Cả một loạt ảnh hưởng vô cùng tiêu cực khi trẻ ngủ không đủ giấc mà các mẹ chưa chắc đã biết đến
Theo thực tế điều tra thống kê có đến hơn phân nửa số trẻ em ngủ không đủ giấc. Điều này đem đến nhiều tác hại vô cùng và các bậc cha mẹ thực sự cần quan tâm hơn nữa.
Tác dụng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người:
Ngủ được xem là “nguồn dinh dưỡng” hữu hiệu và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người. Trước hết, ngủ đủ giấc và có chất lượng sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, giúp các cơ quan phát triển tối ưu để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, có hiệu quả.
Ngoài ra, khi bạn duy trì giấc ngủ khoa học còn khiến cho tinh thần sảng khoái, thúc đẩy trí tuệ phát triển và phát huy sức sáng tạo của bạn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đây là giai đoạn để trẻ phát triển và hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy tác dụng của giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ.
4 ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ ngủ không đủ giấc
1. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển
Ảnh minh họa
Chiều cao của con người ngoài yếu tố di truyền còn chịu tác động của các nhân tố “hậu thiên”, trong đó quan trọng nhất chính là các hóc môn sinh trưởng. Tác dụng của nó chính là thúc đẩy hệ xương phát triển.
Ban ngày hóc môn sinh trưởng cũng tiết ra nhưng tương đối ít, và vào ban đêm mới là thời kỳ đỉnh cao sản sinh hóc môn này. Đặc biệt trong giấc ngủ, hóc môn sinh trưởng càng tiết ra thịnh vượng hơn.
Do vậy, nếu trẻ ngủ quá muộn hoặc giấc ngủ không sâu, dẫn đến tình trạng dù ngủ sớm cũng không được xem là ngủ đủ giấc thì sẽ dẫn đến hóc môn sinh trưởng bị giảm đi, ảnh hưởng chế quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.
2. Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch
Video đang HOT
Thông qua hoạt động thể lực cả một ngày thì giấc ngủ trong đêm chính là lúc để cơ thể bổ sung năng lượng, phục hồi các chức năng và nhất là tăng cường sức đề kháng. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, gây nhiều áp lực cho cơ thể và trẻ dễ bị bệnh.
3. Ảnh hưởng đến tư duy não bộ
Ảnh minh họa
Khi giấc ngủ không đảm bảo chất và lượng thì tinh thần trẻ dễ biến đổi thất thường, hay cáu gắt hoặc trầm cảm, trí nhớ giảm xuống và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tư duy của bộ não. Thậm chí nếu mẹ không kịp thời cải thiện tình trạng ngủ thì sức tập trung của trẻ sẽ dễ bị phân tán, thần kinh suy nhược và càng khó điều trị hơn.
4. Ảnh hưởng đến sắc diện và tình trạng da
Ngoài vấn đề sức khỏe thì diện mạo cũng dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Khi tình trạng ngủ không đủ giấc kéo dài, làn da của trẻ sẽ trở nên rất kém. Da có thể sần sùi hay yếu ớt, dễ mẫn cảm hơn bình thường.
Trẻ không được đảm bảo về giấc ngủ sẽ khiến mạch máu ở lỗ chân lông tắc nghẽn, da không có đủ dinh dưỡng và sự nghỉ ngơi cần thiết nên ngày càng xấu đi.
Mẹ cần chú ý gì để phán đoán trẻ có ngủ đủ giấc hay không?
Quan sát khí sắc trên khuôn mặt của trẻ
Nếu mẹ phát hiện trẻ có biểu hiện như tinh thần suy nhược, không có sức sống và lười vận động, công thêm mắt có quầng đen v.v… thì có thể đây là tín hiệu giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo tốt.
Cảm nhận tính khí, tính cách của trẻ có thay đổi bất thường hay không?
Nếu mỗi buổi sáng mẹ phải rất vất vả để đánh thức trẻ dậy và trẻ dễ cáu gắt, khóc quấy, có thái độ phản kháng mạnh mẽ thì có thể là do trẻ ngủ không đủ giấc. Lúc này bố mẹ không nên tỏ thái độ bực dọc hay la mắng trẻ, bạn cần nhẹ nhàng giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và có biện pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ.
Nguồn: Sohu
Điều mà cha mẹ không lường trước được khi cho trẻ uống nước ép trái cây quá sớm
Đa số trẻ nhỏ đều không thích nước lọc nên nhiều mẹ tự làm nước ép trái cây để bổ sung nước cho con. Thức uống này tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu mẹ cho trẻ uống không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ.
Trẻ bao nhiêu tuổi mới có thể uống nước ép trái cây?
Thông thường mà nói, với tình trạng khỏe mạnh và phát triển bình thường thì trẻ sau 1 tuổi có thể bắt đầu uống nước ép trái cây. Do trong thức uống này có chứa nhiều thành phần đường, ngoài ra nếu mua ngoài hàng quán còn có thể có thêm chất phụ gia nên mẹ phải cẩn thận khi cho trẻ uống.
Nước trái cây mặc dù vừa cung cấp nước vừa bổ sung dưỡng chất nhưng cần cho trẻ uống với một lượng thích hợp. Nếu uống quá nhiều sẽ dư thừa calo dễ gây béo phì hoặc mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, thậm chí còn tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh về răng miệng.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi mỗi ngày không được uống quá 120ml nước trái cây và trẻ 4 đến 6 tuổi thì con số này không vượt quá 170ml. Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trong trái cây tươi luôn vượt xa so với việc chế biến thành nước ép. Do đó, bố mẹ nên cố gắng khuyến khích trẻ ăn các loại quả tự nhiên hoặc làm món trái cây nghiền thì tốt hơn là nước ép.
Lợi ích khi trẻ uống nước ép trái cây
Ảnh minh họa
Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ ít bệnh tật. Bên cạnh lợi ích cho sức khỏe thì nước ép trái cây còn có tác dụng giảm căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái và đầy sức sống ở trẻ nhỏ.
Trong nước ép trái cây có chứa nhiều pectin và khoáng chất thiên nhiên, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển tối ưu.
Ngoài ra, thức uống từ quả còn giúp thanh lọc các chất thải, độc tố trong cơ thể, cải thiện khả năng trao đổi chất của trẻ. Không những vậy, nhiều loại vitamin phong phú trong nước uống từ quả tươi còn là tấm lá chắn bảo vệ mạch máu và giúp hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh.
Nếu mẹ cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách và kiểm soát tốt được liều lượng sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh ung thư ở các cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu v.v... Ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe thì nguyên liệu từ trái cây còn giúp làn da của trẻ mềm mại, tươi mới hơn, chống lại tác hại từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.
Tuy nước ép trái cây tốt nhưng cho trẻ uống quá sớm cũng có tác hại khôn lường
Trẻ dễ bị thiếu chất xơ thực vật
Ảnh minh họa
Khi bạn ép lấy nước và bỏ lại xác của quả sẽ làm mất đi gần hết thành phần chất xơ thực vật trong đó. Nước ép còn lại thường chứa rất nhiều đường, nếu cho trẻ uống sớm và thường xuyên sẽ dễ gây thừa năng lượng, béo phì và giảm đi lượng sữa cần thiết mà trẻ phải uống, kết quả gây ra tình trạng dinh dưỡng không tốt. Trẻ còn dễ bị táo bón mãn tính, trở ngại chức năng tiêu hóa và hấp thụ.
Nhiều mẹ khi trẻ chỉ vừa hơn 6 tháng tuổi (chưa đầy một tuổi) đã cho trẻ uống nước ép rau củ quả. Hành động này nếu không hiểu biết đầy đủ và thận trọng sẽ gây hại cho trẻ. Nếu mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng thức uống này sớm thì chỉ nên pha thật loãng, mỗi lần chỉ cho trẻ uống vài muỗng nhỏ, tuyệt đối không cho vào bình để bé cầm bú.
Dễ khiến trẻ bị kén ăn
Ảnh minh họa
Thành phần dinh dưỡng từ nước ép trái cây không thể so sánh được với sữa mẹ hay sữa công thức, thậm chí nếu cho trẻ uống quá sớm và không kiểm soát được liều lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu những thực phẩm khác.
Trẻ uống nhiều nước ép có thể sẽ nghiện ăn đồ ngọt, dẫn đến thói quen xấu là kén ăn, biếng ăn. Ngoài ra, nếu không được xử lý kỹ thì trong nước ép dễ có lẫn vi khuẩn, độc tố gây nguy cơ bệnh tiềm ẩn cho trẻ.
Nguồn: Baby
Chuyên gia báo động dịch sởi hoành hành trở lại trên đất Mỹ Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo các ca bệnh sởi đã bùng phát trở lại ở nước này, chủ yếu tại những cộng đồng dân cư không tiêm vắcxin và được miễn tiêm vì lý do tôn giáo hoặc cá nhân. Tiêm phòng sởi-quai bị-rubela cho học sinh Mỹ. (NGuồn: AFP/TTXVN) Các chuyên gia y tế Mỹ ngày 27/2 đã cảnh...