Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình
Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình là nội dung chính của 02 thông điệp (TV spot), được phát sóng từ giữa tháng 6/2020 trên các kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3 Đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình các tỉnh, thành phố.
Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies hỗ trợ qua việc sản xuất 02 TV clip ngắn với nội dung kêu gọi mọi người trong xã hội “vì sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn và gia đinh, hãy bỏ thuốc ngay hôm nay”. Đây là hoạt động tiếp nối và hưởng ứng chiến dịch truyền thông Cuộc sống không khói thuốc do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế tổ chức năm 2020 với mục tiêu tiếp tục nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh, kêu gọi bỏ thuốc lá vì sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, cùng với việc đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông trên truyền hình, Quỹ phòng chống thuốc lá (PCTH) là đơn vị duy nhất hỗ trợ thường xuyên kinh phí cho 63 tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương thực hiện các hoạt động PCTH thuốc lá đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đồng thời hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai nhiều hoạt động như xây dựng môi trường không khói thuốc, tư vấn cai nghiện thuốc lá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động Phòng, chống tác hại của thuốc lá….”
Video đang HOT
PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh thêm: ” Cùng với các sự kiện nổi bật trong năm nay như mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá, các chiến dịch kêu gọi bỏ thuốc của thanh niên trên mạng xã hội, cuộc thi của các Bộ, ngành thì Chiến dịch phát sóng thông điệp truyền hình: bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình sẽ góp phần lan tỏa trong cộng đồng thông điệp đầy ý nghĩa nhân văn này”
Tiến sĩ Tom Carroll, Cố vấn cao cấp về Truyền thông và Vận động chính sách của Vital Strategies: “Vital Strategies rất tự hào được tham gia chiến dịch truyền thông đầy ý nghĩa này và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá , Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới ở Việt Nam”.
Báo cáo đánh giá hiệu quả sau Chiến dịch truyền thông các giai đoạn trước của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies thực hiện cho thấy, có 84% người hút thuốc la nói rằng việc tiếp nhận các thông tin từ chiến dịch truyền thông khiến họ lo lắng hơn về tác hại của thuốc lá. 83% người hút lo cho sức khỏe gia đình. 90% người được hỏi nói rằng họ có xu hướng tuân thủ các quy định về môi trường không khói thuốc hơn sau khi tiếp nhận các thông tin từ chiến dịch truyền thông.
Thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các căn bệnh, như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư...
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (diễn ra từ ngày 25-5 đến 31-5), sáng 29-5, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh với chủ đề "Bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá".
Tại lễ mít tinh, các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các căn bệnh, như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư... Điều đáng nói là có đến hơn 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 26 lần so với người không hút thuốc.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, điều đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lại tăng, đặc biệt ở nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên...
Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (như thuốc điếu sử dụng tẩu), thuốc lá kiểu mới, các chiến dịch quảng cáo hiện đang "tấn công" vào thanh niên, như giới thiệu nhiều thiết kế "sành điệu", sử dụng tiện lợi, hương vị mới làm cho giới trẻ coi nhẹ những rủi ro với sức khỏe.
Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này cũng có nhiều thành phần gây hại đến sức khỏe con người, rất khó kiểm soát.
Trước những nguy cơ đó, Bộ Y tế đang nghiên cứu và đề xuất Quốc hội xem xét đưa các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vào loại hàng hóa cấm kinh doanh và tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Ủy viên Thường trực Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá kêu gọi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, đồng thời gửi đến những người hút thuốc thông điệp: "Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là trong tình hình phòng dịch Covid-19 như hiện nay. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường trong lành cho mỗi người, cho từng gia đình và cho toàn xã hội".
'Nên tăng giới hạn tuổi tối thiểu mua thuốc lá' Tiến sĩ Carrie Wade, giám đốc phụ trách chính sách giảm thiểu tác hại và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu R Street ở Washington, DC (Mỹ), đã tới Việt Nam để tìm hiểu về thực trạng hút thuốc lá nói chung và của giới trẻ nói riêng. Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng...