Bún gỏi dà – đặc sản ít du khách biết đến ở miền Tây
Tên gọi món ăn nổi tiếng của Sóc Trăng khiến du khách khó hình dung đây là bún hay gỏi.
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây. Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ “và” thành “dà” mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
Bún gỏi dà được làm từ nhiều nguyên liệu, trong đó có thịt quay. Ảnh: Di Vỹ.
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn.
Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
Video đang HOT
Nước dùng có vị ngọt thanh từ xương ống heo, hơi chua từ me và thoảng mùi tương hột. Ảnh: Di Vỹ.
Ăn cùng với bún gỏi dà là các loại rau quen thuộc như giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: “Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương”, ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Như tại Cần Thơ, bạn có thể tìm đến quán ăn Chánh Mập nằm trên đường Ngô Đức Kế, gần bến Ninh Kiều, chuyên phục vụ món bún gỏi dà. Địa chỉ tồn tại đã 44 năm, từ hồi bà chủ mới 16 tuổi. Quán ăn nằm trên mặt tiền đường. Ảnh: Di Vỹ.
Theo Vnexpress
Đặc sản Việt Nam: Sài Gòn góp mặt với 3 món ẩm thực "quốc dân"
Đặc sản Việt Nam tiếp tục giới thiệu thêm 3 món ẩm thực nổi tiếng nhất Sài Gòn, được mệnh danh là món ăn "quốc dân".
Trong danh sách 100 đặc sản Việt Nam do tổ chức Kỷ lục Việt Nam thẩm định và bình chọn, thì Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông góp mặt 3 món: Cơm tấm, gỏi cuốn và bánh mì thịt. Ba món ăn này không chỉ được người dân Sài Thành coi là món ăn thường nhật và tinh túy, mà còn được thực khách cả nước biết đến và thường xuyên dùng bữa.
Cơm tấm Sài Gòn
Được coi là món ăn sáng của người miền Nam nhưng hiện tại cơm tấm đã trở thành món ăn chính của nhiều thực khách từ Nam chí Bắc. Với nguyên liệu từ gạo tấm, trứng, sườn bì, chả, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ chua ăn kèm như cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối, đu đủ.
Cơm tấm cũng có nhiều biến tấu, nhiều người sẽ ăn với thịt kho tàu, đậu hũ nhồi thịt, cá chiên, gà, rau, đồ xào,... giống như cơm gạo nguyên hột.
Bánh mì thịt
Chuyên trang du lịch của The Guardian (Anh), đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới. Món bánh mì thịt hay bánh mì kẹp thịt đã có mặt ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung từ 150 năm về trước. Du nhập từ Pháp, người Sài Gòn đã có những cải biến phù hợp với gu thưởng thức của dân tộc, bánh mì được kẹp thêm với thịt nướng, rau, trứng, pa tê,... tùy vào sở thích của từng người. Các biến tấu của bánh mì đều được lòng thực khách, món bánh mì đã trở nên phổ biến và là món ăn sáng quen thuộc của nhiều người.
Gói cuốn
Gỏi cuốn là một món phổ biến và thịnh hành ở ba miền từ Nam chí Bắc, tuy nhiên món gỏi cuốn được thực khách Sài Gòn dùng thường xuyên và được đánh giá là món ăn "quốc dân" thường thấy trong các bữa ăn.
Gỏi cuốn được làm từ bánh tráng, cuộn với các loại rau thơm,và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua,... ăn kèm với nước chấm tỏi ớt pha chua ngọt.
Gỏi cuốn có nhiều biến tẩu như: thịt luộc cuốn, cá cuốn, nem cuốn tôm thịt, bò cuốn lá cải, phở cuốn, nem chua, thịt chua, nem tai,.
Theo Thời đại
Đu đủ đâm - đặc sản của người Khmer ở An Giang Sợi đu đủ giòn, thơm mùi mắm ruốc là thứ bạn cảm nhận được khi thưởng thức đặc sản này. Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc được chế biến bằng đâm (dầm hoặc giã) trong cối. Món ăn được bán nhiều ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn,...