Bún An Giang lên sóng truyền hình Hàn Quốc nhưng ai cũng để ý đến loại rau ăn kèm
Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị đậm đà ngon khó cưỡng, món bún này đặc biệt khiến nhiều người chú ý khi được ăn kèm với loại hoa mọc khắp vùng sông nước An Giang.
Bún An Giang nổi tiếng với hương vị thơm ngon, đậm đà.
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với du khách nước ngoài không chỉ bởi nhiều đặc sản hấp dẫn mà còn bởi những món phở, bún bình dị nhưng lại mang hương vị ngon đến mê mẩn.
Người ta nói rằng muốn ăn bún cá ngon nhất định phải ghé thăm An Giang mùa nước nổi, khi những con nước đổ về tràn các cánh đồng. Và mới đây nhất món bún “thần thánh” này đã vinh dự được xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc cùng những lời khen ngợi không ngớt.
Bún cá Châu Đốc, An Giang nổi tiếng hơn cả vì luôn giữ được hương vị nguyên sơ của bún cá truyền thống. Tuy nhiên, điều khiến những du khách Hàn Quốc ấn tượng nhất đó là, ngoài vị ngon của bún thì loại rau ăn kèm thay vì hoa chuối, giá đỗ,… lại là một loại hoa mọc khắp An Giang mùa nước lũ – bông điên điển.
Điên điển không chỉ là một loài hoa xuất hiện phổ biến tại An Giang mà còn là đặc sản của vùng này.
Bông điên điển một trong những đặc sản của miền Tây, thường nở rộ lên trong mùa nước nổi vào những ngày hè. Không khó để bắt gặp hình ảnh những chùm điên điển vàng tươi cực kỳ thu hút dọc các bờ sông vùng sông nước An Giang.
Thật đặc biệt vì không chỉ là loại hoa đẹp với màu sắc rực rỡ, bông điên điển còn là nguyên liệu chính trong rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam như canh chua điên điển, gỏi bông điên điển, xào tép khô, bánh xèo,…
Video đang HOT
Bánh xèo bông điên điển nổi tiếng vùng sông nước An Giang.
Nếu như điên điển xào tép đồng có vị ngọt dịu và chút đăng đắng đặc trưng, bánh xèo giòn rụm pha chút vị hoa thơm nhẹ, thì bông điên điển ăn kèm bún lại mang đến hương vị thanh mát, giòn giòn mà lạ lẫm vô cùng. Đây cũng chính là lý do khiến loại hoa này được du khách yêu thích và nổi bật hơn trên sóng truyền hình Hàn Quốc.
Bún An Giang gồm hai nguyên liệu chính, cá lóc và bông điên điển. Được nấu từ xương và đầu cá, đôi khi hầm cùng xương gà, phần nước dùng thơm lừng, ngọt thanh có màu vàng cam hấp dẫn bởi sự kết hợp với nghệ tươi và sả. Chỉ cần hít hà mùi hương từ nồi nước dùng nóng hổi kia, chắc chắn mọi giác quan sẽ được “đánh thức” ngay lập tức.
Bún cá hay các loại bún tại An Giang không thể thiếu loại rau ăn kèm là bông điên điển.
Bát bún đầy đặn được bày sẵn cá lóc lõ xương xào thơm lừng, chả cá, đôi khi là thịt gà, tùy theo khẩu vị người ăn. Mướp được cắt miếng nhỏ, nấu chín và ăn cùng bún, thêm vào đó là rau muống chẻ, một ít húng quế giúp món ăn thêm hấp dẫn. Nguyên liệu quan trọng nhất không thể bỏ qua là bông điên điển vàng ươm, cuối cùng rưới nước dùng sóng sánh vào tô bún.
Chưa cần thưởng thức mà chỉ nhìn tô bún đầy đặn, màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn đã khiến ba tâm hồn ăn uống phải “xao xuyến”. Trước khi ăn, đừng quên trộn thật đều các nguyên liệu lên, thêm một chút nước cốt chanh và bột ớt để vị của tô bún hoàn hảo hơn nhé.
Sợi bún mềm mềm, những miếng cá thấm đẫm gia vị đậm đà, rau muống chần giòn hòa quyện với nước dùng chua ngọt mặn. Ớt bột khiến món ăn thêm vị cay nồng, át đi mùi tanh của cá và kích thích vị giác. Đặc biệt nhất là bông điên điển vẫn giữ được màu vàng đẹp mắt, giòn giòn, ăn lúc đầu thấy hơi chát nhưng càng về sau thì vị ngọt thanh đều trong miệng.
Hình ảnh tô bún An Giang ăn kèm với bông điên điển trên sóng truyền hình Hàn Quốc.
Anh chàng du khách Hàn Quốc chưa kịp ăn hết đã vội vàng “đặt hàng” ngay thêm một tô nữa bởi hương vị quá tuyệt vời của bún An Giang. Chẳng những thế mà khi xuất hiện trên sóng truyền hình của nhà đài EBS, bún An Giang lại khiến nhiều người Hàn Quốc yêu thích và mong muốn được thưởng thức đến vậy.
Nếu có dịp du lịch tới vùng sông nước An Giang, bạn nhất định đừng bỏ qua món bún dân dã ăn kèm với bông điên điển nổi tiếng nơi đây nhé.
Theo xaluan.com
Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng tôi đã rút ra được 4 cách đơn giản để thịt luộc ngon đạt chuẩn, ai ăn cũng khen nức nở
Thịt luộc chuẩn là miếng thịt vừa chín tới, trắng, ăn sẽ rất mềm và lại ngọt, cũng không bị khô, không hôi.
Thịt luộc chẳng xa lạ gì trong ẩm thực Việt Nam. Trong những mâm cỗ cúng giỗ chạp của người miền Trung thường sẽ có một đĩa thịt luộc để nguyên kèm với ít muối, mắm. Còn ở miền Nam, miền Bắc, thịt luộc là món ăn quen thuộc trong những bữa cơm gia đình. Trông thì có vẻ dễ thế nhưng luộc thịt cũng có những yêu cầu quan trọng đấy nhé. Thịt luộc chuẩn là miếng thịt vừa chín tới, trắng, ăn sẽ rất mềm và lại ngọt, cũng không bị khô, không hôi.
Vậy làm sao để đạt những yêu cầu đó? Đơn giản thôi, bí mật sẽ được bật mí ngay thôi nhé.
Chọn thịt heo ngon
(Ảnh: Internet)
Để thịt luộc thơm ngon, khâu chọn thịt là vô cùng quan trọng. Bạn nên mua loại thịt ba chỉ, phần bắp chân, như vậy sẽ ngon hơn. Khi chọn thịt, bạn nên chọn miếng thịt có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, bóng, khô ráo. Thịt ngon sẽ có độ đàn hồi tốt, khi nhấn vào thịt rồi rút tay ra sẽ không để lại vết lõm.
Để thịt không hôi
Sau khi rửa sạch thịt, bạn cho thịt vào nước sôi để chần sơ. Sau khi cho nồi nước lên bếp, bạn cho vào 1 muỗng canh giấm gạo, 1 muỗng cà phê muối. Đến khi nước sôi rồi thả thịt vào, khoảng 1-2 phút rồi vớt thịt ra, rửa sạch bằng nước ấm. Nước dùng để chần thịt nên đổ đi chứ đừng sử dụng lại. Đây là bước quan trọng để khử mùi hôi, giúp nước luộc thịt không bị đục.
Ngoài ra, khi luộc thịt, bạn nên cho thêm một ít muối, bột nêm và 2 củ hành tím đập dập, bóc vỏ để thịt thơm hơn. Trong lúc luộc, bạn nên hớt bọt thường xuyên để khử mùi hôi của thịt, đồng thời giữ cho nước luộc thịt được trong.
Để thịt trắng, không sẫm màu
(Ảnh: Internet)
Một trong những tiêu chí quan trọng khi luộc thịt là miếng thịt phải trắng. Để được như thế, trong lúc đun nước sôi để luộc thịt, bạn cho vào 2 muỗng cà phê giấm, như vậy sẽ giúp thịt không bị thâm đen. Nếu không muốn dùng giấm, bạn có thể dùng cách sau: thịt sau khi luộc chín, bạn vớt ra nhúng vào bát nước lạnh có pha nước cốt nửa quả chanh. Trở mặt thịt vài lần rồi nhanh tay vớt thịt ra ngoài.
Để thịt ngọt và không bị khô cứng
Một trong những sai lầm khiến thịt mất đi khá nhiều chất ngọt đó chính là việc cắm đũa vào thịt quá nhiều lần để xem thịt chín hay chưa. Cắm đũa vào thịt là một mẹo đúng chứ không sai nhưng nếu nóng vội, cắm đũa quá nhiều lần, nó sẽ mang đến "tác dụng phụ" là nước ngọt trong thịt sẽ chảy ra hết, hương vị thịt cũng chẳng còn thơm ngon nữa. Vì vậy chị em chỉ nên chọc đũa vào thịt thật hạn chế thôi để vẫn giữ được hương vị thơm ngon cho thịt nhé.
(Ảnh: Internet)
Vì chưa canh được lượng nước dùng để luộc thịt, nên nhiều người thường phải châm thêm nước lạnh vào trong lúc đang luộc thịt. Đây là một thói quen sai cần phải bỏ đi vì nó sẽ khiến protein, chất béo trong thịt bị kết tủa, từ đó làm thịt co lại, cứng ngắt và thậm chí hao hụt đi chất dinh dưỡng đáng kể trong thịt nữa. Do đó, bạn đừng nên châm thêm nước lạnh vào lúc đang luộc thịt nữa nhé.
(Nguồn: Tổng hợp)
Theo Helino
[Chế biến] - Cách nấu bún cá đơn giản nhưng ngon miệng cho bữa sáng Với cách nấu bún cá này, cả nhà sẽ có bữa sáng thơm ngon, đủ chất và hấp dẫn. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Bún: 500gr - Cá rô phi (hoặc cá trắm) : 1 kg - Chả cá: 200gr - Nước dùng xương - Cà chua: 4 quả - Me chua (hoặc thanh trà): 2 quả - Ớt hiểm: 1...