Bỏ việc về nuôi “sinh vật lạ” không giống ai, 2 kỹ sư 9x thu về 80 triệu đồng/tháng
Từ bỏ công việc an nhàn sau nhiều năm gắn bó, 2 kỹ sư 9x quyết định về khởi nghiệp bằng công việc nuôi ruồi lính đen lấy trứng mỗi tháng thu về 80 triệu đồng.
Được biết, ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens, là loại côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H.illucens.
Khi trưởng thành chúng có màu đen, dài từ 12-20mm và bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng và cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen.
Quyết định từ bỏ công việc kỹ sư về khởi nghiệp bằng việc nuôi ruồi lính đen – loại côn trùng khiến nhiều người khi thấy đã muốn tránh xa nhưng anh Nguyễn Chí Cảnh (28 tuổi, đã tốt nghiệp khoa Xây dựng của Đại học Kiến trúc TP HCM) vẫn quyết định bước chân vào vì đam mê nông nghiệp.
Anh Nguyễn Chí Cảnh đã từ bỏ nghề kỹ sư xây dựng về quê khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ruồi lính đen.
Sau khi ra trường, anh Cảnh bắt đầu làm ở các công trình với vị trí kỹ sư được khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, cảm thấy chán nản và không phù hợp với môi trường đó nên đã nghỉ.
Kể về cơ duyên với nghề nuôi ruồi hiện tại, anh Cảnh cho biết, sau khi nghỉ việc, anh tình cờ đi Vĩnh Long và gặp 1 người anh làm nghề nuôi ruồi và kể từ đó anh bắt đầu mua giống, mua trứng và nhân ra để nuôi. Đến thời điểm hiện tại đã được 6 tháng.
“Khi biết tôi bỏ nghề kỹ sư về nuôi ruồi, ba mẹ tôi cũng buồn, bởi vì ở quê mọi người rất quan trọng chuyện học xong ra trường làm văn phòng hoặc những công việc ổn định, nhưng cá nhân tôi lại thích làm về nông nghiệp.
Mỗi kg trứng ruồi được bán ra với giá 20 triệu đồng/kg, mỗi tháng sẽ có được khoảng 4 kg trứng tương ứng với số tiền 80 triều đồng/tháng”, anh Cảnh tâm sự.
Loại ruồi lính đen đem lại hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Hợp tác cùng với anh Cảnh là anh Nguyễn Nhu, cũng từng là kỹ sư điện. Anh Nhu cho biết, trong quá trình thực hiện mô hình nuôi ruồi lính đen, công đoạn khó nhất là cho ruồi sinh sản trứng.
Công đoạn này đòi hỏi người nuôi phải đáp ứng được điều kiện ánh sáng tốt nhưng phải mát mẻ, hướng Đông lấy ánh sáng sớm, hướng Tây che chắn không để nắng chiều chiếu vào.
Bên cạnh đó phải cung cấp nước uống, thùng mùi phải phù hợp. Cụ thể, phù hợp ở đâu là nếu không hôi thì ruồi không chịu đến đẻ, còn hôi quá thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Ruồi lính đen sẽ có 2 giai đoạn đó là giai đoạn nhộng và giai đoạn ruồi. Ở giai đoạn nhộng người nuôi phải lấy trứng về ấp thành nhộng và nuôi khoảng hơn 20 ngày, khi đó nhộng sẽ hóa đen, đóng kén lại và nở thành ruồi.
Video đang HOT
Vòng đời của loài này rất ngắn chỉ sống được từ 7 – 10 ngày, sau khi đẻ xong sẽ chết, khi đó người nuôi lại lấy trứng ra để ấp thành con nhộng mới và tiếp vòng đời như vậy. Đây cũng là một trong những khó khăn của người nuôi. Bởi, nếu không nắm vững được kĩ thuật thì có thể làm hỏng ấu trùng trong vòng đời sinh trưởng.
Công dụng của ruồi lính đen là cung cấp chất đạm cho vật nuôi. Còn khi trở thành ruồi được dùng làm mồi cho chim yến. Ngoài ra, ở giai đoạn nhộng thì ruồi lính đen xử lý được rác thải hữu cơ rất đa dạng, đó là biến rác thải thành phân hữu cơ vi sinh có lợi cho cây trồng.
Mỗi tuần, trại ruồi của anh Cảnh và anh Nhu cho ra thị trường khoảng 1kg trứng, tương đương với 3-4 tấn sâu, chủ yếu cung cấp cho các trang trại heo, gà, chim cút và bò…. Bên cạnh đó, mô hình của anh còn bán ấu trùng cho các đối tác nuôi tôm.
Trong tương lai, anh Cảnh sẽ mở rộng trang trại với quy mô lớn hơn. “Ban đầu, tôi đặt mục tiêu là nuôi đủ số nhộng để lấy trứng, được khoảng 2 lạng trứng ruồi một ngày. Thời điểm hiện tại, tôi đã có 2 nhà nuôi ruồi và mỗi ngày thu được khoảng 150g trứng tùy vào thức ăn và cách người chăm sóc.
“Mục tiêu của tôi chỉ sản xuất và cung cấp trứng cho người dân để nhân giống, còn nhộng với sâu thì chưa bán”, anh Cảnh thông tin.
Một số hình ảnh về trang trại và quy trình nuôi ruồi lính đen của hai chàng kỹ sư 9x:
Mô hình xây dựng trại nuôi sâu canxi (ấu trùng ruồi lính đen) cạnh ao làm thức ăn cho cá nóc, cá thát lát….
Nhà màn/nhà lưới ứng dụng nuôi ruồi lính đen.
Ruồi lính đen sau khi nở.
Ấp trứng ruồi lính đen.
Tận dụng nguồn thức ăn miễn phí -phế thải của nhà máy nuôi sâu canxi.
Ngoài ra cũng tận dụng bã đậu từ các lò đậu hũ để nuôi ấu trùng ruồi lính đen.
Ấu trùng ruồi lính đen ăn bã gạo (bột gạo phế phẩm từ lò chế biến bún, miến…).
Thu gom sâu canxi sạch thành phẩm trong các loại thức ăn nhuyễn như bã đậu, bã gạo.
Trứng ruồi trong 2 – 4 ngày sẽ nở thành sâu canxi.
Quy cách đóng gói trứng ruồi lính đen (gửi khách hàng ở gần).
Quy cách đóng gói trứng ấu trùng ruồi lính đen vận chuyển đi xa (có thể vận chuyển toàn quốc).
Theo Nhịp sống kinh tế
Nuôi con vật cứ 1 tuần là chết, tiền vẫn thu đều tay
Con vật này có tuổi thọ trung bình khoảng 1 tuần nhưng người nuôi vẫn thu lãi đều đều, mỗi tháng có trong tay hàng chục triệu đồng.
Chỉ mới tìm hiểu và nuôi ruồi lính đen được 6 tháng, chị Nguyễn Diệu Hiền (Biên Hòa, Đồng Nai) đã thu về được số tiền kha khá. Với số vốn ban đầu chỉ 4 triệu đồng, chị đem mua hết 200gram trứng ruồi lính đen về ấp nở. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của người bán, chị về làm theo và đạt thành công bước đầu, toàn bộ số trứng nở hết.
"Thời gian đầu mới nuôi nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Cũng may, loài này rất dễ nuôi, không cầu kỳ nên mình nuôi có lãi ngay từ tháng đầu tiên", chị nói.
Ruồi lính đen chỉ sống được khoảng hơn 1 tuần là chết.
Được biết, ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới nuôi. Loài này không chỉ sử dụng để xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề mà ấu trùng của chúng còn là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia cầm, thủy sản...
Để nuôi chúng, chị đã phải dùng màn (mùng) để bao vây chuồng trại, tránh tình trạng chúng bay ra ngoài. Bên cạnh đó, chị chuẩn bị các khay gỗ để chúng đẻ trứng vào trong đó.
Nguồn thức ăn cho chúng cũng toàn thứ rẻ, thậm chí là những đồ bỏ đi. "Mình thường cho chúng ăn bã đậu nành, cơm thừa và các hoa quả hư. Các thứ này đều không mất tiền mua. Đặc biệt, mình chưa thấy chúng bị bệnh bao giờ nên nuôi khá đơn giản, tiền đầu tư rất thấp", chị kể.
Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của loài này rất thấp, trung bình chỉ khoảng 1 tuần đến hơn 1 tuần là chết. Mỗi con ruồi có thể sinh sản được khoảng 500 trứng và sau đó chúng lập tức chết. Người nuôi sẽ đem trứng ấp để nở, còn số ruồi chết và phân của chúng sẽ đem đi ủ thành phân chăm bón cho các cây. Theo đó, mỗi kg trứng nở ra được khoảng 3-3,5 tấn ruồi.
Ấu trùng ruồi lính đen có giá bán lên đến 18 triệu đồng 1 kg.
Chị Hiền cho biết ấu trùng và trứng của ruồi lính đen giá bán lên đến 18 triệu đồng/kg. Dù giá đắt đỏ, khách hàng đặt mua rất nhiều, có bao nhiêu bán hết từng ấy, không bao giờ có hàng tồn.
Lý giải về điều này, chị cho hay ấu trùng (nhộng) ruồi lính đen là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản. Không ít người sử dụng sản phẩm này làm thức ăn trong chăn nuôi phản hồi lại rất tích cực. "Họ cho rằng khi cho gia cầm ăn ấu trùng ruồi linh đen, các con vật của họ đều lớn nhanh hơn, tiết kiệm hơn so với thức ăn công nghiệp và thịt của chúng cũng thơm, ngon hơn nhiều", chị đưa ra dẫn chứng.
Chị chia sẻ thêm, bản thân chị cũng sử dụng ấu trùng ruồi này để làm thức ăn cho gà, vịt nên chị mới tin tưởng nuôi và bán ra ngoài thị trường.
Mỗi tháng, chị bán ra thị trường hơn 1kg trứng và hơn 200kg ấu trùng ruồi lính đen. Các trang trại nuôi gà quanh khu vực rất ưa chuộng, đặt mua rất nhiều. Bên cạnh đó, số lượng người đặt mua trứng cũng nhiều vì họ muốn tự nuôi để làm nguồn thức ăn cho gia cầm, không tốn tiền mua.
"Vì giá cả đắt đỏ, khách thường mua từ 30 gram, 50gram đến 100gram. Mình chưa thấy khách nào đặt mua cả kg trứng về ấp nở để nuôi. Ai có nhu cầu nuôi và muốn hướng dẫn, mình đều chia sẻ nên họ rất tin tưởng", chị chia sẻ thêm.
Trong tương lai, chị dự định sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi ruồi lính đen để thu nhập cao hơn, đảm bảo cuộc sống gia đình tốt hơn.
Theo Eva
Chuyện lạ: Nhặt rác bẩn nuôi loài ruồi đẻ ra thứ trứng "vàng" Gần 2 năm qua, ông Dương Hữu Thoại (xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu nuôi ruồi lính đen rất thành công. Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới nuôi. Ấu trùng của chúng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi...