Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường

Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đã phát huy phẩm chất cao đẹp của người làm thầy góp phần làm thay đổi bộ mặt giáo dục vùng khó.

Dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng ở Mường Tè ( Lai Châu), các em học sinh vùng khó khăn vẫn được các cô, thầy chăm sóc bán trú đầy đủ. Ở trường có cơm no, áo ấm giúp các em học con chữ bớt nhọc nhằn hơn.

Đường đến lớp bớt gập ghềnh

Chiều cuối năm, trời vùng biên như đổ sập vào màn đêm khi sương chiều quấn theo gió núi hun hút… cả xã biên giới Pa Vệ Sử (huyện Mường Tè, Lai Châu) như chìm vào trong đêm đen đặc.

Một trong những nơi hiếm hoi có ánh sáng và tiếng cười đùa của lũ trẻ chính là điểm trường Thò Ma của trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Pa Vệ Sử.

Không chỉ là tiếng cười, tiếng nói của học sinh, xen lẫn đó là tiếng chỉ bảo của các thầy, các cô chăm sóc bán trú.

Giờ ăn, tất cả đã được chuẩn bị sẵn, các em xếp hàng, xếp mâm và ngồi vào chỗ. Nghe hiệu lệnh rồi tất cả đồng thanh: “Em mời thầy cô xơi cơm, tôi mời các bạn…”. Ngăn nắp và sạch sẽ từ giờ xem ti vi, lên lớp tự học cho đến giờ đi ngủ, một nếp sinh hoạt mới của các em đã được hình thành.

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 1

Giờ cơm bán trú ở điểm Thò Ma. Ảnh: L.C

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 2

Giờ thể dục tại điểm trường Thò Ma (Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử). Ảnh: L.C

Được công nhận là trường phổ thông dân tộc bán trú không chỉ là niềm vui của học trò, mà như thầy Vũ Văn Viện – Hiệu trưởng trường Pa Vệ Sử chia sẻ, đó còn là động lực để các thầy, các cô phấn đấu tốt hơn cho các em.

Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử có 365 em học sinh, học sinh lớp 1 – 2 phân bố tại 13 điểm trường khác nhau, học sinh lớp 3 trở lên được đưa xuống trung tâm xã để học bán trú.

Từ nhiều năm trước, các thầy ở Pa Vệ Sử đã phải đi đến những bản xa xôi như Sín Chải A, Sín Chải B, Sín Chải C, Chà Gá… dọc trên những triền núi, nơi bản làng chìm trong sương của người La Hủ để “nhặt” học sinh về lớp.

Làm công tác bán trú ở Pa Vệ Sử chưa bao giờ dễ dàng bởi bên cạnh đường khó đi, việc làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, để họ chấp nhận cho con mình xuống xã học cái chữ cũng rất khó khăn.

Việc vận động học sinh từ điểm bản xuống trung tâm học bán trú đòi hỏi sự khéo léo tâm huyết của các thầy cô giáo, kết hợp cùng chính quyền địa phương giúp các em yên tâm không bỏ về.

Thầy Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó nhà trường cũng đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng, việc các con đi học bán trú đồng nghĩa với việc các phụ huynh không còn nhận được vài trăm ngàn đồng hỗ trợ mỗi tháng nữa. Khoản này, nhiều phụ huynh dùng để mua rượu uống… và vì thế họ chẳng dễ dàng để con mình xuống trung tâm xã học.

Nhờ kiên trì vận động, làm tốt công tác bán trú nên tỉ lệ chuyên cần, học sinh ra lớp của Pa Vệ Sử đã được đảm bảo.

Video đang HOT

Trên những điểm bản xa xôi, không còn hình ảnh học sinh rủ nhau bỏ học để ra những triền núi chơi trượt dốc với những bộ quần áo rách tơi tả, bàn chân, ngón tay cáu đất và những gương mặt lấm lem. Các em giờ đây ê a trong lớp học, đến độ tuổi lớp 3, các em sẽ được đưa xuống trung tâm xã, được ở bán trú, tạm xa gia đình, sống trong vòng tay thầy cô, bè bạn.

Những năm trước đây, học sinh ở Pa Vệ Sử nghỉ học có rất nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do lớn nhất vẫn là do cha mẹ không quan tâm việc ăn, việc học của các con. Trẻ em ở Pa Vệ Sử lớn lên trên những triền núi như những cây cỏ…tự do và hoang dại. Thế nhưng tất cả đã đổi thay nhờ bữa cơm bán trú ở trường.

Thầy giáo Vũ Văn Viện, Hiệu trưởng nhà trường cho biết từ khi có lớp học bán trú, tỉ lệ ra lớp của nhà trường đạt đến 92%.

Chỉ một thời gian nữa, học sinh tại Pa Vệ Sử sẽ được chuyển về điểm trường mới đang xây dựng, to đẹp và đàng hoàng hơn. Những ngày gian khó sẽ qua mau…

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 3

Trung tâm xã Pa Vệ Sử, nơi điểm trường mới của thầy trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Pa Vệ Sử sẽ được hoàn thành. Ảnh: L.C

Sức sống mới ở Cao Chải

Những năm trước, Cao Chải chỉ có đồi cỏ và những lán nương của người Mông tại các bản Tà Tổng, Nậm Dính. Thời điểm đó, Cao Chải là vùng đất xa xôi, cách biệt, chỉ có những triền đồi khô khốc với tiếng gió rít liên hồi những ngày cuối năm.

Cùng với sự đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, huyện Mường Tè đầu tư xây dựng tuyến đường Nậm Khao – Mường Nhé, trong đó có đoạn đi qua xã Tà Tổng và chạy dọc vùng cao nguyên Cao Chải.

Nhờ vậy, Cao Chải có bước chuyển mới, không còn là một vùng đất chỉ toàn những lán nương của người Mông, mà đang trở thành cầu nối huyện Mường Tè (Lai Châu) và Mường Nhé (Điện Biên).

Cùng với đó, dựa trên lợi thế của vùng cao nguyên, nhiều hộ dân đã di chuyển lên Cao Chải để dựng nhà, làm trang trại trồng ngô, trồng lúa, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 4

Trường Nậm Ngà ở bản Cao Chải hôm nay. Ảnh: L.C

Cũng trên một mỏm đồi của Cao Chải, cụm trường mới đã được xây dựng lên, đó là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Nậm Ngà và điểm bản Cao Chải của trường Mầm non Tà Tổng, nơi học tập bán trú của 705 em học sinh tại các bản cao của Tà Tổng.

Những năm trước, học sinh của Nậm Ngà vẫn phải học trong những nhà học tạm nằm ven suối sâu trong bản Nậm Ngà, cách điểm bản hiện tại 17 km đường núi. Hình ảnh thầy trò trường Nậm Ngà khai giảng bên bờ suối năm học 2018 từng khiến không ít người ngậm ngùi.

Bằng nhiều nỗ lực, điểm trường Nậm Ngà mới đã được xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục khác nhau.

Tháng 4/2020, công trình nhà bán trú đã được bàn giao và hoàn thiện các em học sinh từ trong điểm bản bên suối Nậm Ngà được đưa ra điểm bản Cao Chải để học tập.

Nhìn công trình khang trang, đồ sộ và đảm bảo cơ bản công tác bán trú, nhiều thầy cô giáo ở Nậm Ngà nhiều lúc ngỡ như trong mơ bởi những năm trước quá gian khó.

Màn đêm buông xuống, trời đêm ở cao nguyên Cao Chải buốt lạnh nhưng không khí ở trong khu nhà bán trú lại đầy rộn ràng.

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 5

Toàn cảnh điểm trường ở Cao Chải của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà. Ảnh: L.C

Sau bữa cơm tối, các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà, ở Cao Chải giờ đây không phải lại tập trung dưới gầm nhà sàn ôn tập bài nữa mà ở trong những phòng học khang trang giữa cao nguyên. Tiếng thầy cô hướng dẫn, trò đọc bài vang vang một góc núi đồi.

Thầy Hoàng Văn Đức, Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà cho biết tại điểm trường Nậm Ngà trong bản Nậm Ngà vẫn còn 234 học sinh và 11 giáo viên đang ngày ngày học tập, giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn.

Tương lai, chủ trương của các cấp các ngành sẽ chuyển các em ra lớp. Hi vọng ngày đó không còn xa.

Bữa cơm bán trú níu chân học sinh Mường Tè ở lại trường - Hình 6

Giờ học ở Cao Chải. Ảnh: L.C

Nói về các thầy cô giáo ở Nậm Ngà, ông Tống Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, cá nhân ông cũng như ngành giáo dục huyện nhà rất trân trọng và ghi nhận những cố gắng của các thầy cô giáo trong vùng khó.

Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đã phát huy phẩm chất cao đẹp của người làm thầy góp phần làm thay đổi bộ mặt giáo dục vùng khó.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè, từ khi có chính sách bán trú, đến nay tỷ lệ chuyên cần của toàn ngành Giáo dục huyện luôn đạt trên 98%.

Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp cũng đạt 99% và nhờ đó huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi từ năm 2015. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97%.

Những bữa cơm có thịt, những phòng ở ấm áp và nhất là tình thương của “những người đưa đò” dành cho các lứa học trò chính là bí quyết để huyện Mường Tè có được những kết quả này.

Chuyện tình của hai người "say chữ" dưới chân Pu Si Lung

Mỗi chiều, khi tia nắng cuối ngày vụt tắt cũng là lúc vợ chồng thầy Nước, cô Dòn buồn nhất. Bởi đó là lúc họ nhìn đám trẻ vội vã trở về "tổ ấm".

Chuyện tình của hai người say chữ dưới chân Pu Si Lung - Hình 1


Thầy trò cùng tham gia trải nghiệm. Ảnh: NVCC

Họ lại đứng trên đỉnh đồi cao, hướng mắt về phía xa xa, nơi ấy có hai đứa con thơ đang ngóng đợi cha mẹ trở về. Thắm thoắt đã 10 năm họ trải qua, hy sinh tình cảm riêng tư, miệt mài "gieo chữ" dưới chân núi Pu Si Lung...

Nơi đất rộng, người thưa

Đặt chân giữa miên man đất đá cỏ cây trên con đường độc đạo từ trung tâm xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, chúng tôi toát mồ hôi giữa hơi ẩm lạnh giá của đại ngàn để đến với điểm trường Sín Chải A (Trường Mầm non Pa Vệ Sử).

Giữa núi đồi, bỗng tiếng đọc bài "ê", "a" cất lên trong điểm trường mầm non của những em bé người La Hủ dù chưa rõ tiếng phổ thông nhưng đủ phá vỡ sự im lặng của miền cao nguyên lạnh ngắt xám màu đá.

Tiếp chúng tôi với giọng nói hồ hởi, sang sảng, thầy Nguyễn Đình Tình, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử (Tiểu học Pa Vệ Sử) vừa rót chén trà ấm, vừa tâm sự: "Bây giờ có đường đi cũng khá hơn rất nhiều rồi, chỉ cách đây vài năm thôi các thầy cô giáo đến với điểm trường Sín Chải A đều phải vượt qua những con dốc đá dựng đứng, một bên là núi cao, bên kia là vực sâu".

Theo chân thầy Tình, chúng tôi đi từng điểm trường tại xã Pa Vệ Sử nằm lẩn khuất sau những ngọn đồi giữa muôn trùng mây núi. Thầy Tình cho biết, đây là một trong 6 xã vùng biên của huyện Mường Tè, nơi có đỉnh Pu Si Lung. Đây cũng là ngọn núi cao thứ 2 của cả nước sau "nóc nhà" Đông Dương (đỉnh Phan Xi Păng).

Cả xã Pa Vệ Sử có đến 13 điểm trường lẻ nằm rải rác trong các bản trải đều trên diện tích lên tới 244 km2 của xã. Tính bình quân, mật độ dân số chỉ có 6 người/km2.

Bước vào những điểm trường, phòng học khang trang hơn cả là để dành cho những trẻ mầm non sơn màu kem còn mới nổi bật trên triền đá. Ở bên cạnh, những phòng học dành cho các em học sinh tiểu học là những căn nhà gỗ tuềnh toàng hun hút gió.

Dừng chân tại điểm trường Mầm non Sín Chải A, người chào đón chúng tôi là thầy giáo Mào Văn Nước. Thầy Nước quê ở xã Bum Nưa, huyện Mường Tè. Gương mặt trẻ trung của thầy vừa bất ngờ vừa xen lẫn niềm vui vì đón những vị khách tới thăm. Thầy Nước vội cho các em ổn định chỗ ngồi rồi hồ hởi đón tiếp chúng tôi.

"Điểm trường Mầm non Sín Chải A có 30 học sinh, thầy Nước và cô Lù Thị Dòn (vợ thầy Nước) vừa giảng dạy cũng đồng thời phụ trách lớp học. Thực sự với góc độ quản lý, tôi luôn trân trọng tình cảm và sự tận tâm, yêu nghề, mến trẻ của họ. Là địa bàn khó khăn, xa xôi, cách trở, một số chế độ không có song họ đã dành trọn tình yêu nghề, mến trẻ để gắn bó với trường, với lớp, với học trò nghèo nơi đây", thầy giáo Tống Thanh Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè tâm sự.

"Gieo" đam mê "trồng người"

Sau phút giới thiệu thân mật, thầy Nước chia sẻ mình đã có gần 10 năm gieo chữ cho trẻ mầm non. Nhớ lại những năm tháng đầu tiên gắn bó với các em người La Hủ, thầy gặp nhiều khó khăn khi các em không biết tiếng phổ thông, việc dạy những con chữ đầu tiên cũng cần sự kiên trì, tận tâm của người thầy.

Bên cạnh những bài học cho trẻ mầm non, thầy Nước còn đóng vai trò như người cha reo vui cho các con khi cất tiếng hát, điệu múa trên khắp các sườn non của xã Pa Vệ Sử.

Chia sẻ về quyết định chọn nghề mầm non của mình, thầy Nước chỉ cười và nói ngắn gọn: "Thì mình cũng yêu trẻ rồi đến mến rồi chọn nghề thôi, hàng ngày thấy các con khỏe mạnh, ngủ ngon, học được nhiều điều mới mẻ là mình thấy hạnh phúc rồi".

Cũng bởi tình yêu trẻ, mến nghề ấy đã khiến người yêu thuở "thanh mai trúc mã" của thầy Nước là cô Lù Thị Dòn ở cùng xã Bum Nưa. Hai người yêu nhau từ thuở cắp sách tới trường.

Thế rồi thầy Nước, chọn cho mình nghề mầm non, đi học, đi làm rồi say nghề. Thầy Nước đã "gieo" vào người yêu mình niềm đam mê nghề giáo từ khi nào cũng chẳng hay.

"Trước khi đến với nghề em thấy lo lắng bởi cô giáo mầm non đòi hỏi công sức và thời gian rất nhiều cho các con. Em băn khoăn thì được anh Nước động viên "chồng làm được thì vợ cũng sẽ làm được" nên đã quyết tâm chọn nghề theo học và gắn bó", cô giáo Lù Văn Dòn kể lại.

Cùng với sự quyết tâm của thầy giáo mầm non trẻ, cô Dòn cũng vững tin hơn khi đồng hành cùng thầy Nước. Hai người nên duyên vợ chồng. Thầy Nước lên non cao dạy trẻ, chắt chiu dành tiền nuôi vợ theo học sư phạm mầm non. Ngày ra trường, cô Dòn lại theo chồng lên non làm cô giáo nuôi dạy trẻ.

Những năm đầu cô Dòn vào công tác, tuy cùng một xã, song hai vợ chồng như cách xa nhau cả trăm cây số vì cả tuần mới gặp nhau vào mỗi dịp cuối tuần. Từ 2017, được BGH tạo điều kiện, hai vợ chồng được phân công về cùng điểm trường ở bản Sín Chải A công tác. Cũng vì thế mà từ đó đến nay, hai vợ chồng được gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Nói về việc vợ chồng được cùng một bản, cô Dòn bảo mình có cảm thấy may mắn khi hai vợ chồng được gần nhau, cùng làm công việc mà cả hai đã lựa chọn.

"Khó khăn ở đây thì luôn vô vàn, từ vận động học sinh, phụ huynh đưa ra lớp, đến việc bất đồng ngôn ngữ giữa thầy và trò. Để vận động các bậc phụ huynh đưa con đến lớp là một hành trình gian nan khi phải băng rừng, lội suối để đến với bản làng. Vận động bà con hiểu được ý nghĩa của việc học tiếng phổ thông để gửi các con theo học cũng là cả vấn đề. Nhiều khi chúng tôi phải đến tận nhà để đưa đón các con đi học đều đặn", thầy Nước tâm sự.

Mỗi tối, khi gà lên chuồng thì vợ chồng thầy Nước, cô Dòn lại buồn hơn lúc nào hết. Bởi đó là lúc đám trò nhỏ vội vã về tổ ấm. Hai vợ chồng lại đứng trên đỉnh đồi cao, hướng mắt về phía xa xa. Nơi ấy có hai đứa con thơ ở độ tuổi mầm non cũng đang về với ông bà nội ngoại.

"Mỗi lúc giao mùa, bọn trẻ thường bị ốm. Hai cháu nhà tôi cũng thế. Nhiều lúc cứ tủi thân vì hàng ngày vẫn chăm bẵm cho 30 đứa con, trong khi hai đứa mà mình đẻ ra lại chẳng được chăm trọn vẹn vài ngày. Nghĩ mà thương các cháu", cô Dòn nghẹn ngào tâm sự.

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bua-com-ban-tru-niu-chan-hoc-sinh-muong-te-o-lai-truong-post215333.gd
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?
3 giờ trước
Hé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáoHé lộ nguyên nhân khiến chồng cũ ra tay sát hại dã man cô giáo
1 giờ trước
Khởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vongKhởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vong
3 giờ trước
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việcVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
4 giờ trước
TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
2 giờ trước
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổiDiệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
6 giờ trước
Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?
2 giờ trước
Clip hot: Song Hye Kyo bật khóc ở Baeksang 2025 vì 1 người, nhìn cái ôm biết ngay mối quan hệ cực đặc biệtClip hot: Song Hye Kyo bật khóc ở Baeksang 2025 vì 1 người, nhìn cái ôm biết ngay mối quan hệ cực đặc biệt
3 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hé lộ mới của ông Trump về nhiều vấn đề

Hé lộ mới của ông Trump về nhiều vấn đề

Thế giới

1 phút trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây hé lộ ý định của ông về tái tranh cử và nhân sự, cũng như động thái mới liên quan một số vấn đề khác.
Hình ảnh 23 năm trước của NSND Tạ Minh Tâm có gì mà gây xôn xao?

Hình ảnh 23 năm trước của NSND Tạ Minh Tâm có gì mà gây xôn xao?

Sao việt

3 phút trước
Sau màn trình diễn ca khúc Đất nước trọn niềm vui ở đại lễ diễu binh 30/4, NSND Tạ Minh Tâm một lần nữa được nhắc đến nhiều.
"Bẫy" huê online trực chờ...!

"Bẫy" huê online trực chờ...!

Pháp luật

8 phút trước
Nạn nhân đều là phụ nữ, gồm nhiều thành phần trong xã hội. Có người làm nghề kinh doanh buôn bán hoặc nội trợ, có người là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước.
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh

Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh

Phim việt

26 phút trước
Tuệ Minh vừa tắm xong, chỉ quấn chiếc khăn tắm quanh người bước ra trong sự ngỡ ngàng của ông Chính. Cả hai đều bối rối trước tình huống bất ngờ này.
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội

Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội

Netizen

35 phút trước
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Viện trưởng Viện Kiểm Soát Nhân Nhân (VKSND) Tối cao Nguyễn Huy Tiến bất ngờ nhắc đến vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm, lừa dối khách hàng của Quang Linh và Hằng Du Mục.
Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?

Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?

Sao âu mỹ

44 phút trước
Được đánh giá là một trong những ứng viên tiềm năng tại Miss Grand International 2025, nhưng thời khắc đăng quang của người đẹp này lại không được trọn vẹn vì chiếc váy phản chủ.
Khung hình khó hiểu của Jennie - Lisa (BLACKPINK) tại Met Gala 2025: Chuyện gì xảy ra thế này?

Khung hình khó hiểu của Jennie - Lisa (BLACKPINK) tại Met Gala 2025: Chuyện gì xảy ra thế này?

Sao châu á

56 phút trước
Khung hình chung gây nức lòng của Jennie và Lisa. Nếu như Jennie kiêu kỳ sang chảnh thì Lisa lại cá tính, xinh đẹp miễn chê.
Lisa (BLACKPINK) và dàn mỹ nhân Hollywood diện thời trang "không quần" dự Met Gala, lý do đằng sau gây bất ngờ

Lisa (BLACKPINK) và dàn mỹ nhân Hollywood diện thời trang "không quần" dự Met Gala, lý do đằng sau gây bất ngờ

Phong cách sao

1 giờ trước
Ngoài những thiết kế khiến khán giả trầm trồ vì quá đẹp mắt và ấn tượng, sự kiện thời trang lớn nhất hành tinh còn là nơi hội tụ của những bộ cánh tranh cãi.
Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại

Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại

Nhạc việt

1 giờ trước
Trước khi biểu diễn Viết tiếp câu chuyện hòa bình ở đại lễ, ca sĩ Võ Hạ Trâm từng thể hiện ca khúc này trong một chương trình hồi tháng 1.
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng lớn nhưng nữ chính IU gây tiếc nuối

"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng lớn nhưng nữ chính IU gây tiếc nuối

Hậu trường phim

1 giờ trước
Khi cuộc đời cho bạn quả quýt , đã thắng lớn tại lễ trao giải nghệ thuật Baeksang 2025. Tuy nhiên, 2 diễn viên chính của phim trắng tay ở hạng mục diễn xuất.
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều đậm đà trôi cơm, món canh thanh mát xua tan mùa hè

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều đậm đà trôi cơm, món canh thanh mát xua tan mùa hè

Ẩm thực

1 giờ trước
Bữa chiều đậm đà trôi cơm, món canh thanh mát xua tan mùa hè. Nhìn mâm cơm hấp dẫn thế này thì mọi oi nóng khó chịu chỉ còn là một cái tên.