Biến thể phụ KP.2 của virus SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh hơn và ‘né’ miễn dịch tốt hơn
Các nhà khoa học vừa cảnh báo biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên KP.2 có khả năng lây lan nhanh hơn và “né” vaccine tốt hơn so với các biến thể trước đây, kể cả biến thể XBB đang chiếm số đông các ca nhiễm mới.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được công bố trên bioRxiv, một nền tảng lưu trữ bản thảo khoa học trước khi được bình duyệt. Tuy nhiên, những phát hiện này cho thấy mối đe dọa tiềm ẩn đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và cần được theo dõi chặt chẽ.
Theo nghiên cứu, KP.2 có hệ số lây nhiễm thực Re cao hơn đáng kể so với biến thể JN.1, cho thấy khả năng lây lan nhanh hơn. Điều này được quan sát thấy ở Mỹ, Anh và Canada, nơi KP.2 đang lan rộng nhanh chóng.
KP.2 cũng cho thấy khả năng kháng trung hòa cao, nghĩa là biến thể này có thể trốn tránh hệ miễn dịch do vaccine hoặc do nhiễm các biến thể trước đó tạo ra. Khả năng kháng vaccine cao hơn này có thể là một phần lý giải cho việc gia tăng số ca mắc COVID-19 do KP.2.
Video đang HOT
Các nhà khoa học kêu gọi cần theo dõi chặt chẽ sự lây lan của KP.2 và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn để hiểu rõ hơn về cơ chế lây nhiễm và khả năng kháng vaccine của biến thể. Những thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả hơn trong tương lai.
Cách xử lý khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.
Mùa này xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Xin bác sĩ hướng dẫn các triệu chứng cơ bản nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách chăm sóc tại nhà.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm là khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng (vi trùng, virus, nấm, ký sinh trùng...) hoặc tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh các loại độc tố gây hại cơ thể.
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt... hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch... Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.
Tùy thuộc vào biểu hiệu ngộ độc thực phẩm, phụ huynh có thể làm theo hướng dẫn sau:
Nếu trẻ chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1-2 lần, không có dấu hiệu khác, bé vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường thì phụ huynh có thể tự theo dõi, chia nhỏ bữa ăn, uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn.
Nếu trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu, hoặc có các dấu hiệu khác như: sốt cao khó hạ, co giật, li bì, mệt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, cha mẹ. người lớn cần lưu ý 7 điều sau:
Ăn đồ chín, còn hạn sử dụng: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.
Đun lại: Thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C cần được đun lại trước khi ăn.
Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
Rửa tay ằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh....
Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.
Phòng tránh bệnh đường tiêu hóa cho trẻ Thời tiết nóng những tháng qua, nhiều trẻ nhập viện do sốt, ói, đau bụng, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột... Sau 5 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), bé 6 tuổi, con của anh P.T.D (40 tuổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cũng được xuất viện. Nhập viện vì nhiễm trùng đường ruột Anh D. cho...