Bỏ phiếu kín đánh giá xếp loại giáo viên, lợi bất cập hại
Khi công khai, minh bạch trong đánh giá, giáo viên thấy cống hiến của mình được đồng nghiệp ghi nhận càng cố gắng phấn đấu hơn.
Đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm là công việc mà bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng làm; ngoài việc giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về đội ngũ, cũng là cơ sở để thực hiện công tác thi đua của ngành.
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên thường được tiến hành theo trình tự: cá nhân tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, tổ đánh giá, Hội đồng thi đua và khen thưởng nhà trường đánh giá; cuối cùng là thông báo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm trước Hội đồng sư phạm nhà trường.
Nếu giáo viên nào không đồng ý, chủ tịch Hội đồng thi đua và khen thưởng nhà trường có trách nhiệm giải đáp, giải quyết khiếu nại.
Điều 12 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định:
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
Có thể nói, các bước thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, được hướng dẫn thực hiện rất minh bạch, dân chủ, công khai.
Tuy nhiên, không có nội dung quy định đánh giá xếp loại giáo viên theo hình thức bỏ phiếu kín hay công khai.
(Ảnh minh họa, tác giả: Việt Dũng)
Video đang HOT
Bỏ phiếu kín đánh giá, xếp loại giáo viên, lợi bất cập hại!
Đánh giá, xếp loại giáo viên công bằng, trung thực là đòn bẩy thúc đẩy thi đua tích cực và ngược lại.
Bình luận sau bài viết “Đánh giá, xếp loại giáo viên nên bỏ phiếu kín toàn trường mới thực chất” của tác giả Nhật Khoa, đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bạn đọc Nguyễn Văn Đồng viết:
“Các hình thức để tiến hành đánh giá, xếp loại giáo viên lâu nay vẫn có những điểm tích cực, tiêu cực. Vấn đề là tích cực, tiêu cực nhiều hay ít (vì không có hình thức nào là ưu việt tuyệt đối). Hình thức bỏ phiếu kín cũng không ngoại lệ.
Những thầy cô nhiệt tình, năng nổ thường bị đồng nghiệp ganh ghét, và đây là cơ hội họ bị gạch tên trong phiếu kín khi bầu chọn. Theo tôi, nên tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên một cách công khai, dân chủ từ cấp tổ đến cấp trường, tất nhiên có sự tham gia các đoàn thể…”.
Người viết đã từng chứng kiến thầy giáo B. (xin không nêu tên) là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; khi nhà trường thay lãnh đạo, thay hình thức đánh giá công khai sang bỏ phiếu kín, đóng góp, hy sinh của B. trở thành cái “gai” trong mắt người “trung bình chủ nghĩa”, kết quả B. bị xếp “không hoàn thành nhiệm vụ” theo “phiếu kín”.
Không được ghi nhận, không được giải đáp thỏa đáng của lãnh đạo, thắc mắc của B. bị nâng quan điểm “gây mất đoàn kết nội bộ”. Hơn nửa nhiệm kì của lãnh đạo mới, B. xin nghỉ việc, không ít giáo viên nòng cốt, tích cực của nhà trường chuyển sang “ở ẩn”.
Chưa hết nhiệm kì, sau khi thanh tra quy trình đánh giá xếp loại giáo viên theo đơn của B., hiệu trưởng bị xử lý kỉ luật.
Hình thức bỏ phiếu kín trong đánh giá xếp loại giáo viên, vô hình trung đã hình thành bè phái trong nhà trường; phái nào đông, phái đó thắng; triệt tiêu thi đua tích cực.
Đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm chả khác “bạo hành, bắt nạt” là mấy; trường học hạnh phúc là ước mơ xa xỉ của cả thầy và trò, chịu thiệt thòi nhất, không phải là giáo viên mà chính là học trò.
Đánh giá xếp loại giáo viên phải công khai, minh bạch
Để đánh giá xếp loại giáo viên công khai, minh bạch, khen đúng người, chê đúng “tội”, tránh hiện tượng “nước trong thì không có cá”; đầu tiên cần có quy chế thi đua chi tiết, đúng pháp luật, gắn với thực tế, thực tiễn của nhà trường, được mọi thành viên nhất trí, tỷ lệ 100% là tốt nhất.
Đánh giá xếp loại giáo viên tiến hành theo tuần (tự đánh giá), theo tháng (tổ đánh giá, đồng nghiệp trong tổ đánh giá); kết quả đánh giá xếp loại được công khai trên bảng thi đua.
Khi công khai, minh bạch, giáo viên thấy cống hiến của mình được đồng nghiệp ghi nhận càng cố gắng phấn đấu hơn.
Khi công khai, minh bạch, không có sự ganh ghét “dìm hàng”, kết quả thi đua thỏa mãn cả người được chấm điểm cao lẫn người điểm thấp; người điểm thấp cố gắng khắc phục, học hỏi để tiến bộ.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tình trạng “sống lâu lên lão làng” hay “khen thưởng trên xuống”, vì vậy “…phải kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn làm thước đo khen thưởng, chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp ở cấp cơ sở”[1] trong đánh giá, xếp loại giáo viên nói riêng; công tác thi đua khen thưởng nói chung.
Tài liệu tham khảo:
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
[1] https://dangcongsan.vn/thoi-su/thi-dua-khen-thuong-phai-kip-thoi-chinh-xac-cong-khai-minh-bach-467432.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Tất cả giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín là một trong những yêu cầu các trường THCS thực hiện.
Phụ huynh tìm sách giáo khoa tại nhà sách - B.THANH
Các trường THCS tổ chức lựa chọn sách lớp 6
Ngày 3.3, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường THCS một số nội dung thực hiện đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022.
Theo hướng dẫn của Sở thì lãnh đạo các trường THCS phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT để các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa.
Đối với các bộ môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường thực hiện như sau: Nếu các trường có tổ chuyên môn khoa học tự nhiên (lý- hóa-sinh) và lịch sử, địa lý, tổ trưởng điều hành cho toàn thể giáo viên trong tổ đọc, thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn riêng biệt theo từng môn học, hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên đọc, nghiên cứu các sách giáo khoa. Sau đó, phân công một tổ trưởng phụ trách môn khoa học tự nhiên và một tổ trưởng phụ trách môn lịch sử và địa lý tổ chức chung một buổi thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Đối với môn hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo đơn vị phân công một lãnh đạo phụ trách điều hành cho toàn thể giáo viên trong đơn vị nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như một tổ chuyên môn.
Tất cả giáo viên cùng tham gia
Cũng theo hướng dẫn chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thì tất cả giáo viên trong cơ sở giáo dục đều phải thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn bộ sách giáo khoa tại tổ chuyên môn chứ không chỉ dành cho giáo viên dự kiến dạy học lớp 6 năm học 2021- 2022.
Đối với các cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường, thực hiện một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và báo cáo về phòng giáo dục tại cơ sở chính hoạt động
Phòng giáo dục tổng hợp kết quả, kiểm tra hồ sơ đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các trường, thực hiện lưu trữ theo đúng quy định và gửi bảng tổng hợp về Sở trước 11 giờ 30 ngày 12.3.
Được biết, theo quy trình lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2021-2022, từ đề xuất lựa chọn của từng trường, Phòng Giáo dục tổng hợp báo cáo Sở. Sau khi Sở tổng hợp đề xuất lựa chọn của 24 thành phố, quận, huyện chuyển cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND TP.HCM thành lập sẽ thực hiện việc lựa chọn sách cho năm học mới.
Dự kiến cuối tháng 3, UBND TP.HCM sẽ công bố danh mục sách giáo khoa sử dụng cho năm học 2021 - 2022.
Cứ phải học đi, học lại những kiến thức đã cũ thầy cô nào không mệt mỏi? Nhiều khi bước vào học tập, bồi dưỡng thì giáo viên cảm thấy mất đi sự hứng thú vì phải "nghe hoài, đọc mãi" những điều mà mình đã biết, đã làm hàng ngày ở lớp... Khi học xong chương trình đào tạo cao đẳng hoặc đại học sư phạm thì sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về...