Bước ngoặt quan trọng trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Vừa qua, Bayer phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên” dành cho cộng đồng y khoa chuyên ngành tim và mạch máu trên toàn quốc.
Tại sự kiện, Bayer đã giới thiệu một chỉ định mới của thuốc kháng đông không kháng Vitamin K (NOAC) như một giải pháp giúp giảm các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và chi, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong điều trị bệnh lý động mạch ngoại biên tại Việt Nam.
Ths.BS Trần Thị Lan Hương, Giám đốc Y khoa nhánh Dược phẩm, Bayer Việt Nam phát biểu chào mừng tại hội thảo “Bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên”
Bước ngoặt mới trong lĩnh vực điều trị kháng đông cho người bệnh động mạch ngoại biên
Buổi hội thảo khoa học đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 400 bác sĩ tim mạch, tim mạch can thiệp và phẫu thuật mạch máu. Hội thảo đã thảo luận những hướng phát triển mới nhất trong lĩnh vực điều trị y tế và các phương thức tiêu chuẩn, đồng thời cập nhật các phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên tiên tiến nhất.
Cụ thể, chỉ định mới của NOAC có thể đóng vai trò là một phần của phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh động mạch ngoại biên để giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và cắt cụt chi.
Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh mạn tính có thể tiến triển nặng, trong đó các động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu, thường là đến các chi dưới. Điều đáng lo ngại là hầu hết các người bệnh động mạch ngoại biên đều không có triệu chứng. Người bệnh động mạch ngoại biên thường đồng thời có bệnh ở các động mạch khác như ở tim và não. Người bệnh có nguy cơ bị những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và cắt cụt chi.
TS.TS Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng C4, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về những tồn đọng và giải pháp trong điều trị chống huyết khối ở bệnh động mạch ngoại biên
Theo thống kê của Nature Reviews Cardiology, năm 2010 ước tính toàn cầu có khoảng 200 triệu người bệnh động mạch ngoại biên chi dưới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng người bệnh này chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở các nước thu nhập trung bình – thấp thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Thực tế ở Việt Nam, người bệnh động mạch ngoại biên thường đến bệnh viện muộn, khi người bệnh đau chân cả khi nghỉ nên tiên lượng người bệnh lúc phát hiện xấu hơn người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Trong năm 2020 lĩnh vực bệnh động mạch ngoại biên đã có nhiều giải pháp mới mở ra hướng điều trị mới cho người bệnh.
Video đang HOT
TS.BS. Phan Quốc Hùng, Phó khoa Phẫu thuật Mạch Máu, Bệnh viện Chợ Rẫy thảo luận hướng cải thiện tiên lượng cho người bệnh động mạch ngoại biên sau can thiệp
Tại hội thảo, GS. TS. BS. Nguyễn Quang Tuấn đã nêu lên tầm quan trọng cũng như gánh nặng bệnh lý người bệnh động mạch ngoại biên (PAD) nhằm chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp mới trong điều trị bệnh tới các đồng nghiệp, mang lại cơ hội phục hồi sau điều trị tới các người bệnh bệnh động mạch ngoại biên. Bên cạnh đó, TS. BS. Nguyễn Quốc Thái cũng trình bày những tồn đọng và giải pháp mới trong điều trị bệnh chống huyết khối động mạch ngoại biên. TS. BS. Phan Quốc Hùng nêu ra những điều trị hiện tại và đặt vấn đề cải thiện tiên lượng cho người bệnh động mạch ngoại biên sau can thiệp. PGS. TS. BS. Marc Bonaca đã trình bày những nghiên cứu về bảo vệ người bệnh động mạch ngoại biên thuộc các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.
PGS.TS.BS Marc P Bonaca, Khoa Y Đại học Colorado, Aurora, Colorado, Hoa Kỳ trình bày các dữ liệu nghiên cứu bảo vệ người bệnh động mạch ngoại biên thuộc các bệnh cảnh khác nha
Tổng kết hội thảo, GS. TS. BS. Trương Quang Bình cho biết lần đầu tiên, trong lĩnh vực bệnh động mạch ngoại biên có 2 nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) cho thấy liệu pháp chống huyết khối làm giảm có ý nghĩa nguy cơ biến cố lớn tim mạch (MACE), đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cũng như giảm có ý nghĩa biến cố lớn trên chi (MALE) kể cả biến cố cắt cụt chi, ở bệnh cảnh mạn tính (nghiên cứu COMPASS) và cấp tính (nghiên cứu VOYAGER PAD). Những nghiên cứu này là bước tiến mới làm thay đổi hướng dẫn và thực hành điều trị để bảo vệ tốt hơn cho người bệnh động mạch ngoại biên.
Bayer ra mắt chỉ định mới của NOAC cho việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Chỉ định mới của liệu pháp kháng đông không kháng vitamin K cho bệnh động mạch ngoại biên được gọi là ức chế kép, kết hợp liều tĩnh mạch của NOAC với aspirin. Liệu pháp này đã được khuyến nghị trong Phác đồ Điều trị Bệnh Mạch máu Toàn cầu năm 2019 do Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu (SVS), Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu châu Âu (ESVS), và Liên đoàn Hiệp hội Mạch máu Thế giới (WFVS), cũng như trong bản hướng dẫn của Hiệp hội châu Âu về tim mạch (ESC) cho việc điều trị hội chứng mạch vành cấp không ST vào năm 2020.
Phiên thảo luận và hỏi đáp với chuyên gia về giải pháp mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Chỉ định mới của liều NOAC tĩnh mạch này là chỉ định đầu tiên và duy nhất trong nhóm thuốc kháng đông đã được chứng minh có khả năng dự phòng đồng thời các biến chứng tim mạch và chi ở người bệnh động mạch ngoại biên. NOAC khi sử dụng kết hợp với aspirin cho thấy nhiều ưu điểm hơn trong việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên so với liệu pháp truyền thống.
Trên thực tế, so với aspirin đơn thuần, liệu pháp cải tiến này làm giảm 28% nguy cơ tử vong do tim mạch, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim và 46% nguy cơ gặp các biến cố bất lợi nghiêm trọng ở chi, bao gồm cắt cụt chi, mà không làm tăng tỷ lệ tử vong hoặc chảy máu nội sọ. Do đó, khi sử dụng kết hợp NOAC với aspirin để điều trị bệnh động mạch ngoại biên sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được một số biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần Thị Lan Hương, Giám đốc Y khoa nhánh Dược phẩm của Bayer Việt Nam chia sẻ: “Những bệnh lý liên quan đến tim mạch đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bayer đã và đang nỗ lực nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực nhằm tìm ra các phương pháp điều trị mới cho các bệnh này.
Trên thế giới, Bayer hợp tác với các viện nghiên cứu cũng như hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu lâm sàng để giúp các bác sĩ tiếp cận các liệu pháp mới nhất trong quá trình điều trị cho người bệnh của họ, theo đó, người bệnh sẽ được tiếp cận các liệu pháp và dịch vụ y tế tốt nhất có thể.
Với mục tiêu này, chúng tôi vinh hạnh phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai trong việc tổ chức hội thảo y khoa với chuyên đề: “Bước tiến mới trong điều trị bệnh lý động mạch ngoại biên”. Buổi hội thảo mang lại nhiều thông tin cần thiết cho cộng đồng y khoa tại Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng rằng liệu pháp mới này của Bayer có thể giúp Việt Nam giảm thiểu các trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến huyết khối, từ đó giúp người dân cải thiện chất lượng của cuộc sống.”
Đổ xô uống bài thuốc trên mạng: Coi chừng mất mạng!
Trên mạng đang lan truyền "chóng mặt" các bài thuốc phòng ngừa đột quỵ bằng nguyên liệu dân gian.
Trên mạng lan truyền nhiều bài thuốc dân gian trị đột quỵ nhưng bài thuốc không thể sử dụng cho mọi người
Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cà Mau, những bài thuốc này chẳng những không có công dụng phòng ngừa đột quỵ, mà còn rất nguy hiểm cho những người có bệnh nền như tiểu đường, viêm loét dạ dày...
Trên kênh YouTube "Bài thuốc k.d." chia sẻ bài thuốc được giới thiệu phòng ngừa đột quỵ hiệu quả với công thức là: "18 trái chuối sứ cắt nhỏ, 1kg chanh cắt lát mỏng ngâm chung với 1kg đường phèn. Ngâm trong hai tuần là dùng được, uống mỗi ngày hai ly sau bữa sáng hoặc bữa tối".
Người tuyên truyền bài thuốc không giới thiệu mình là ai, cũng không cho biết công dụng của từng loại nguyên liệu, tác động lên sức khỏe như thế nào... mà chỉ khẳng định: phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Vậy mà có rất nhiều người làm theo.
Chị Nguyễn Thúy H., nhân viên điều dưỡng về hưu, sau khi thấy bài thuốc này, đã "bào chế" ngay một bình 10 lít, với liều lượng gấp ba lần công thức trên cho gia đình dùng. Chị còn gửi bài thuốc này về quê cho người thân ở xã An Thạnh Trung, H.Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từng có người qua đời vì đột quỵ nên chị rất tin tưởng bài thuốc và loan truyền cho cả xóm. Chỉ qua hôm sau, nhiều người trong xóm có một hũ chuối, chanh ngâm với đường phèn. Trong đó, những người họ hàng bị bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày của chị H. cũng nhiệt tình làm theo với hy vọng "tránh được đột quỵ".
Cũng có vài người nghi ngờ công dụng của bài thuốc, thì chị H. nói "không bổ bề này cũng bổ bề kia. Chuối, chanh, đường phèn toàn món mình ăn hằng ngày, có hại gì đâu". Vậy là một, hai ý kiến phản biện yếu ớt đã bị dập tắt bằng thuyết "nguyên liệu quen thuộc", cũng như uy tín làm trong ngành y của chị. Hiện nay, nhiều người đang khấp khởi chờ đủ 14 ngày để khui "tiên dược" này.
Không chỉ bài thuốc chuối sứ, chanh, đường phèn, mà trên mạng còn lan truyền nhiều "tiên dược" phòng ngừa đột quỵ như: tỏi, gừng, chanh xay nhuyễn nấu với giấm táo, mật ong. Bài thuốc này không rõ bắt nguồn từ thầy nào, nhưng đang là bài thuốc được rất nhiều gia đình sử dụng.
Hàng xóm truyền nhau, bạn bè truyền nhau, đồng nghiệp truyền nhau và được quảng cáo chẳng khác thần dược: trị đau họng, phòng ngừa cảm cúm, trị tăng huyết áp, mỡ máu, đau khớp và đặc biệt là phòng ngừa đột quỵ. Nguy hiểm hơn, "sứ giả" của các bài thuốc trên đều khẳng định "ai uống cũng được" và nguyên lý "không bổ bề này cũng bổ bề kia", nên nhiều người, kể cả người có bệnh lý nền cũng vô tư uống.
Cấp cứu vì "tiên dược" trên mạng
"Thảo dược không có hại", "có bệnh vái tứ phương", "không bổ bề này cũng bổ bề kia", là những lý lẽ mà nhiều người tự huyễn hoặc mình và vô tư dùng các bài thuốc trên mạng. Tâm lý người bệnh đều hy vọng gặp được "thầy giỏi, thuốc hay", nên khi nghe một bài thuốc hay, "y chang bệnh mình" - dù là truyền miệng, không rõ nguồn gốc thì họ cũng không thể thờ ơ.
Bà Nguyễn Thị V., 64 tuổi, ở H.Bình Chánh, bị đau khớp, tiểu đường đã mười năm, phải uống thuốc tây hằng ngày. Hơn ba tháng trước, bà được người quen chỉ bài thuốc "tỏi, gừng, chanh, mật ong, giấm táo" thì liền làm hai chai, hai lít bỏ vào tủ lạnh uống dần. Bởi bà rất sợ căn bệnh tiểu đường của mình biến chứng qua tim mạch và gây đột quỵ. Vì cha bà từng qua đời do căn bệnh này.
Mỗi ngày, buổi sáng trước khi ăn, và trước khi đi ngủ, bà uống 70ml "tiên dược" trên pha với 100ml nước ấm. Hai tuần đầu dùng "thuốc" này, bà V. thấy người khỏe hơn, họng cũng hết đau. Nhưng đến ngày thứ mười hai, bà bị mệt, mắt nhìn không rõ, không đi nổi. Người thân đưa bà V. vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cấp cứu. Kết quả bà bị tăng đường huyết rất cao, suýt vào hôn mê nếu không được can thiệp kịp thời. Bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của bà và "thủ phạm" được tìm ra nhanh chóng: mật ong trong "tiên dược" mà bà nạp vào mỗi ngày.
Còn mới đây, ngày 17/12, bà Trần Thị T., ở Q.4, cũng phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám vì nôn ói liên tục, ăn uống không được, sụt cân và đau thắt vùng bụng suốt hai tuần. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày và kết quả cho thấy bà bị viêm loét dạ dày. Bà T. cho biết, trước đó hai tháng có uống bài thuốc tỏi, gừng, chanh, mật ong, giấm táo mỗi sáng để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ. Bà không ngờ "tiên dược" lại hóa thành độc dược khiến dạ dày của bà bị viêm loét, giờ phải uống thuốc mỗi ngày.
Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, dù thảo dược, bài thuốc dân gian, y học cổ truyền cũng không thể tự tiện dùng, nhất là với những người có bệnh lý nền. Cụ thể, bài thuốc chuối sứ, chanh, đường phèn hoàn toàn không có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Chuối sứ có công dụng với người thiếu kali, hay bị vọp bẻ. Còn chanh chứa nhiều vitamin C, giúp chống ô-xy hóa, nhưng hai vị này và đường phèn, chẳng những không có công dụng phòng ngừa đột quỵ, mà còn tác động xấu lên sức khỏe với người bị tiểu đường, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận...
Với bài thuốc thứ hai, các chuyên gia y học cổ truyền nhận định: tỏi và giấm táo vốn là những loại dược liệu có tác dụng hành khí, tiêu thực; cụ thể là giúp hạ mỡ máu và chống xơ vữa thành mạch. Gừng giúp làm ấm trung tiêu, trợ tiêu hóa, tỳ vị. Dịch của chanh chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống ô-xy hóa. Về tổng quan, đây là một công thức có thể giúp giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông - yếu tố chính gây đột quỵ. Tuy nhiên, trong công thức này, có những nguyên liệu là có hại cho các bệnh như: mật ong có hại cho người bệnh tiểu đường; chanh, giấm có thể gây loét dạ dày...
Hơn nữa, bất cứ bài thuốc nào cũng đều không thể áp dụng cho mọi người, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, dạ dày... Nếu dùng bừa bãi, bài thuốc này sẽ càng làm tăng nặng bệnh hơn với những người vốn có bệnh lý về dạ dày, tá tràng, tiểu đường, hoặc có thể gây tụt huyết áp đột ngột với những ai bị huyết áp thấp dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ...
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30% Mấy ngày qua, tại miền Bắc, nhiệt độ giảm sâu, nhất là về đêm và sáng sớm trời rét đậm, rét hại, khiến người cao tuổi, bệnh nhân huyết áp cao dễ sinh biến chứng tim mạch, đột quỵ. Theo ghi nhận của phóng viên VOV, tại một số bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15 đến 30%,...