Bước tiến mới giúp Việt Nam nhanh chóng chạm đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung
Dự phòng HPV, sàng lọc và điều trị các tổn thương tiền ung thư đều là những hoạt động hiệu quả để các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tiến đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung và những con số đáng quan tâm
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ với khoảng 660.000 ca mắc mới và 350.000 trường hợp tử vong vào năm 2022 (1). Chỉ riêng tại Việt Nam, mỗi ngày có 7 phụ nữ qua đời vì căn bệnh này (2).
Ung thư cổ tử cung gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng với phụ nữ, gia đình và xã hội.
Nhiều phụ nữ và gia đình của họ đã và đang trải qua nỗi đau thể xác lẫn tinh thần khi không may mắc phải ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa được. Các týp HPV với nguy cơ cao được phát hiện trong gần 100% trường hợp ung thư cổ tử cung (3). Với mục tiêu hướng tới một cộng đồng không còn ung thư cổ tử cung, năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các quốc gia cần có kế hoạch đến đảm bảo 90% trẻ em gái trước 15 tuổi được dự phòng HPV, 70% phụ nữ trước 35 tuổi được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, 90% phụ nữ tiền ung thư, đang mắc bệnh được chữa trị đầy đủ đến năm 2030 (4).
Theo UNFPA Việt Nam (quỹ dân số Liên Hợp Quốc), Việt Nam hoàn toàn có thể xóa bỏ ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới với việc hoạch định, áp dụng chiến lược dự phòng HPV, khám sàng lọc của WHO (5). Thoát khỏi gánh nặng bệnh tật cũng đồng nghĩa hạnh phúc nhiều gia đình sẽ không còn xáo trộn, phụ nữ có thể yên tâm vui sống, chăm lo gia đình hoặc thậm chí phát triển sự nghiệp trong những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời. Điều này đồng thời cũng đóng góp vào lợi ích kinh tế, giáo dục và bình đẳng giới trong xã hội.
Hướng đến xã hội không còn ung thư cổ tử cung là mục tiêu của các quốc gia trên thế giới
Video đang HOT
Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam vẫn còn thấp. Chỉ 7,5% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15- 29 đã được dự phòng HPV, 28,2% phụ nữ từ 30 – 49 tuổi đã được khám sàng lọc ung thư (6). Những con số này phản ánh quá trình hướng đến mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung tại Việt Nam trong 30 năm tới sẽ còn nhiều gian nan.
Bước tiến mới trong dự phòng ung thư cổ tử cung
Thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chiến dịch, hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung như: Đưa dự phòng HPV vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng từ năm 2026, cho phép các địa phương có thể triển khai sớm hơn cho người dân nếu bố trí được kinh phí (7); phát động chương trình Tầm soát ung thư cổ tử cung ngày hôm nay… Các dự án, chiến dịch phổ cập kiến thức về HPV và ung thư cổ tử cung cũng được giới thiệu đến công chúng. Để đạt được mục tiêu không còn ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới, cần rất nhiều sự chung tay của cộng đồng.
Bước sang tuổi 30, phái nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 5 – 10 năm; sàng lọc ung thư hiệu suất cao ở tuổi 35, một lần nữa vào tuổi 45. Dự phòng HPV trong độ tuổi 9 – 14 được xem là phương pháp dự phòng phổ biến để ngăn ngừa nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung và bệnh ung thư khác liên quan đến virus này (8).
Chưa bao giờ là quá muộn để mỗi phụ nữ cần chủ động dự phòng HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung (*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Nếu như trước đây, dự phòng HPV được chỉ định cho độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục, thì hiện nay, bước tiến mới trong việc dự phòng ung thư cổ tử cung đã xóa bỏ toàn bộ rào cản này, mở ra cơ hội dự phòng cho độ tuổi từ 27 – 45 dù đã thực hiện quan hệ tình dục. Vì vậy, không bao giờ là quá muộn để chủ động bảo vệ tương lai, hạnh phúc của bản thân.
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều đang nỗ lực đạt mục tiêu loại bỏ ung thư cổ tử cung trong những thập kỷ tới. Với sự chung tay của cộng đồng, phụ nữ dù trong độ tuổi nào cũng có sự chủ động bảo vệ bản thân ở hiện tại và tương lai khỏi HPV cũng như ung thư cổ tử cung.
Một virus phổ biến gây bệnh ung thư nguy hiểm cho nữ giới đang bị xem nhẹ
85% phụ nữ có khả năng nhiễm virus Human Papilloma (HPV) một lần trong đời khi họ có ít nhất một bạn tình (1).
Một số týp HPV có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân gây nên gần 100% ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới (2).
HPV và những căn bệnh nguy hiểm mà virus này có thể gây ra
HPV - Human Papillomavirus, là một loại virus gây u nhú ở người. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định hơn 100 týp HPV, trong đó có ít nhất 40 týp lây lan qua đường tình dục (3) với nguy cơ gây tổn thương tiền ung thư, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư ngoài đường sinh dục cũng như ung thư hầu họng.
HPV gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, HPV là nguyên nhân gây ra gần 100% số ca ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở nữ giới, cướp đi mạng sống của 300.000 phụ nữ mỗi năm trên toàn cầu, trong đó 85% đến từ các nước đang phát triển (4). Chỉ riêng tại Việt Nam, cứ mỗi ngày trôi qua, có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (5).
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đào thải HPV trong một hoặc hai năm mà không cần chữa trị (6). Nhưng cho đến khi cơ thể tự đào thải hoàn toàn virus, mỗi người có thể lây nhiễm HPV cho người khác qua đường miệng, âm đạo và hậu môn khi quan hệ tình dục. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan cho người khác.
Khi nữ giới mắc ung thư cổ tử cung do HPV, các triệu chứng như tiết dịch bất thường, chảy máu sau khi quan hệ...(7) thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa. Đến khi người bệnh phát hiện cũng là lúc ung thư cổ tử cung đã ở mức độ nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa những hệ lụy do ung thư cổ tử cung gây nên bằng việc hiểu đúng về HPV
Mỗi năm có hàng trăm nghìn phụ nữ trên thế giới đang chống chọi với cơn đau khi mắc ung thư cổ tử cung. Không chỉ gây nên nỗi đau thể xác, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, hạnh phúc gia đình. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ phải cắt đi cổ tử cung và buồng trứng để loại bỏ tế bào ung thư lan rộng, điều này cũng đồng nghĩa họ sẽ phải mất đi thiên chức làm mẹ. Căn bệnh này cũng gây áp lực kinh tế cho người bệnh của như gia đình của họ khi chi phí điều trị bệnh đắt đỏ.
Ung thư cổ tử cung gây nên nhiều đau đớn về thể xác lẫn tinh thần ở phái nữ.
Trước những hệ lụy nặng nề mà ung thư cổ tử cung gây nên cho phụ nữ, gia đình và cả cộng đồng, việc ngăn ngừa căn bệnh này là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã khởi xướng chiến dịch toàn cầu cùng tham vọng loại bỏ ung thư cổ tử cung vào năm 2030, kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới thực hiện phòng ngừa HPV cho 90% trẻ em gái trước 15 tuổi (8).
Nâng cao nhận thức cộng đồng, chủ động dự phòng HPV, khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung chính là chìa khóa để phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn tin rằng nếu họ trên 27 tuổi và đã quan hệ tình dục thì không còn phù hợp với các phương pháp dự phòng HPV.
Với sự tiến bộ của y học, phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể chủ động dự phòng HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bắt đầu từ độ tuổi 21, phái nữ nên chú trọng hơn trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. WHO khuyến khích phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu suất cao ở tuổi 35 và một lần nữa vào tuổi 45 (9). Bên cạnh đó, dự phòng HPV ở độ tuổi thiếu niên là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến loại virus này.
Phụ nữ hiện đại luôn có những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Tại Việt Nam, ước tính 1 USD đầu tư vào chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có thể mang lại lợi ích kinh tế từ 5 - 11 USD. Số tiền này sẽ tăng lên từ 8 - 20 USD nếu kết hợp lợi ích kinh tế và xã hội (10). Khi ung thư cổ tử cung được loại bỏ, mỗi phụ nữ đều có thể yên tâm vui sống, phát triển sự nghiệp, dành thời gian cho bản thân, vun vén hạnh phúc gia đình.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng phụ nữ. Nhưng bằng việc chủ động dự phòng HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung, mỗi phụ nữ dù độ tuổi nào cũng đều có thể phòng tránh căn bệnh này.
Cân nhắc quyết định tầm soát ung thư Theo thống kê, tỷ lệ người trẻ dưới 30 tuổi tử vong vì ung thư đang gia tăng. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở tư nhân đã quảng cáo rầm rộ các gói tầm soát ung thư với cam kết "tầm soát ung thư đa điểm, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài chỉ với một gói khám trong vòng một...