Cà phê có làm tăng huyết áp?
Nếu bạn có vấn đề về huyết áp, tốt nhất hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine.
Cà phê có chứa caffein có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến tăng huyết áp.
Cà phê là một trong những loại thức uống có caffeine được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên với người bệnh tăng huyết áp hay có các bệnh lý về tim mạch, việc sử dụng cà phê có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp và bạn cần theo dõi biểu hiện của cơ thể để có điều chỉnh phù hợp.
Uống cà phê có tăng huyết áp không?
Các hoạt chất có trong cà phê giúp tinh thần bạn trở nên tỉnh táo, sảng khoái và giảm stress. Với nhiều người, cà phê có thể mang đến những lợi ích nhất định và với người bệnh tăng huyết áp thì nên uống cà phê ở mức độ vừa phải.
Nhiều người thắc mắc uống cà phê có tăng huyết áp không? Câu trả lời là có. Bởi thành phần của cà phê có chứa caffeine – một hoạt chất làm nhịp tim và huyết áp của bạn tăng lên ở mức ngắn. Khi bạn uống cà phê với số lượng nhiều, caffeine sẽ kích thích tuyến thượng thận tiết ra một hoạt chất làm tim đậ.p nhanh hơn, huyết áp tăng lên.
Tuy nhiên, tác động của cà phê lên mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê, huyết áp của bạn có thể tăng lên 5 mmHg, còn nếu bạn không thường xuyên uống cà phê, khi sử dụng có thể khiến huyết áp tăng lên khoảng 10 mmHg.
Bị tăng huyết áp có uống cà phê được không? Tuy nhiên, hiện tại chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về việc người bệnh tăng huyết áp không nên uống cà phê hoặc hạn chế uống cà phê. Trong một số trường hợp nếu người bệnh sau khi uống cà phê xuất hiện các dấu hiệu như: hồi hộp, khó chịu, nôn nao… thì không nên tiếp tục uống.
Video đang HOT
Cà phê có chứa caffeine có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu như bạn mắc tăng huyết áp và vẫn muốn sử dụng cà phê thì nên lựa chọn cà phê đã loại bỏ caffeine (khoảng 97%) hoặc không chứa caffeine. Bạn cần lưu ý không uống cà phê vào lúc sáng sớm.
Bị tăng huyết áp thì nên làm gì?
Ngoài việc lưu ý khi sử dụng cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý những vấn đề sau trong chế độ ăn uống:
Không bỏ bữa sáng: Vì bữa sáng sẽ giúp người bệnh tăng huyết áp bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, muối.
Bị tăng huyết áp nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp là: cải bẹ, bắp cải, cải xanh… Đồ ăn giàu chất xơ như gạo lứt, yến mạch.
Người bị tăng huyết áp nên ăn các loại thịt có màu trắng và hoa quả có múi.
Nên ăn các loại thịt cá vì chứa nhiều Omega-3: cá thu, cá hồi…
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý chế độ sinh hoạt hoạt học bằng cách:
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Một số bộ môn thể thao được khuyến cáo cho người bệnh tăng huyết áp là: đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe… Người bệnh tăng huyết áp cần duy trì ít nhất 5 ngày tập luyện mỗi tuần và mỗi lần tối thiểu 30 phút
Ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh xa căng thẳng, stress.
Thường xuyên đo huyết áp để kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu.
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thời điểm uống cà phê ngăn ngừa nguy cơ t.ử von.g do bệnh tim mạch
Uống cà phê vào buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là uống cả ngày.
Một nghiên cứu liên quan đến hơn 40.000 người lớn tại Mỹ phát hiện rằng thời điểm uống cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ t.ử von.g do bệnh tim.
Các nhà khoa học đã quan sát 2 kiểu uống cà phê chính, những người chủ yếu uống vào buổi sáng và uống cả ngày.
Trong thời gian theo dõi gần 10 năm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tulane ghi nhận nhóm uống cà phê buổi sáng có nguy cơ t.ử von.g chung thấp hơn 16% so với những người không uống; nguy cơ t.ử von.g do bệnh tim mạch giảm 31%.
Trong khi đó, những người uống cà phê cả ngày không có được những lợi ích sức khỏe tương tự.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu nhấn mạnh lượng cà phê tiêu thụ cao hơn "có liên quan đáng kể" đến nguy cơ t.ử von.g thấp hơn, nhưng chỉ với những người uống cà phê vào buổi sáng.
Nhóm tác giả cho rằng thời điểm có thể đóng vai trò quan trọng trong cách cà phê tương tác với cơ thể, ảnh hưởng đến các yếu tố như nhịp sinh học, tình trạng viêm và huyết áp. Dù vậy, họ cho rằng, cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận kết quả trên.
Giáo sư Thomas Luuscher, Bệnh viện Royal Brompton và Harefield (Anh), cho biết: "Nhiều người uống cà phê cả ngày bị rối loạn giấc ngủ. Chúng ta cần nhớ rằng thói quen uống cà phê, đặc biệt vào buổi sáng, có thể tốt cho sức khỏe".
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, tiêu thụ cà phê quá mức có thể gây ra một số tác hại:
1. Vấn đề về giấc ngủ: Caffeine trong cà phê có thể gây rối loạn giấc ngủ nếu uống quá gần giờ đi ngủ. Vì caffeine có thể lưu lại trong cơ thể 5-6 giờ, gây mất ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Những người nhạy cảm với caffeine dễ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu.
2. Lo lắng và bồn chồn: Theo Healthline, tiêu thụ caffeine với liều lượng cao có nguy cơ dẫn đến cảm giác lo âu, thậm chí là cơn hoảng loạn, đặc biệt ở những người nhạy cảm. Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể trở nên căng thẳng và dễ nổi loạn.
3. Vấn đề tiêu hóa: Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây trào ngược axit, các vấn đề tiêu hóa như đau bụng hoặc ợ nóng. Những người có vấn đề về dạ dày (như viêm loét dạ dày) cần cẩn thận khi uống cà phê.
4. Phụ thuộc vào caffeine: Uống cà phê thường xuyên dễ dẫn đến sự phụ thuộc vào caffeine, khiến cơ thể cần một lượng caffeine nhất định để duy trì năng lượng. Khi không có đủ caffeine, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, và cáu kỉnh.
Làm gì khi quên uống thuố.c huyết áp? Đối với người bệnh tăng huyết áp, quên uống thuố.c huyết áp rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tai biến như đau tim, đột quỵ... Thuố.c trị tăng huyết áp có thể giúp hạ mức huyết áp về ngưỡng an toàn, giảm triệu chứng và ngăn ngừa những biến cố liên quan đến tim mạch nguy hiểm như đau tim, đột quỵ......