Cá khoai – Món ăn bổ mát, trị nhiều bệnh
Cá khoai là món ăn rất quen thuộc, khoái khẩu của nhiều người, ăn lành bổ mát, lại có tác dụng phòng trị bệnh.
Theo Đông y, cá khoai vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng… Ăn rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường… Sau đây là một số món ăn thuốc từ cá khoai:
Canh cá khoai nấu rau cải cúc: cá khoai, cải cúc, gừng, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ phế, nhuận táo, chỉ khái… Chữa phế nhiệt ho khan, viêm.
Lẩu cá khoai tốt cho người mệt mỏi đau đầu, chóng mặt.
Cá khoai nấu rau cần: cá khoai, cà chua, rau cần ta, thì là, mùi tàu gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, mát huyết, dưỡng tỳ vị… Chữa chứng nội nhiệt khó lên cân, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp, ho khan, đại tiểu tiện không thông.
Lẩu cá khoai: cá khoai, xương lợn, giá đậu, dứa, cà chua, ớt, đậu phụ, ớt, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Rau ăn lẩu là cải cúc, rau muống. Công dụng: bổ hư, mát huyết, sinh tân… Chữa đái tháo đường, sắc mặt hình thể khô khan, người mệt mỏi, đau đầu chóng mặt.
Canh chua cá khoai: cá khoai, dứa, cà chua, dọc mùng, giá đậu, rau ngổ, hành lá, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, thanh nhiệt, hạ khí… Trị táo bón, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp và các chứng liên quan nóng nhiệt.
Cháo cá khoai: cá khoai, gạo mới, đậu xanh, hành, ngò mùi, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ. Cá khoai tươi làm sạch cắt khúc, khi cháo chín bỏ cá vào, nêm gia vị ăn nóng. Công dụng: bổ hư, dưỡng tỳ vị, sinh tân… Thích hợp người già ăn kém, mệt mỏi, chứng phù do suy dinh dưỡng, trẻ em còi cọc chậm lớn.
Video đang HOT
Lương y Phan Thị Thạnh
Theo Sức khỏe và đời sống
5 tác dụng tuyệt vời của mía đối với mẹ bầu
Trong giai đoạn thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía được cho là lựa chọn số 1 bởi đây là loại thức ăn tự nhiên có vị ngọt, tính mát và đặc biệt rất an toàn.
Vậy thực sự bà bầu có nên ăn mía hay không? Trên thực tế, bà bầu ăn mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón mà còn có rất nhiều công dụng khác.
Giúp sạch răng
Vấn đề răng miệng khá quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó, giữ vệ sinh răng miệng luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía sẽ giúp làm sạch răng của các mẹ đấy, dĩ nhiên với điều kiện là nước mía đó phải đảm bảo vệ sinh.
Giải nhiệt
Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.
Uống nước mía khi mang thai bảo vệ da khỏe mạnh
Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng "mang nặng" của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.
Hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi mang thai, sự gia tăng của các hormone progesterone sẽ làm giãn đường tiết niệu, tác động đến dòng chảy của nước tiểu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nguy cơ viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Ăn mía là một trong những cách thức an toàn và hiệu quả để phòng tránh vấn đề này.
Lưu ý khi uống nước mía
Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Không uống quá nhiều: Bất kỳ món ăn nào, thức uống nào cho bà bầu nếu bổ sung vừa đủ thì tốt, uống nhiều dễ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía thay nước lọc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Không sử thuốc khi uống nước mía: Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía vì cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.
Không bảo quả nước mía trong tủ lạnh: Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Ăn mướp kiểu này còn tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu...