh.
Số liệu từ phòng kế hoạch tổng hợp của BV cũng ghi nhận trong tháng 1-2019, có hơn 1.600 ca nhập viện điều trị do SXH, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 khi chỉ điều trị cho 600 ca mắc SXH.
Nhập viện vào ngày 12-2, anh Nguyễn Văn Hòa (34 tuổi, ngụ ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM), cho biết vào ngày 12-2 anh cảm thấy mệt mỏi trong người, ra máu chân răng. Nghĩ sốt thông thường, anh tự mua thuốc uống nhưng không hạ sốt.
Sau đó, anh tới một BV tư thử máu và cho kết quả dương tính với SXH nên lên BV Bệnh nhiệt đới điều trị. Anh Hòa cho biết thêm trước Tết vợ và hai con anh cũng nhập viện vì bị SXH.
"Khu vực tôi sống có khá nhiều bờ ruộng nước đọng nên muỗi nhiều. Hàng xóm cũng có vài người bị SXH. Tết này coi như cả nhà ở BV, thành ra đâu có vui chơi Tết được gì", anh Hòa thở dài.
Dấu hiệu sốt xuất huyết, các nốt mẩn đỏ trên da. Ảnh: HL
Điều trị ngày thứ 4 tại Khoa Nhiễm D, bệnh nhân Nguyễn Hoàng Huy (24 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú tại quận Tân Phú, TP.HCM), chia sẻ ngày 6-2 anh bắt đầu có triệu chứng sốt, mệt mỏi. Nghĩ mình chỉ bị cảm anh đến hiệu thuốc tây gần nhà mua thuốc về tự điều điều trị.
Hai ngày sau dù sốt đã thuyên giảm nhưng cơ thể lại xuất hiện những đợt nóng, ớn lạnh bất thường. Sau đó, anh Huy đã đến BV ở địa phương thăm khám và xác định SXH nên được chỉ định nhập viện điều trị. Do làm việc ở TP.HCM nên anh xin chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới điều trị cho thuận lợi.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính từ 1-1-2019 đến ngày 10-2-2019, toàn TP có 6.067 trường hợp mắc SXH, 978 ca sởi và 386 ca tay chân miệng. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, SXH đang trong giai đoạn cuối của mùa dịch 2018 - 2019, số ca mắc đang có xu hướng giảm hàng tuần, tuy nhiên vẫn cao hơn so với cùng kỳ 2018. Số ca sởi tăng trong bối cảnh dịch sởi đang tăng cao của cả nước và thế giới, đặc biệt đáng lưu ý, 95% bệnh nhân sởi đều chưa được tiêm phòng.
HOÀNG LAN
Theo plo.vn
Nhiều ca ngộ độc nặng do rượu và hóa chất trong dịp Tết Nhiều người bị ngộ độc rượu và hóa chất đã phải vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong các ngày đầu năm mới. Ngộ độc rượu nặng trong những ngày tết ghi nhận ở cả nam và nữ - ẢNH LIÊN CHÂU (CHỤP SÁNG MÙNG 5 TẾT) Sáng mùng 5 Tết, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện...