Bụi mịn do không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư não
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các hạt nano ô nhiễm không khí với ung thư não.
Các hạt siêu mịn (UFP) được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu, đặc biệt trong các động cơ diesel, cộng với mức phơi nhiễm cao làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư gây chết người.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nano có thể xâm nhập vào não và mang hóa chất gây ung thư.
Ung thư não rất hiếm. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự gia tăng phơi nhiễm do ô nhiễm có thể gây thêm một trường hợp ung thư não cho mỗi 100.000 người bị phơi nhiễm.
Video đang HOT
Các hạt siêu mịn (UFP) phát ra từ ôtô và xe máy độc hại hơn nhiều so với các hạt bụi thông thường. Ảnh: Guardian.
Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Epidemiology cho thấy mức tăng ô nhiễm 10.000 hạt nano/cm3 trong một năm làm tăng nguy cơ ung thư não hơn 10%.
“Rủi ro môi trường như ô nhiễm không khí không lớn về quy mô nhưng chúng nghiêm trọng vì mọi người trong môi trường ô nhiễm đều bị phơi nhiễm”, Scott Weichenthal, tại Đại học McGill, Canada, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế và phơi nhiễm ô nhiễm của 1,9 triệu người Canada trưởng thành từ năm 1991 đến 2016. Các nghiên cứu lớn như vậy cung cấp bằng chứng mạnh mẽ, mặc dù không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ nhân quả.
Theo Guardian, một đánh giá toàn cầu trước đó vào năm 2019 đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể con người.
Không khí độc hại có liên quan đến các tác động khác lên não, bao gồm giảm sút trí tuệ đáng kể, chứng mất trí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở cả người lớn và trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ô nhiễm không khí là “trường hợp khẩn cấp thầm lặng về sức khỏe cộng đồng”.
Theo Zing
Đáng sợ "vật chất tối" ngay trong cơ thể, liên quan nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học Canada đã xác định được một yếu tố đáng sợ trong cơ thể liên quan đến ung thư gan, não và máu mà họ gọi là "vật chất tối" của DNA ung thư ở con người.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature của Viện Nghiên cứu Ung thư Ontario (OICR - Canada) đã tấn công vào DNA không mã hóa, thứ chiếm tới 98% bộ gene nhưng rất khó nghiên cứu. Họ đã xác định được một thứ "vật chất tối" tiềm tàng trong cơ thể người có thể mở đường cho các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến, hiệu quả hơn gấp bội.
Tế bào Ung thư - ảnh minh họa từ internet
Tiến sĩ Lincoln Stein, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết ông và các cộng sự đã phát hiện ra sự thay đổi trong một ký tự của mã DNA vốn có thể điều khiển nhiều loại ung thư ở con người, nói cách khác là một cơ chế gây ung thư chưa từng ai biết tới.
Sự thay đổi đó là đột biến mang tên U1-snRNA, có thể phá vỡ sự liên kết của RNA bình thường (RNA cũng là axit nucleic như DNA, cũng là một vật liệu di truyền, nhưng khác nhau ở phân tử đường và một số vai trò trong cơ thể). Quá trình này làm thay đổi quá trình phiên mã của các gene giúp cơ thể tự chống lại ung thư.
Sự tìm ra U1-snRNA - "vật chất tối" - đã giúp các nhà khoa học tìm được gốc rễ của một số dạng ung thư thuộc loại khó điều trị và có tỉ lệ tử vong cao nhất, bao gồm ung thư ở gan, não và máu. Có thể nói nó là một lỗi đánh máy trong bộ gene con người. Tin vui là nó có thể được khắc phục bằng một số loại thuốc trị ung thư đã hiện diện trên thị trường. Các nhà khoa học chỉ còn việc tìm ra phác đồ phù hợp.
Trong nghiên cứu, "vật chất tối" này đã được tìm thấy trong khối u của các bệnh nhân u trung thất ác tính, bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, ung thư biểu mô tế bào gan... Họ cũng phân tích các dữ liệu từ dự án Phân tích toàn bộ Bộ gene ung thư (PCAWG) do chính OICR dẫn đầu, với 2.800 bộ gene đã được phân tích.
Theo EurekAlert/Tri thức trẻ
Gen sinh ung thư mới được phát hiện Bộ gen của con người bao gồm hai thành phần, có mã hóa và không mã hóa. Trong đó phần không mã hóa gần như bị bỏ quên vì nó không có chức năng gì. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu tại Ontario đã phát hiện ra những gen sinh ung thư trong những đoạn này. Một nhóm nghiên cứu do Viện nghiên...