Bình Dương trao gần 200 triệu đồng bảo trợ cho sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh Bình Dương đã phối hợp với trường ĐH Thủ Dầu Một và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức vòng Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp với chủ đề: Cuộc thi “BinhDuong Startup Innovation” năm 2020.
Cuộc thi được khởi động tổ chức từ ngày 20/5/2020, đã trải qua các vòng thi Sơ loại, Bán kết và Chung kết thu hút gần 30 nhóm đề tài, ý tưởng khởi nghiệp đến từ các trường đại học, cao đẳng trong toàn tỉnh với hơn 100 ban sinh viên có niềm đam mê khởi nghiệp cùng tham gia.
Trải qua vòng Sàng lọc ý tưởng từ Ban Giám khảo cuộc thi, 20 ý tưởng nổi bật và khả thi nhất được Ban Tổ chức cuộc thi lựa chọn để tham gia vòng Bán kết cuộc thi diễn ra vào ngày 27/9 tại Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp (trường ĐH Thủ Dầu Một). 20 nhóm đề tài, ý tưởng đã tham gia bảo vệ đề án kinh doanh sơ khảo và trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo để tiếp tục chọn ra được 8 nhóm đề án ý tưởng xuất sắc nhất bước vào vòng Chung kết cuộc thi.
Các ý tưởng vào vòng Chung kết bao gồm: Xà phòng đa năng được chiết xuất từ hoa Dâm Bụt, Ứng dụng phần mềm Photo qua công nghệ C – Photo, Sản phẩm sinh học Giấm dừa, Công nghệ phần mềm nhận ý tưởng mang tên Throw Idea, Dung dịch trồng cây bằng chất hữu cơ, Dịch vụ in ấn online, Nhà hàng ẩm thực cuốn Việt Hương, Ứng dụng giúp kết nối và xây dựng cộng đồng có lối sống lành mạnh cho giới trẻ hiện nay.
Các nhóm ý tưởng tham gia vòng Chung kết trình bày trước BGK cuộc thi.
Điểm mới của cuộc thi năm nay được Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh Bình Dương và trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu cho các nhóm đề tài, ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng bán kết của cuộc thi với các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các bạn có thêm kiến thức để phát triển thêm các ý tưởng, đề tài của mình vào trong thực tiễn cuộc sống.
Song song đó, những ý tưởng xuất sắc tại vòng Bán kết của cuộc thi, Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh còn phối hợp với trường ĐH Thủ Dầu Một đã tổ chức chương trình tham quan thực tế với chủ đề: “Startup Open Day” năm 2020 tại Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG TP.HCM vào ngày 27/10. Qua đó, 27 thí sinh đến từ 8 nhóm ý tưởng khởi nghiệp đã có cơ hội được cọ xát với thực tế, được lắng nghe các chuyên gia về lĩnh vực sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ trong làm việc và cuộc sống hằng ngày. Chuyến tham quan thực tế này đã giúp các bạn mở rộng ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng khởi nghiệp của mình trong tương lai. Ngoài ra, các đề tài đạt giải tại vòng Chung kết của cuộc thi sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương bảo trợ phát triển các dự án đưa vào thực tiễn cuộc sống.
BTC trao giải cho các đội đoạt giải trong cuộc thi.
Tại vòng thi Chung kết, top các thí sinh chủ nhiệm các đề tài, ý tưởng đã tranh tài để thuyết phục Ban Giám khảo cuộc thi gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp trong tỉnh.
Kết thúc cuộc thi, giải Nhất trị giá 50.000.000 đồng bao gồm tiền mặt 10.000.000 đồng và các gói hỗ trợ phát triển đề tài, ý tưởng tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ Khởi nghiệp Tỉnh thuộc về nhóm ý tưởng “Xà phòng đa năng được chiết xuất từ hoa Dâm Bụt” đến từ các bạn: Vũ Điệp Hoàng Thương, Trần Thị Anh Thư, Đặng Xuân Lợi, Bùi Xuân Trường, Hà Mẫn Quân.
Video đang HOT
Giải Nhì trị giá 40.000.000 đồng bao gồm tiền mặt 8 triệu đồng và các gói hỗ trợ phát triển đề tài, ý tưởng tại Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Hỗ trợ Khởi nghiệp Tỉnh thuộc về nhóm ý tưởng: Dịch vụ in ấn online đến từ các bạn: Nguyễn Ngọc Minh Châu, Phạm Thị Xuân Trúc, Nguyễn Thế Dinh, Nguyễn Trí Tính.
Ngoài ra, BTC còn trao 1 giải Ba, 4 giải Khuyến khích. Ban tổ chức cuộc thi cũng đã trao giấy chứng nhận tham gia tích cực cuộc thi năm nay cho 62 thí sinh.
Một số hình ảnh tại vòng Chung kết cuộc thi: (Ảnh: Hội Sinh viên tỉnh)
Tiếp sức học viên trường nghề khởi nghiệp
Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là vấn đề được nhắc đến khá nhiều trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thời gian qua.
Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động này và kết nối đầu tư nhằm hỗ trợ các dự án, ngày 24-11, tại TPHCM, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH tổ chức hội thảo kết nối nguồn lực hỗ trợ học sinh, sinh viên GDNN khởi nghiệp thời kỳ 4.0.
Thầy và trò Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM trong giờ học chuyên ngành kế toán ngân hàng với mô hình ngân hàng thu nhỏ Ảnh: HOÀNG HÙNG
Còn tình trạng "cầm tay chỉ việc"
Đến năm 2020, có 90% học sinh, sinh viên (HS-SV) được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, là mục tiêu được đặt ra trong "Đề án hỗ trợ HS-SV khởi nghiệp đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 10-2017.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều HS-SV GDNN chưa hình dung ra "startup" hoặc nghĩ khởi nghiệp rất khó, không dành cho mình. Theo ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (QTSC-TPHCM), nguyên nhân chính do mô hình truyền thống của hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp hiện nay là truyền nghề, dạy nghề nên HS-SV chỉ tiếp nhận kỹ năng nghề một cách thụ động. Vì thế, các cơ sở GDNN cần thay đổi tư duy giảng dạy, chuyển từ dạy nghề sang dạy khởi nghiệp, sáng tạo.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần XNK Nam Thái Sơn, cho rằng, chính sự non trẻ, thiếu kiến thức cơ bản về quản trị, kinh nghiệm kinh doanh, nguồn vốn... khiến nhiều khởi nghiệp thất bại sau 6 tháng, một số khác khó cầm cự được 1-2 năm.
Ông Việt Anh khẳng định, đó là do thiếu chuẩn bị. Để khắc phục, HS-SV GDNN ngoài vững kiến thức, chuyên môn nghề thì cần phải học thêm các khóa quản trị kinh doanh; đồng thời tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp.
Ở góc độ cơ sở đào tạo, trong tham luận của mình, PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, cho rằng, do thời gian đào tạo ngắn (từ 2 đến 3 năm), HS-SV không có nhiều thời gian nghiên cứu sâu về các kiến thức khởi nghiệp, các em chủ yếu tự học hỏi, tìm hiểu, dẫn đến các dự án khởi nghiệp chưa mang lại hiệu quả, khả thi cao. Chưa kể, dù HS-SV có những ý tưởng tốt, nhưng không phải ý tưởng nào cũng có thể triển khai dự án khởi nghiệp thành công.
Đó cũng là tình trạng chung được đại diện các trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước nhìn nhận và khẳng định, hầu hết hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp tại các cơ sở GDNN còn hạn chế về mô hình tổ chức; nhận thức của HS-SV, giảng viên và nhà trường chưa cao. Cạnh đó, chuẩn đầu ra của nhiều nghề hiện nay chưa đề cập đến năng lực khởi nghiệp. Các phương pháp đào tạo chưa khuyến khích những hoạt động khởi nghiệp, nhất là khi vẫn còn tình trạng "cầm tay chỉ việc".
Trang bị những kỹ năng quan trọng
Một tín hiệu vui khi hiện nay, mô hình khởi nghiệp đang được khơi dậy ở rất nhiều cơ sở GDNN với mong muốn hỗ trợ tích cực cho cán bộ, giáo viên, HS-SV thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Các trường đã thiết kế các chương trình bổ trợ hoàn thiện hiểu biết cho người học về đầy đủ lộ trình khởi nghiệp, từ lúc hình thành ý tưởng đến lúc chứng minh được giá trị tính khả thi thị trường; cung cấp cho người học hiểu biết về bức tranh hệ sinh thái, môi trường khởi nghiệp địa phương và trang bị những kỹ năng quan trọng về đào tạo, tư vấn, khai thác các nguồn lực sẵn có để thiết kế ra những hoạt động cho chính đơn vị mình.
Các chương trình khởi nghiệp sẽ cung cấp một nền tảng là các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ khởi nghiệp sẵn có để HS-SV sau khi học, có thể tham gia vào ngay, nhằm trau dồi kiến thức, trải nghiệm của mình.
Ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp, chia sẻ, để HS-SV có cái nhìn thực tế về ngành nghề, các trường cần tổ chức hoạt động trải nghiệm tại chính cơ quan, nhà máy, xí nghiệp... Qua đó, HS-SV hiểu được mình đang yếu và mạnh ở những điểm gì, từ đó chính các em quyết định dấn thân, sống bằng nghề mà mình yêu thích. "Đó chính là bước chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp từ ngành nghề mình đã học" - ông Đoàn nhấn mạnh.
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB-XH), cho biết, trong những năm qua, các cơ sở GDNN đã cung cấp hàng triệu lao động cho doanh nghiệp. Đáng mừng, nhiều HS-SV sau tốt nghiệp nghề đã có thể tự tạo việc làm, khởi nghiệp. Nhiều đề án hỗ trợ HS-SV khởi nghiệp đã tạo ra một môi trường khởi nghiệp toàn diện cho người học.
Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn một số khó khăn khiến hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp của HS-SV chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Trước thực tế đó, Tổng cục GDNN đã có những hỗ trợ một cách toàn diện cho cơ sở GDNN, để các em có thể khởi nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp huy động vốn, tư vấn giải pháp, huy động kinh nghiệm... Ngoài ra, còn kết nối với các đơn vị khác để huy động sức mạnh giúp HS-SV khởi nghiệp thành công.
Trong khuôn khổ bế mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia HS-SV năm 2020 vào chiều 24-11, Tổng cục GDNN tổ chức trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH tặng 29 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho HS-SV GDNN.
Trao giải Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2020 - Startup Kite" Chiều ngày 24/11, tại TP.HCM, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức lễ trao giải Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp - Startup kite 2020" và bế mạc "Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2020". Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng (bên phải) trao giải Nhất cho nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Lý...