Bớt gánh nặng mặc cảm cho người bệnh ung thư vú
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, với ca phẫu thuật “2 trong 1″ giúp người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, vừa giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh.
Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay Bệnh viện Đại học Y đã thực hiện thành công trên 40 ca bệnh tái tạo lại vú sau ung thư.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng 600.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Theo thống kê, năm 2018 nước ta có gần 165.000 ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.000 người mắc, chiếm tỷ lệ 9,2%, và ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong.
Cho dù tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vú cũng ngày một cao hơn so với trước đây, song nhiều người đến viện muộn phải phẫu thuật cắt 1 bên vú khá nhiều. Thời gian gần đây, phẫu thuật tạo hình lại vú đã mang đến cho người bệnh ung thư bớt gánh nặng mặc cảm, tự tin trong giao tiếp, làm việc hơn.
Một ca phẫu thuật tái tạo vú sau cắt bỏ do ung thư ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Giúp người bệnh bớt đi mặc cảm
Ngày 3/10, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi gặp bệnh nhân Đào Thị K. (42 tuổi, Hà Nội) khi chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật “2 trong 1″ cắt bỏ 1 bên vú trái do ung thư và phẫu thuật tạo hình lại chính bên vú vừa được cắt bỏ.
Theo lời kể của chị K, cách đây hơn 3 tháng, khi đi tắm, chị thấy ngực mình có bất thường. Vì bận rộn nên phải nửa tháng sau chị mới tới Bệnh viện Đại học Y khám. Qua chụp chiếu bác sĩ xác định chị có khối u trong vú, kết quả sinh thiết là ác tính.
“Lúc đó tôi sốc lắm, nhưng sốc hơn nữa là bác sĩ tư vấn cho tôi về ca phẫu thuật cắt 1 bên vú. Tôi đã khủng hoảng suốt 3 ngày đưa ra quyết định phẫu thuật”, chị K. kể lại. Bác sĩ đã tư vấn cho chị K. về phẫu thuật “2 trong 1″, vừa cắt bỏ khối ung thư vú, vừa phẫu thuật tạo hình lại.
Các bác sĩ của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y kết hợp với Khoa Tạo hình thẩm mỹ cùng can thiệp, tái tạo lại bầu ngực ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ để loạt bỏ các tế bào ung thư, tất cả diễn ra trong cùng 1 ca phẫu thuật.
Theo chia sẻ của chị K., khi tỉnh lại sau ca phẫu thuật, không phải chứng kiến một bên ngực không còn, vì thế chị không bị hụt hẫng, mất mát như nhiều chị em cùng cảnh khác. Đặc biệt, để thực hiện ca phẫu thuật này, các bác sĩ đã lấy vạt da mỡ vùng bụng làm chất liệu để tái tạo lại ngực cho chị K.
“Điều này có “lãi” với những bệnh nhân có vùng bụng thừa mỡ, vì sau phẫu thuật bụng sẽ nhỏ gọn lại”, BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đại học Y cho biết.
Giống chị K., nhiều bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2 đã thực hiện phẫu thuật “2 trong 1″, đem lại cho họ sự tự tin sau này. Có người phẫu thuật cắt 1 bên ngực cách đây 5 năm, khi biết về kỹ thuật này đã tới bệnh viện để phẫu thuật tái tạo lại ngực.
Kể với chúng tôi, chị Bùi Thanh Q. (48 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị bị ung thư vú giai đoạn 2, đã phẫu thuật cắt 1 bên ngực cách đây 5 năm. Nhưng 5 năm qua, chị luôn mất tự tin khi đi làm, giao tiếp. Khi biết về phẫu thuật tạo hình lại vú, chị đã tìm đến Bệnh viện Đại học Y để thực hiện.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật của chị thuộc dạng khó vì đã phẫu thuật cắt bỏ trước đây 5 năm, do xạ trị nên ngực có sẹo lớn, xơ cứng, nên không áp dụng được kỹ thuật tái tạo vú đơn giản, phải đặt túi độn. “Ca phẫu thuật đã rất thành công, bây giờ tôi thấy tự tin hơn nhiều”, chị Q. chia sẻ.
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, nhiều bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật cắt 1 bên vú thường bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề, mỗi khi nhìn vào vết sẹo sẽ gợi lại rằng mình đang mắc bệnh, có người khóc, có người tự ti, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
“Việc chúng tôi phối hợp với Khoa Ung bướu tái tạo lại vú ngay sau khi cắt bỏ điều trị ung thư về mặt thẩm mỹ hay tâm lý đều rất quan trọng với người bệnh, giúp họ gạt bỏ được gánh nặng mặc cảm”, BS Dung nói.
Kỹ thuật khó, hiệu quả cao
Hiện nay, nhiều bệnh viện có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ – Tạo hình đã thực hiện được kỹ này như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K… Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện được phẫu thuật “2 trong 1″ thì trên cả nước chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo BS Phạm Thị Việt Dung, sau khi cắt bỏ hết phần vú bị ung thư, phẫu thuật viên tạo hình sẽ lấy vạt da mỡ ở bụng dưới (vạt da mỡ động mạch thượng vị sâu dưới), đưa lên ngực, nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu và tạo hình lại vú ngay trong một lần mổ. Do vừa cắt bỏ khối u, các tổ chức lành còn tươi mới, các mạch máu được bảo vệ tối đa nên việc tạo hình nối vạt nuôi sẽ dễ dàng, đơn giản hơn so với phương pháp tạo hình vú thì hai. Nếu không tạo hình vú ngay lần đầu thì thành ngực bên cắt vú sẹo sẽ xơ hoá, co kéo. Đặc biệt, những bệnh nhân cần phải điều trị xạ trị hoặc hoá xạ trị bổ sung thì tổ chức sẹo co kéo, dính xương, phần da thành ngực xung quanh sẽ bị thâm nhiễm, teo đét, do đó, phẫu thuật tạo hình vú thì hai rất khó, rủi ro cao do mạch nuôi bị teo nhỏ và nền sẹo bị xơ hóa.
Bên cạnh giải pháp lấy vạt da mỡ ở bụng dưới đưa lên để tạo hình vú, còn có thể chuyển vạt da cơ lưng rộng vào thay thế vú bị cắt. Phương pháp tạo hình vú bằng vạt da và mỡ thành bụng dưới giúp che phủ được phần khuyết da, đồng thời không phải dùng đến vật liệu ngoại lai vì có khối mỡ đầy đặn đưa vào để tạo hình, mạch nuôi hằng định. Vú được tạo hình bằng vạt da mỡ này sẽ chịu được tia xạ, hoá chất vì nó cũng là một phần của cơ thể, chịu đựng bình thường như các tổ chức khác trong cơ thể. Do vậy, đây vẫn được lựa chọn là giải pháp tối ưu nhất.
Theo BS Dung, để thực hiện kỹ thuật chuyển vạt da, mỡ thành bụng để tạo hình vú đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng xử lý mạch máu. Các bác sĩ phải sử dụng sợi chỉ mảnh hơn cả sợi tóc để khâu nối các mạch máu nhỏ li ti được phóng đại dưới kính hiển vi phẫu thuật. Mỗi ca phẫu thuật tạo hình vú một thì thường mất khoảng 6 giờ đồng hồ. Các ca phẫu thuật này cũng dễ đối mặt với nhiều khó khăn như khả năng hoại tử, tắc mạch…. nếu không phát hiện xử lý kịp thời, kết quả cuộc phẫu thuật bằng không, bệnh nhân buộc phải thực hiện cuộc phẫu thuật lần 2 sau 6 tháng bình phục.
Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Việt Dung, với ca phẫu thuật “2 trong 1″ giúp người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, vừa giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay Bệnh viện Đại học Y đã thực hiện thành công trên 40 ca bệnh tái tạo lại vú sau ung thư.
BS Dung cho biết, có bệnh nhân 75 tuổi đã thực hiện thành công kỹ thuật này. Giá một ca phẫu thuật “2 trong 1″ có chi phí khoảng 50 triệu đồng, thời gian nằm viện không lâu, chỉ hơn vài ngày so với cắt khối ung thư đơn thuần, sau 1 tháng người bệnh hoàn toàn tự tin như người bình thường.
Bệnh nhân ung thư vú và những tổn thương không đến từ khối u
Đối với bệnh nhân ung thư vú, cú sốc lớn nhất đôi khi không phải đến từ khối u, mà là việc phải chung sống với một "niềm kiêu hãnh" đã không còn nguyên vẹn.
Bệnh nhân ung thư vú phải chịu "tổn thương kép"
Ung thư vú là một trong những loại ung thư có tiên lượng tốt nhất. Tuy nhiên, mặt trái của điều trị ung thư vú là gây tổn thương tinh thần rất lớn cho bệnh nhân. Bởi với phái đẹp, phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ ngực, cũng giống như đang tước đi niềm kiêu hãnh của bản thân.
Chị Đ.T.H, 28 tuổi, ở Hà Nội được phát hiện ung thư vú cách đây không lâu. Sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u, chị H. chỉ còn một bên ngực nguyên vẹn.
Bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn một bên tuyến vú
Chị H. tâm sự rằng, mỗi lần đi tắm, cởi áo ra nhìn mình trước gương bản thân lại cảm thấy bị sốc. Phần ngực phẳng lỳ với vết sẹo lớn khiến chị không thể quên được căn bệnh ung thư mà mình đã mắc phải.
Vòng một không còn nguyên vẹn, chị H. cũng trở nên ngại tiếp xúc với mọi người. "Khi sửa soạn váy áo đi đám cưới, dự tiệc hay đơn giản là gặp bạn bè, tôi lại cảm thấy tủi thân. Những ý nghĩ về căn bệnh nan y mà mình mắc phải lại ùa về, nên tôi không thể nào vui lên được", chị H. bộc bạch.
"Đối với người phụ nữ, việc phải cắt bỏ vú là một cú sốc lớn. Do đó, bệnh nhân ung thư vú khó có thể quay lại với cuộc sống bình thường", TS. BS. Phạm Thị Việt Dung, Trưởng đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ Công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
TS. BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ Công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chuyên gia này cho biết thêm nhiều bệnh nhân ung thư vú tâm sự rằng khi biết bản thân mắc ung thư vú họ bị sốc, nhưng không sốc bằng lúc nghe bác sĩ bảo sẽ phải cắt toàn bộ vú đi.
Thực tế tại Việt Nam, trong điều trị ung thư, người dân vẫn thường chỉ quan tâm đến thời gian sống thêm sau điều trị, mà quên đi tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Đại đa số phụ nữ mắc ung thư vú, vẫn đang hàng ngày phải chấp nhận chung sống với vết thương tinh thần
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đại đa số phụ nữ mắc ung thư vú, vẫn đang hàng ngày phải chấp nhận chung sống với vết thương tinh thần và sự tự ti, khi biểu tượng nhan sắc của mình đã không còn nguyên vẹn.
PGS.TS. Tô Thanh Phương, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, nhận định tâm lý tiêu cực khiến bệnh nhân ung thư dễ rơi vào trầm cảm.
Theo chuyên gia này, trầm cảm tác động đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân ung thư trên nhiều khía cạnh.
Tâm lý tiêu cực khiến bệnh nhân ung thư dễ rơi vào trầm cảm
"Bệnh nhân ung thư sức đề kháng kém, khi mắc trầm cảm lại càng trở nên kém hơn. Điều này khiến bệnh tiến triển nhanh và rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân" - BS Phương chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, trầm cảm khiến bệnh nhân ung thư chán ăn, bỏ ăn dẫn đến cơ thể nhanh bị suy kiệt. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư chết vì mất sức, suy kiệt trước khi chết vì căn bệnh mình đang mang trong người.
Lấy lại niềm kiêu hãnh cho phụ nữ mắc ung thư vú
Theo BS Dung, phẫu thuật tái tạo vú là một giải pháp để hướng đến việc điều trị toàn diện cho bệnh nhân ung thư vú.
BS Dung lý giải, khi khiếm khuyết trên cơ thể gần như không còn, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hòa nhập trở lại với cuộc sống đời thường. Nhờ ổn định tâm lý, việc hồi phục thể chất cũng được đẩy nhanh, và từ đó cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Một bệnh nhân ung thư vú được phẫu thuật tái tạo tuyến vú sau khi đã cắt bỏ. Theo BS Dung, khi bệnh nhân ổn định sẽ được tiến hành tiếp phẫu thuật tái tạo nhũ hoa
"Mỗi bệnh nhân sau khi phẫu thuật tái tạo vú sẽ được chúng tôi yêu cầu tái khám định kỳ. Mỗi lần gặp lại họ chúng tôi đều cảm nhận rõ sự thay đổi về suy nghĩ theo hướng tích cực", BS Dung chia sẻ.
Chuyên gia này nhấn mạnh: "Tinh thần lạc quan, vui vẻ đó là liều thuốc cực kì hữu hiệu đối với các bệnh nhân và cũng là giá trị lớn nhất mà phẫu thuật tạo hình vú mang lại".
Thách thức trong tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư
Theo BS Dung, tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư vú là một phẫu thuật khó. Số cơ sở y tế có thể thực hiện loại phẫu thuật này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
"Phẫu thuật tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư khó hơn nhiều so với phẫu thuật tạo hình vú cho người bình thường. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài đến 3- 6 tiếng tùy theo từng phương pháp. Không chỉ vậy, nó đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kiến thức tạo hình rất tốt. Bên cạnh đó là kỹ năng về các kỹ thuật rất chuyên sâu như phẫu thuật vi phẫu, chuyển vạt da cơ..., đây là điều một bác sĩ phẫu thuật tạo hình thông thường ít khi làm được", BS Dung cho hay.
BS Dung (bên trái) trong một ca phẫu thuật tạo hình vú
Theo giải thích của chuyên gia phẫu thuật tạo hình này, khi bệnh nhân ung thư cắt bỏ vú, toàn bộ mô tuyến vú và một phần da cũng bị lấy đi. Trong một số trường hợp, khi tổn thương ung thư lan rộng, phần da bị cắt bỏ nhiều gây khó khăn trong việc đóng kín vết mổ.
Vấn đề sẽ phức tạp hơn nữa nếu bệnh nhân phải nạo vét hạch và xạ trị trong quá trình điều trị. Bởi vì, tác dụng phụ của xạ trị là làm tổn thương các tế bào, mô khỏe mạnh, nên toàn bộ da thậm chí là xương sụn ở vùng xạ trị sẽ bị tổn thương và trở nên rất yếu.
"Trong trường hợp này, nguy cơ thất bại hoặc dẫn đến hoại tử khi phẫu thuật tái tạo ngực sẽ cao hơn và bác sĩ sẽ phải thận trọng cân nhắc hơn trong việc lựa chọn phương pháp tạo hình ", BS Dung nói.
Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không? Theo TS. BS. Phạm Nguyên Quý (BV Trung ương Miniren Kyoto, BV Đại học Kyoto), ung thư khi tái phát có thể xuất hiện lại cùng chỗ (tái phát tại chỗ) hoặc ở chỗ khác (di căn xa). Lý giải rõ hơn về khả năng tái phát sau khi phẫu thuật của bệnh nhân ung thư vú, TS. BS Phạm Nguyên Quý cho...