Bún nước lèo, đậm đà chân chất tình nghèo miền Tây
Món bún nước lèo luôn được các “tín đồ” ẩm thực bầu chọn vào danh sách những món ăn đặc sản miền Tây mùa nước nổi đáng thưởng thức nhất.
Bún nước lèo có xuất xứ từ người Khmer ở Miền Tây Nam Bộ, nó có mặt hầu khắp những nơi mà cộng đồng người dân tộc này cư ngụ như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang, Sóc trăng…
Trong quá trình giao thoa ẩm thực, bún nước lèo trở thành một đặc sản của người Việt và rất nổi tiếng tại nhiều địa phương với cách chế biến đa dạng, thú vị như: bún nước lèo Trà Vinh nổi tiếng nhờ rau ghém (hẹ, bắp chuối xắt) ngon giòn thì bún nước lèo Châu Đốc được thực khách ưa chuộng nhờ ăn kèm với thịt quay và nhất là bông điên điển – đặc sản mùa nước nổi ở đây, ngoài ra bún nước lèo Cần Thơ nổi tiếng với “thương hiệu” bún mắm, là một sự pha tạp giữa nhiều dòng bún khác nhau do tiếp thu tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng.
Nhưng đặc biệt nhất vẫn là bún nước lèo Sóc trăng, món ăn từng “xao xuyến” bao nhiêu thực khách bởi hương vị đặc trưng mà các nơi khác không có được.
Video đang HOT
Để có được tô bún nước lèo “trứ danh”, phải có bí quyết kết hợp, lựa chọn và sử dụng độc đáo về nguyên liệu và gia vị, nước lèo phải được nấu bằng nước dừa xiêm, xương heo. Nước lèo phải trong và có màu cánh gián nhạt, có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá, làm dịu bớt mùi mắm. Do đó, ngay cả khi không quen với vị mắm bạn cũng có thể ăn được. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ, làm nên danh tiếng cho bún nước lèo Sóc Trăng còn phải có một loại củ mà người dân nơi đây gọi là Ngãi bún.
Thực khách sẽ được thưởng thức một tô bún tuyệt vời, tô bún nghi ngút khói với hương thơm của mắm bò hóc như mời gọi, những sợi bún trắng ngà vừa mềm mát, dai dai cộng với rau ghém giòn giòn với nhiều vị hòa với nước lèo mặn ngọt đúng độ, những miếng thịt cá lóc ngọt ngào được đánh bắt từ thiên nhiên, vừa ăn vừa hít hà vị cay của ớt, vị chua của chanh, những lát thịt heo ngòn ngọt, béo béo tất cả những hương vị đó tạo nên món ăn khiến thực khách không thể nào ngơi đũa.
Món ăn càng ngon hơn, nhất là vào sáng sớm, chiều tối hoặc ngày mưa lạnh.
Món ăn càng ngon hơn, nhất là ăn vào buổi sáng sớm, vào buổi chiều tối hoặc những ngày mưa lạnh, cái nóng ấm của tô bún làm ta cảm thấy ấm áp khi được cùng thưởng thức với gia đình. Một tô bún nước lèo nóng hổi kết hợp với mùi thơm của sả, vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi làm nên món ăn dân dã mà tuyệt vời.
"Mùi" của quê tôi
Tôi là "tín đồ" của món bún nước lèo, nên nếu kể về món ăn này, tôi cũng khá rành, rành cả cách ăn và cách chế biến.
Nhưng thôi, tôi không dám "múa rìu qua mắt thợ" bởi xứ tôi có đến vài trăm quán bún nước lèo ở các huyện, thị xã và trung tâm thành phố mà chỗ nào cũng đắt khách. Riêng tôi có một nơi đặc biệt bởi ở đó bún vừa ngon, vừa có không khí ấm cúng và mọi thứ để làm nên món ngon này đều là cây nhà lá vườn, đó là quán bún của cô Út tôi.
Ảnh minh họa: B.T
Đã là dân miền Tây thì hầu như ai cũng ưa mắm, vì vậy mà món bún nước lèo (có nơi gọi là bún mắm) trở thành món ngon khó cưỡng. Món này có thể ăn mọi lúc, mọi nơi, nhưng theo kinh nghiệm của dân sành món ăn dân dã thì ăn sau khi đã dùng quá nhiều thịt mỡ hay "sơn hào hải vị" tiệc tùng liên miên thì bún nước lèo sẽ giúp người ta lấy lại "cái ngon".
Khi tôi vừa thi tốt nghiệp THPT, cô Út tôi muốn bồi dưỡng cho đứa cháu vốn gầy còm vừa trải qua kỳ thi căng thẳng, thế là cô nấu bún nước lèo. Sau 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị nguyên liệu như nước dừa tươi, cá lóc, tôm đất sống, bún, rau thơm, giá, bắp chuối, sả... mùi thơm đã lan tỏa khắp nhà cũng là lúc bún được dọn lên, nói là đãi cháu nhưng cả nhà đều được một bữa no nê.
Nhìn những miếng cá lóc được hấp chín cạnh dĩa tôm đất đỏ au, rồi các loại rau cùng với chén nước mắm ớt..., nước miếng đã tiết ra. Rau được bỏ vào tô rồi để bún lên trên, cô Út cẩn thận trụng cho bún nóng rồi mới để cá, tôm lên, nước lèo bốc khói được chan sau cùng. Bấy giờ chỉ còn nghe tiếng hít hà. Một tô rồi hai tô, mấy đứa nhỏ thách nhau ăn thêm tô nữa, chẳng mấy chốc nồi nước lèo trơ đáy, mấy dĩa rau còn sót lại vài cọng buồn hiu. Một món ngon hòa quyện bởi vị ngọt của cá tôm, của nước dừa xiêm thanh dịu, cọng bún trắng ngần đủ dai để quấn lấy mấy món rau ăn kèm mà không bị tách rời trong khoang miệng.
Ngày xưa không biết ai bày ra bún nước lèo, đã phối màu sắc, hương vị của sản vật đồng quê, cho ra đời tên tuổi của món ngon được lưu truyền hàng thế kỷ qua và hiện nay vẫn rất được ưa chuộng. Theo thời gian, người ta đã "biến tấu" bún nước lèo đa dạng hơn so với cách nấu truyền thống mà tôi vừa kể. Ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu..., ngoài cá lóc hay tôm đất, bún nước lèo còn có thịt heo quay, bì, chả lụa... làm cho tô bún thêm phong phú. Bún nước lèo đã trở thành thương hiệu ẩm thực miền Tây, ai đến đây mà không thưởng thức món ngon này thì coi như là một sự thiệt thòi không hề nhỏ.
Chưa ai thống kê đầy đủ các món ngon của miền Tây Nam bộ, nhưng tôi tin chắc một điều là bún nước lèo sẽ nằm trong tốp đầu của bảng thống kê đó. Mùi mắm đồng đã đi theo những người xa xứ một cách lặng lẽ, quyện chặt vào ký ức của họ và sẽ trỗi dậy khi được đánh thức bằng khứu giác, thị giác, vị giác. Thế mới biết tình quê luôn có sẵn trong ta dù thời gian cứ trôi nhanh về phía trước.
Những món ăn nhất định phải thử khi đến An Giang mùa nước nổi Cá lóc nướng trui, bún cá Châu Đốc hay canh cá linh bông điên điển là những món ăn nức tiếng ở An Giang mà du khách đến đây không ăn thì tiếc hùi hụi. Cá lóc nướng trui Từ một món ăn dân dã, cá lóc nướng trui đã trở thành món đặc sản mà người dân miền Tây thường đãi khách...