Cả đời người ’sản xuất’ bao nhiêu… phân?
Chắc chắn là không ít. Với tiến độ đều đều mỗi ngày đại tiện, tính ra một người đàn ông đến cuối đời đạt “sản lượng” hơn 11.000 kg phân. Con số này ở phụ nữ là gần 12.000 kg.
Tốc độ đi của phân là 2 cm/giây – SHUTTERSTOCK
Đầu tiên có lẽ phải giải quyết bài toán vì sao phụ nữ lại “có đầu ra” cao hơn hẳn đàn ông? Đơn giản bởi họ sống thọ hơn đàn ông. Sự tính toán kể trên được dựa trên tuổi thọ trung bình ở Mỹ, nơi đàn ông trung bình sống tới 76 tuổi và phụ nữ tới 81 tuổi.
Tính ra, lượng phân của quý bà nếu đem chất chồng lại trong hết đời người thì bằng 3 con hà mã trưởng thành!
Còn nếu tính trung bình theo ngày, giáo sư y khoa Kim Barrett của Đại học California, San Diego (Mỹ) cho biết một người khỏe mạnh thải ra ngoài từ 400-500 gr phân.
Live Science đưa tin giới khoa học còn tính toán được tốc độ chúng ta đẩy chất thải ra ngoài: tầm 2 cm/giây. Đó là tốc độ trung bình khi chúng ta khỏe mạnh, còn đương nhiên khi có các rối loạn tiêu hóa, tốc độ này có thể bị đẩy nhanh như tên bắn hoặc chậm lại hơn rùa bò!
Video đang HOT
Không những tính toán tốc độ, giáo sư Kim Barrett cho biết giới khoa học cũng đã nghiên cứu thành phần của loại chất thải phổ biến này ở người khỏe mạnh gồm 70% chất rắn và 30% nước.
Không phải mọi thông tin liên quan đến phân đều thú vị. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đến 4,5 tỉ người trên hành tinh này không được tiếp cận với nhà vệ sinh an toàn, đạt chuẩn ở nhà để có thể xử lý an toàn chất thải của họ.
Mỗi năm, có đến hơn 200 triệu tấn phân người không được xử lý trong bối cảnh hơn 90% nước cống rãnh ở các quốc gia đang phát triển đi thẳng ra biển, ra hồ, ao, sông, suối..
Cuối cùng, thế giới này đang có ít nhất 1,8 tỉ người phải dùng nguồn nước uống bị nhiễm bẩn phân – nguồn gây bệnh, bao gồm dịch bệnh chết người thường xuyên.
Theo thanhnien
Chào đời với gương mặt già nua bị bố ruột chối bỏ, cô gái tự tạo nên kỳ tích cho đời mình, đánh bại mọi chẩn đoán y khoa
Mắc hội chứng hiếm gặp bẩm sinh, Katja từ nhỏ đã trông hệt như một bà lão nhưng nhờ tình yêu thương vô điều kiện của mẹ và bản lĩnh của trái tim thép, cô gái trẻ đã tự tạo nên phép màu cho chính cuộc đời mình.
23 năm về trước, vợ chồng Irina Nezhentseva sống ở thành phố Novy Urengoy, Nga, hạnh phúc chào đón con gái đầu lòng chào đời và đặt tên bé là Katja. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, Irina nhận thấy sự khác biệt ở con gái, khi đứa trẻ này không lớn lên từng ngày, mà là từng giờ. Chỉ sau vài ngày, gương mặt của Katja đã trở nên già nua với rất nhiều nếp nhăn, hệt như một bà lão trong hình hài của một đứa bé.
Sau khi đưa Katja đi khám, Irina mới phát hiện con gái đáng thương của mình mắc phải hội chứng mang tên progeria, khiến tốc độ lão hóa của bệnh nhân nhanh gấp 8 lần người bình thường. Đây là hội chứng hiếm gặp với tỉ lệ 1/8 triệu trẻ và tuổi thọ trung bình của chúng là khoảng 13,5 tuổi, một số rất ít có thể sống được đến 16 tuổi. Đến nay, trên thế giới chỉ có khoảng 20 người mắc hội chứng progeria và giới y khoa hiện vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.
Nhìn thấy Katja già đi từng giờ, bố cô bé đã chọn cách rời đi, bỏ lại vợ và con gái. Trước đó, ông còn buông lời phũ phàng rằng: " Tôi không thể chịu đựng được một đứa trẻ thế này". Trong khi đó, Irina lại chọn cách ở bên cạnh Katja, bằng tất cả tình yêu thương vô điều kiện, cùng con gái chiến đấu với bệnh tật. Cứ thế, 2 mẹ con sống trọn từng ngày như thể đó là những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời Katja.
Lớn lên trong sự đùm bọc của mẹ, Katja chẳng mảy may nhận ra sự khác biệt của mình cho đến khi cô bé vào lớp 1. Mỗi khi ra đường, Katja thường bị những đứa trẻ đồng trang lứa khác trêu chọc với những lời lẽ mỉa mai, " Bà ơi, sao bà lại mặc váy ngắn vậy?" hay " Sao bà cụ lại chơi với những đứa con nít vậy?". Thậm chí có nhiều người, mỗi khi nhìn thấy Katja lại hét toáng lên vì hoảng sợ gương mặt già cỗi kỳ lạ của cô bé.
" Nếu mọi người không thể chấp nhận ngoại hình của tôi, vậy tôi sẽ cố gắng thay đổi tâm hồn mình. Tôi muốn chứng tỏ rằng mình cũng là một cô gái đáng mến và cuốn hút. Tôi nghĩ đó mới chính là ý nghĩa quan trọng nhất của một đời người. Tôi bắt đầu chấp nhận và yêu bản thân mình hơn. Trên thế giới này, chỉ có khoảng 20 người mắc hội chứng progeria, vậy nên tôi cũng là một cá thể đặc biệt và thú vị lắm chứ" - Katja chia sẻ. Vậy là từ đó, Katja tập trung bồi dưỡng nét đẹp từ bên trong, tập sống với một tâm hồn vui tươi nhất có thể.
Chính nhờ tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp Katja vượt qua mọi lời cười nhạo của mọi người xung quanh. Dần dần, mọi người cũng nhận ra đằng sau vẻ ngoài khác lạ của Katja là một cô gái hài hước, hóm hỉnh và cực kỳ tốt tính. Nguồn năng lượng tích cực của Katja khiến người đối diện cũng phải bất ngờ mỗi khi tiếp xúc. Thành tích học tập của Katja cũng khiến thầy cô hài lòng, bạn bè ngưỡng mộ. Khi được hỏi mục tiêu cuộc sống của mình là gì, Katja không ngần ngại trả lời, cô muốn mỗi ngày trôi qua đều là một niềm hạnh phúc. Chưa hết, Katja thậm chí còn đánh bại mọi lý thuyết về hội chứng mà cô mắc phải khi đến nay cô đã sống được 23 năm và vẫn vô cùng khỏe mạnh.
2 năm trước, Katja tình cờ gặp được tình yêu của đời mình là Dennis khi anh gọi nhầm vào số cô. Sau thời gian yêu nhau, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân. Vài tháng sau thì Katja mang thai. Lúc này, vợ chồng cô vấp phải nhiều ý kiến tranh luận từ xung quanh về việc có nên giữ lại đứa bé vì hội chứng Progeria sẽ di truyền từ mẹ sang con. Cuối cùng, Katja và Dennis vẫn thống nhất sinh đứa trẻ ra, họ chấp nhận rủi ro và chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có gì bất trắc xảy ra với con. Trời không phụ lòng người, Katja hạ sinh một bé trai vô cùng kháu khỉnh, lại còn rất khỏe mạnh.
" Tôi cảm thấy thật sự rất tuyệt vì bản thân có đủ sự tự tin để tự mình vượt qua những khó khăn. Giờ đây, tôi có chồng và con ở bên cạnh, tôi còn có thể đòi hỏi điều gì hơn nữa chứ?" - Katja thổ lộ.
Katja hạnh phúc bên cạnh chồng và con trai.
Nguồn: LTD, Newsner
Người giàu sống thọ hơn người nghèo Nghiên cứu tại Anh cho thấy tuổi thọ trung bình của phụ nữ giàu - nghèo chênh lệch 7,9 năm, với đàn ông là 9,7 năm. Theo CNN, các nhà nghiên cứu ở Anh và Mỹ kết luận giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình. Khảo sát tại Anh năm 2001, tuổi thọ trung bình...