Biết vì sao người Nhật không đặt toilet chung với nhà tắm, nhiều người sẽ hối hận
Thực tế chính là việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình có thể phòng tránh bệnh tật.
Có thể thấy được rằng Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nét văn hóa vô cùng độc đáo và khác biệt, thậm chí có thêm phần tỷ mỷ, cầu kỳ. Điều đó được thể hiện rất rõ qua cách sinh hoạt, làm việc hằng ngày… đặc biệt nhất đó chính là cách họ xây nhà vệ sinh.
Nếu lần đầu tới Nhật Bản chắc hẳn bạn sẽ luôn hoài nghi việc vì sao ở Nhật lại không xây dựng toilet và nhà tắm chung một chỗ như Việt Nam. Đương nhiên, trường hợp đặt chung sẽ có nhưng khá là ít, thông thường chỉ xuất hiện tại những ngôi nhà được xây từ lâu và không có điều kiện để có thể sửa chữa lại được.
Thực tế chính là việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình có thể phòng tránh bệnh tật và tôn lên được ý nghĩa của nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc này.
1. Vì sao người Nhật luôn xây dựng toilet tách biệt nhà tắm?
- Đầu tiên, điều này xuất phát từ truyền thống văn hóa của người Nhật luôn chuộng sự sạch sẽ, họ luôn xây những hầm xí, nhà vệ sinh cách khá xa khu nhà chính. Đồng thời thiết kế thêm cửa sổ để ánh nắng mặt trời chiếu vào để thông thoáng.
Video đang HOT
- Điều kế tiếp liên quan đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, người Nhật luôn có một quan niệm cho rằng nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh thân thể mà đó còn là “chốn thiên đường”, chính vì thế nơi đó cần phải được thơm tho, ấm áp và thật tiện nghi cho việc thư giãn sau những ngày mệt mỏi hằng ngày. Trong khi ấy, toilet ngược lại là nơi bài tiết, chứa khá nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy họ luôn tách biệt chúng với nhau.
2. Khi đặt chung toilet và nhà tắm, những đồ vật gì sẽ chứa nhiều vi khuẩn nhất?
Bồn cầu là nơi bẩn nhất trong nhà vệ sinh, chúng là nơi chứa chất thải. Nếu chúng được đặt gần những nơi có không gian ẩm ướt, tạo cơ hội để vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở và gây nên mầm bệnh cho con người.
Theo như nghiên cứu của bệnh viện Leeds cho biết rằng, bạn nên đậy kín nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả vì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4 cm) trong không khí lan truyền khắp nơi. Bạn cũng cần giữ bàn chải, khăn mặt cách xa.
Theo trang Prevention, bàn chải đánh răng và kệ đựng bàn chải đánh răng là nơi ẩn chứa rất nhiều những vi trùng nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, nấm mốc và nấm men do chính việc để quá gần với bồn cầu. Cho nên, bạn cần thay bàn chải thường xuyên 3 tháng/lần và cọ phần kệ đựng 2 lần/tuần để ngăn ngừa vi trùng phát triển.
Với những thiết kế vô cùng phức tạp, các cặn bã và bụi bẩn cũng như vi khuẩn từ bồn cầu có thể tích tụ toàn bộ dưới vòi, khiến cho lượng nước nhiễm bẩn làm ảnh hưởng làn da của bạn. Vì vậy, bạn nên tháo rời vòi hoa sen, ngâm chúng dưới dung dịch diệt khuẩn hoặc nước rửa chén qua đêm rồi rửa lại với nước để sử dụng.
Tú Anh (t/h)
Vật dụng phổ biến này giống "bàn tay thứ 3" lây truyền virus, ai cũng phải vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày để phòng bệnh
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, thường xuyên vệ sinh và làm sạch điện thoại là một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng chống lây lan virus corona.
Điện thoại giống "bàn tay thứ 3" lan truyền virus
Ngày nay, điện thoại di động được xem là vật dụng bất ly thân của nhiều người bởi nó gắn bó với rất nhiều khía cạnh của cuộc sống: từ làm việc, liên lạc cho đến giải trí. Tuy nhiên, đây cũng là một vật dụng được xem là không mấy vệ sinh, bởi chúng ta có thói quen mang điện thoại đến khắp mọi nơi, cầm chúng lên với bàn tay đã chạm vào mọi vật thể và tất cả các loại chất bẩn khác. Điện thoại là một trong những ổ chứa hàng chục ngàn vi khuẩn bởi vậy hãy làm sạch thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Mọi người mang điện thoại khi đi ăn, trên tàu và cả nhà tắm. Kết quả là, một chiếc điện thoại có thể chứa tới 17.000 vi khuẩn, theo một nghiên cứu năm 2017. Do vậy điện thoại của bạn giống như "bàn tay thứ 3" của bạn và là vật trung gian khiến các virus gây bệnh lây truyền bởi bạn mang điện thoại đi khắp mọi nơi và liên tục chạm vào nó.
Đại học Tennessee đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tồn tại của virus Corona trên các bề mặt khác nhau và kết luận virus này có thể sống trên mặt kính điện thoại tới 96 tiếng (4 ngày) ở nhiệt độ phòng. Do vậy, để bảo vệ bản thân khỏi virus corona, bên cạnh việc rửa tay thường xuyên, đừng quên làm sạch điện thoại của bạn hàng ngày, ít nhất 1 lần/ngày.
Cách vệ sinh và khử trùng điện thoại
Lời khuyên của chuyên gia đó là nếu muốn làm sạch điện thoại của mình một cách hiệu quả thì bạn không nên sử dụng khăn lau diệt khuẩn Lysol hoặc các chất khử trùng thông thường bởi chúng chứa chất ăn mòn và có thể làm mất lớp bảo vệ màn hình điện thoại của bạn. Hãng sản xuất Apple cũng khuyến cáo người sử dụng không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch truyền thống hoặc khí nén.
Nếu cầm điện thoại sau khi bàn tay tiếp xúc với chỗ bẩn, tay nắm cửa nơi công cộng, bạn sẽ muốn làm sạch nó bằng cồn. Tuy nhiên trên thực tế, sử dụng cồn (thậm chí pha loãng với nước) là sai vì nó có thể phá hủy lớp bảo vệ màn hình oleophobic (không thấm mồ hôi tay) hoặc hydrophobic (không thấm nước).
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên sử dụng rượu hoặc dung dịch tẩy rửa thông thường như nước rửa kính, nước rửa nhà bếp, xà phòng nước rửa chén, bình xịt khí nén... để vệ sinh điện thoại, vì chúng chứa chất ăn mòn hoặc có thể gây hư hại một số bộ phận của điện thoại. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn microfiber thấm nước hoặc chiếu dưới đèn UV để khử trùng điện thoại.
Trong đó, cách an toàn và hiệu quả nhất để lau sạch màn hình là sử dụng miếng khăn microfiber (xơ vi mảnh). Vải microfiber chính là loại dùng làm khăn vệ sinh có sẵn trong hộp kính mắt. Microfiber được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện.
Hiệp hội chuyên gia về Nhiễm trùng và Dịch tễ học đã chứng minh khả năng loại bỏ đến 99% các loại vi khuẩn, trong khi những sản phẩm từ chất liệu thông thường chỉ loại bỏ được 30% của loại vải này. Sử dụng Microfiber vệ sinh điện thoại sẽ giúp loại bỏ các loại vi trùng, ngăn ngừa những mầm bệnh có thể tấn công và gây hại mà không gây tổn hại tới điện thoại.
Bạn có thể thêm vài giọt nước, dung dịch làm sạch hoặc cồn để tăng hiệu quả làm sạch tuy nhiên chỉ nên làm ẩm khăn và tránh đổ trực tiếp các dung dịch này lên màn hình điện thoại. Cách làm này cũng có thể áp dụng để làm sạch cho cả hai mặt trước sau của điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán hút bụi dùng để làm sạch màn hình trước khi dán miếng bảo vệ. Đối với cổng sạc, micro, loa,... hãy dùng tăm bông lau chùi nhẹ nhàng.
Lưu Ly
Mách bạn cách "đối đầu" với mầm bệnh nơi công sở Dành thời gian hơn 8 tiếng mỗi ngày ở văn phòng, liệu dân công sở đã hiểu đủ và đúng về những nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh xung quanh mình và cách phòng ngừa hiệu quả? Thay đổi thói quen để tăng sức đề kháng Vì tính chất công việc, một bộ phận lớn dân văn phòng thường ít...