Bún gỏi dà Sóc Trăng lạ tai mà ngon miệng
Bún gỏi dà Sóc Trăng nghe cái tên thật lạ nhưng để có món bún gỏi dà đặc trưng còn do kinh nghiệm dân gian trong việc gia giảm gia vị và cách chế biến tương xay sao cho thật khéo.
Bún gỏi dà Sóc Trăng lạ tai mà ngon miệng
Bún gỏi dà Sóc Trăng lạ tai mà ngon miệng:
Người phương xa đến đất Sóc Trăng, đi trên con đường từ trung tâm thành phố về Mỹ Xuyên sẽ luôn bị quyến rũ bởi những món ăn vốn nức tiếng với du khách như bún nước lèo, lẩu mắm, bún xào, bún gỏi già, cháo cá lóc…
Bên cạnh đó, vào buổi sáng sớm, còn có những quán ăn bình dân ven đường với dòng chữ bún gỏi dà cũng đặc biệt hấp dẫn.
Nguồn gốc của món bún gỏi dà:
Với ai lần đầu đến Sóc Trăng, cái tên gọi của món bún này nghe rất lạ tai. Nhưng cũng có nhiều cách giải thích từ chủ quán.
Người thì cho rằng nó có nguồn gốc từ java nên nói trại riết mà thành dà (tương tự như trái chuối dà quen thuộc ở đây).
Người khác lại lý giải, nguyên thủy của thứ bún này là một món gỏi cuốn, về sau người ta gom các thứ bún, thịt, tép, rau… vào tô rồi ăn như cơm. Sau lại cho thêm nước súp vào tô và trở thành món bún gỏi dà như hiện nay.
Cách chế biến món bún gỏi dà:
Video đang HOT
Chuẩn bị nguyên liệu:
Để tô bún ngọt ngon, hương vị đặc trưng thì phải có tép, thịt và nước súp.
Chọn con tép cỡ ngón tay cái, làm sạch nguyên con, đem luộc với nước dừa tươi.
Thịt đùi heo luộc chín xắt sợi. Nồi nước súp hầm bằng xương heo chung với tép, tôm khô, nêm với ít đường, ớt và nước me chua sẽ có vị ngọt rất thơm ngon.
Thịt đùi heo luộc chín xắt sợi
Nước mắm và rau ăn kèm bún gỏi dà:
Nước mắm ăn với bún cũng thật đặc biệt. Người ta lấy tương xay nhuyễn rồi trộn với đậu phộng rang đâm nát cùng với ít tỏi phi mỡ. Ba thứ ấy hòa lại tạo thành mùi vị rất riêng không lẫn vào đâu được.
Rau ăn kèm bún có giá, bắp chuối xắt chỉ, các loại rau thơm như quế, húng cây, húng lũi, …
Thưởng thức món bún gỏi dà Sóc Trăng:
Chuẩn bị xong, người ta cho giá, bắp chuối vào tô, để bún lên trên rồi chế nước súp vào trụng qua mấy lần cho bún ướt đều.
Sau đó, chế nước súp cho ngập bún, sắp thịt, tép, rau thơm lên trên.
Nếu muốn cho khẩu vị thêm đậm đà có thể vắt thêm chút chanh cùng vài lát ớt ăn thật nóng để nghe như đâu đó hương vị đồng quê phảng phất vọng về.
Thưởng thức món bún gỏi dà Sóc Trăng
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn giản.
Lý giải tên gọi của món bún này, người ta cho rằng xuất xứ là từ món gỏi cuốn, gồm bánh tráng, bún, thịt ba rọi (ba chỉ) thái sợi, rau sống, rau thơm, tép... cuốn thành từng cuốn rồi chấm với nước chấm là tương hột xay sền sệt.
Sau đó, người dân đã biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu của món gỏi cuốn vào tô, có thêm nước dùng, cho ít tương xay vào trộn đều rồi thưởng thức. Khi ăn có thêm nước chấm là tương xay để chấm các món như thịt, tép... làm cho món ăn đậm đà hơn.
Món gỏi cuốn được cho là sau đó biến tấu thành món bún gỏi dà.
Ông Huỳnh Văn Hòa (người dân ở Mỹ Xuyên) chia sẻ: "Từ món gỏi cuốn, người ta cho vào tô, rồi chan nước vào, dùng đũa và (ăn) như ăn cơm. Sau nữa, lại biến tấu chan thêm nước dùng nấu từ xương và me có vị hơi chua, ngọt và béo để tạo thành món bún nước, từ đó có tên gọi là "bún gỏi và", nhưng theo cách phát âm của người Nam Bộ, chữ "và" được đọc thành "dà", riết rồi quen gọi "bún gỏi dà" thành tên cho đến nay".
Một chủ quán bún ở phường 1 (TP Sóc Trăng) cho biết, nguyên liệu để làm món bún gỏi dà, gồm: Nước dùng, bún, rau xà lách, rau thơm, giá, bún, đậu phộng (lạc) rang giã dập, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, ngò gai, thịt heo ba rọi và tép bạc.
Trong đó, nước lèo được đánh giá là khâu quyết định chất lượng của món bún. Điểm độc đáo của món này là nước dùng và tương xay được chế biến rất đặc biệt, theo bí quyết riêng của mỗi đầu bếp và tùy vào cách chế biến nước dùng, tương xay mà cho ra nét riêng của món ăn được xem là linh hồn của món ăn, quyết định sự thành công của món ăn.
Nhiều nguyên liệu để nấu món bún gỏi dà. Tất cả nguyên liệu này rất đơn giản.
Theo một chủ quán bún, nước dùng thường được nấu bằng xương heo và thịt heo để cho ra vị ngọt tự nhiên, thêm vào chút me cho có vị chua nhẹ. Có thể có nhiều loại nước dùng khác nhau (tùy vào mỗi người nấu) như có loại nước dùng trong, không có mùi thịt, xương; có loại nước dùng đục và giữ nguyên xương, thịt khi nấu.
Đó là cách phối hợp tạo nên tô nước dùng đạt tới mức độ hài hòa, thỏa mãn vị giác thanh, ngọt, chua, cay, béo của thịt ba rọi, tép đất, tỏi phi, chanh, ớt bằm, nước mắm cốt, quyện với hương thơm thoang thoảng của đậu phộng rang, tương xay. Rau ăn kèm với bún thường là giá, xà lách, rau thơm để người ăn không ngán.
Một chủ quán đang làm món bún gỏi dà.
Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt, mùi thơm của mắm hòa quyện với mùi hương thoang thoảng của me, ngò gai làm cho món bún gỏi dà không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào khác.
Vì vậy, khách về Sóc Trăng muốn thưởng thức món bún gỏi dà bởi nó là món ăn dân dã, không đến nỗi đắt (khoảng từ 30.000 đồng -35.000 đồng/tô). Những ngày đông se lạnh này mà thưởng thức bún gỏi dà thì thật tuyệt, ấm áp vô cùng.
Trọn vị dân dã, thôn quê với bánh cống Sóc Trăng Bên cạnh các món ăn nổi tiếng như bún gỏi dà, bánh pía, địa phương Sóc Trăng còn "hớp hồn" thực khách sành ăn bởi món bánh cống bình dị, phảng phất nét dân dã thôn quê. Theo đó, bánh cống (bánh cóng), là món bánh của người Khmer Nam bộ có nguồn gốc từ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc...