Bỏ chục triệu mua thuốc kiểm soát đường huyết cấp tốc, người bệnh nhập viện cấp cứu
Bệnh nhân 58 tuổi, ở Kiến Thụy, Hải Phòng nhập viện trong tình trạng đường huyết và huyết áp tăng cao, da niêm mạc phù nề, cơ thể mệt mỏi, hoạt động chậm.
Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.T 58 tuổi, ngụ tại Kiến Thụy, Hải Phòng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đường huyết và huyết áp tăng cao, da niêm mạc phù nề, cơ thể mệt mỏi, hoạt động chậm.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng gần một tháng nay bệnh nhân tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sỹ và dùng thuốc nam cùng viên sủi không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng xã hội với giá gần 3 triệu đồng cho một liệu trình với cam kết khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong khi tình trạng đường huyết lại tăng lên. Khoảng một tuần nay bệnh nhân thấy cơ thể và mặt phù nặng lên kèm theo cảm giác khó thở về đêm và sáng sớm, bệnh nặng dần. Ngay sau đó, bệnh nhân T. được người nhà đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. (Ảnh: BVCC)
Video đang HOT
Tại đây, sau khi tiến hành cấp cứu bệnh nhân được ghi nhận các chỉ số đường huyết 17,6mmol/L và huyết áp 190/110mmhg. Kết quả siêu âm cho thấy tràn dịch màng phổi hai bên.
Bệnh nhân T. không phải trường hợp duy nhất nhập viện cấp cứu do tự ý ngừng thuốc điều trị. Trước đó, Bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân nữ 68 tuổi trú tại Thanh Xuân, Hà Nội với những triệu chứng tương tự khi dùng viên thuốc dạng sủi để trị đái tháo đường.
Theo BSCKI Nguyễn Công Bình, khoa Cấp cứu Bệnh viện Nội tiết Trung ương, thời gian qua, đặc biệt là những tháng cuối năm, khoa Cấp cứu tiếp nhận liên tiếp nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng huyết áp với nguyên nhân tự ý dùng thuốc được quảng cáo trên các trang mạng xã hội không chính thức. Nhiều bệnh nhân khi đưa vào cấp cứu đã trong tình trạng rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng.
Theo BS Bình, đối với những bệnh nhân đái tháo đường đã được chẩn đoán và điều trị nhưng tự ý bỏ thuốc, khi vào cấp cứu thường đã rất nặng nề như suy thận, suy gan, biến chứng tim mạch dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Trong quá trình điều trị, kíp trực thường phải tiếp cận nhanh để hỗ trợ chức năng gan, thận, bù điện giải, đặc biệt có bệnh nhân phải tiến hành lọc máu để phục hồi bởi nguy cơ biến chứng tăng đe dọa tới tính mạng.
Nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu vì dùng thuốc chữa đái tháo đường không nguồn gốc. (Ảnh: BVCC)
BS Bình khuyến cáo bệnh đái tháo đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, bệnh nhân đôi khi mang tâm lý lo lắng. Do đó, người bệnh cần tỉnh táo và trao đổi với bác sỹ điều trị để được tư vấn cũng như cho lời khuyên phù hợp, tránh dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép.
“Người bệnh cần đi khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc, thường xuyên kiểm tra đường huyết. Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc”- BS Bình cho biết./.
Phòng biến chứng hạ đường huyết ở người mắc đái tháo đường
Theo Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Hà Nội), biến chứng hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết đối với người bệnh đái tháo đường.
Biến chứng hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết đối với người bệnh đái tháo đường - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, trường hợp hạ đường huyết xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện để xử trí ngay có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường có thể là do không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Giai đoạn đầu khi điều trị đái tháo đường, mức đường máu chưa ổn định. Nếu bệnh nhân nhịn ăn quá mức, hoạt động thể lực quá sức, có thể gặp hạ đường huyết ở người mắc đái tháo đường kèm theo bệnh suy thận, người có bệnh tim mạch (dùng thuốc chẹn bêta và giãn mạch vành).
Người bị hạ đường huyết xuất hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lả đi đột ngột, hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, run chân tay, đói cồn cào.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết, phải nhanh chóng ăn một số thực phẩm chứa đường như: bánh kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200 ml). Sau khi tỉnh táo trở lại thì nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Để dự phòng hạ đường huyết cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo chỉ định, đúng liều, đúng thời gian, không tự ý tăng liều hoặc thêm thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ; ăn đầy đủ, đúng bữa, đặc biệt khi bệnh nhân đang điều trị bằng insulin.
Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc điều trị đái tháo đường; không hoạt động thể lực quá mức; không uống rượu bia. Luôn mang theo bên mình vài viên glucose nếu đang điều trị đái tháo đường để có thể sử dụng ngay khi bị hạ đường huyết.
Không lo kịp ăn sáng cho con là dễ đẩy con đến... béo phì Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường bị tăng huyết áp, 9 tuổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2... Nhiều học sinh vội ăn sáng trước khi đến trường - Ảnh: T.DƯƠNG BSCK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho rằng có nhiều...