Không chủ quan với Covid-19

Theo dõi VGT trên

4 năm trước, ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Sau 4 năm, mặc dù đại dịch này đã được WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu, song đến nay tổ chức này vẫn cảnh báo thế giới cần hết sức thận trọng với Covid-19.

Không chủ quan với Covid-19 - Hình 1

Covid-19 từng là nỗi ám ảnh của thế giới, vì vậy không thể lơ là trước sự biến đổi của virus SARS-CoV-2.

5 “biến thể đáng quan ngại”

Đại dịch Covid-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2 bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) và thế giới chưa từng ghi nhận virus nào có tốc độ lây lan “chóng mặt” như virus này.

Ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) về sự bùng phát toàn cầu của Covid-19. Đây là mức báo động cao nhất theo luật pháp quốc tế đối với một dịch bệnh.

Đến ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Vào thời điểm đó, virus SARS-CoV-2 có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với trên 121.000 ca nhiễm, trong đó có hơn 4.300 ca t.ử v.ong. Thế nhưng, chỉ 1 năm sau số ca nhiễm trên thế giới đã tăng gấp hơn 1.500 lần, lên hơn 181,7 triệu ca và số ca t.ử v.ong tăng hơn 630 lần, lên hơn 2,6 triệu ca.

Video đang HOT

Trong hơn 4 năm qua, virus này đã lan tới hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO ước tính trên phạm vi toàn cầu, số người t.ử v.ong do Covid-19 khoảng 7 triệu người.

Thời gian qua, thế giới đã chứng kiến diễn tiến dịch căng thẳng do virus SARS-CoV-2 không chỉ tấn công bằng chủng gốc mà đã biến đổi thành 5 “biến thể đáng quan ngại” gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron, cùng hàng chục biến thể đáng quan tâm khác. Các biến thể sau dường như vượt trội hơn các biến thể trước về khả năng kháng vaccine, kéo theo tốc độ lây nhiễm cao hơn, đẩy số ca nhiễm mới liên tục lập kỷ lục.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các protein S của virus SARS-CoV-2 gắn với thụ thể ACE-2 mà thụ thể này có mặt ở nhiều loại tế bào như: phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên virus có thể gây tổn thương cho toàn cơ thể.

Không thể lơ là

4 năm qua, để ứng phó với đại dịch, ban đầu, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách đóng cửa, kêu gọi giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, cách ly các ca bệnh, kêu gọi rửa tay, khử trùng và tiến hành bảo vệ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng từ năm 2021, nhờ những nỗ lực nghiên cứu sản xuất vaccine và tăng tốc chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 trên toàn cầu đã giúp thế giới, trong đó có Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt với Covid-19.

Sau 4 năm, hàng tỷ liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm cho người lớn và t.rẻ e.m trên khắp thế giới. WHO ước tính gần 90% dân số toàn cầu đã có được kháng thể chống lại virus Covid-19 thông qua tiêm chủng hay đã từng mắc Covid -19 trước đó. Nhờ vậy mà đại dịch đã trên đà giảm.

Trong một diễn biến tích cực, ngày 5/5/2023, WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu. WHO cho biết, việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế là dấu hiệu cho thấy những tiến bộ thế giới đã đạt được trong những lĩnh vực này. Đây là một bước quan trọng hướng tới chấm dứt đại dịch đã cướp đi tính mạng của hơn 6,9 triệu người.

Tuy nhiên, ở thời điểm này WHO cũng nêu rõ quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa. Theo các chuyên gia, hiểm họa từ dịch Covid-19 luôn hiện hữu bởi virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi. Từ cuối năm 2023 đến nay, số ca mắc bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở mức báo động tại nhiều nước, cho thấy thế giới không thể lơ là, chủ quan, đòi hỏi các nước phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản về dịch bệnh.

Theo số liệu của WHO, khoảng 10.000 ca t.ử v.ong vì Covid-19 đã được ghi nhận trong tháng cuối cùng của năm 2023. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 gia tăng trong tháng 12/2023 do các hoạt động tiếp xúc trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.

Cẩn trọng di chứng hậu Covid-19

Từ tháng 10/2021, thế giới có những định nghĩa về hội chứng hậu Covid-19. Đây là tình trạng bệnh ở những người đã từng mắc nhiễm hoặc nghi ngờ mắc Covid-19, có những triệu chứng dai dẳng kéo dài ít nhất 2 – 3 tháng trở lên. Triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, có cả triệu chứng tâm thần, thậm chí rối loạn nhận thức. Những triệu chứng này có thể mới khởi đầu sau khi hồi phục hoặc dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh.

TS.BS Trần Văn Giang – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, một số triệu chứng của hậu Covid-19 có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên. Hậu Covid-19 có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, thận tiết niệu, nội tiết, tiêu hóa và gan mật, da liễu hay hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m.

Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các di chứng hậu Covid-19 có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người như, rối loạn về tinh thần, thể chất, trầm cảm, tức ngực, khó thở, hệ tim mạch. Các triệu chứng hậu Covid-19 không phải ai cũng bị, nhưng nếu bị phải quan tâm để chữa trị dứt điểm chứ không thể cho rằng, đó chỉ là bệnh bình thường.

Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn t.uổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ t.uổi, mắc bệnh nhẹ. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ t.uổi 18 – 34, không nhập viện, không triệu chứng vẫn có triệu chứng hậu Covid-19.

Phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 lứa t.uổi 17 – 87, thời gian 14 – 110 ngày sau nhiễm Covid-19, ghi nhận 55 nhóm tác động lâu dài với nhiều triệu chứng, hậu quả để lại trên cơ thể. Khoảng 80% bệnh nhân từng nhiễm có ít nhất một triệu chứng kéo dài, thậm chí có ghi nhận đến 5 triệu chứng.

Theo các chuyên gia y tế, với những bệnh lý nhiễm virus khác, sau khi khỏi bệnh là khỏi hoàn toàn còn với Covid-19, virus vẫn tiềm ẩn trong cơ thể.

ECDC: Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu đã được cải thiện

ECDC cho biết các chỉ số về tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân tại phòng chăm sóc đặc biệt, tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19... đều ở mức thấp nhất trong 12 tháng qua.

ECDC: Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu đã được cải thiện - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/2, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn báo cáo được công bố cùng ngày của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đ.ánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 ở lục địa này đã cải thiện trong tuần thứ 4 của năm 2023 (tuần kết thúc vào ngày 29/1).

ECDC chỉ ra rằng dữ liệu được báo cáo cho thấy tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu có sự cải thiện về tổng thể và liên tục.

Các chỉ số về tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân tại phòng chăm sóc đặc biệt, tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19... đều ở mức thấp nhất trong 12 tháng qua.

Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu đã báo cáo mức gia tăng các ca mắc trong thời gian gần đây, dù các chỉ số vẫn tương đối thấp ở những nước bị ảnh hưởng.

ECDC lưu ý mặc dù tình hình dịch tễ học đã được cải thiện, COVID-19 vẫn tiếp tục đè nặng lên các hệ thống y tế của EU và Khu vực Kinh tế châu Âu.

Đặc biệt, tổng cộng có hơn 1.000 trường hợp t.ử v.ong vì COVID-19 đã được báo cáo tại 26 quốc gia EU và Khu vực Kinh tế châu Âu trong tuần thứ 4 của năm 2023.

Vì vậy, ECDC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine mũi nhắc lại phòng virus SARS-CoV-2, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tăng cường sức khỏe t.uổi già nhờ chế độ ăn Địa Trung Hải
08:26:58 25/07/2024
Loại cây mọc dại rất tốt cho sức khỏe
08:37:45 26/07/2024
Bánh mì ngon đến mấy cũng không nên ăn kiểu này kẻo rước họa vào thân
11:09:38 26/07/2024
Đặc sản Lạng Sơn siêu giàu 2 loại vitamin dưỡng trắng da, tăng collagen lại còn tốt cho xương khớp, trí não
13:57:58 26/07/2024
Ám ảnh viêm mũi dị ứng
10:16:16 26/07/2024
Những cách tự nhiên để hạ lượng đường trong m.áu
10:19:10 26/07/2024
Bất ngờ nguyên nhân gây bệnh xương khớp ở mọi lứa t.uổi
10:53:33 26/07/2024
3 nhóm người 'đại kỵ' với bún, thèm đến mấy cũng không nên ăn
16:45:18 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
3 phim ngôn tình Hoa ngữ "xịn sò" sắp chiếu: "Đệ nhất mỹ nhân Bắc Kinh" tái xuất?
06:05:30 27/07/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức không ai dám theo đuổi
06:25:53 27/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
01:00:39 27/07/2024
Lisa (BLACKPINK) gặp chuỗi thị phi, vết nhơ sự nghiệp khó xóa, chấn động dư luận
07:10:25 27/07/2024

Tin mới nhất

Những lợi ích bất ngờ của mận đối với sức khỏe

07:25:09 27/07/2024
Mận là một loại trái cây giàu chất xơ, flavonoid và carotenoid, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống táo bón, kiểm soát huyết áp, tạo điều kiện giảm cân và tránh bệnh tiểu đường.

Những thực phẩm giúp bổ m.áu

07:22:36 27/07/2024
Cá hồi, cá thu, và các loại hải sản như hàu và sò điệp là nguồn cung cấp sắt và vitamin B12 dồi dào. Vitamin B12 hỗ trợ trong việc hình thành các tế bào m.áu đỏ và duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh.

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

06:14:27 27/07/2024
Thời điểm ăn sáng tốt nhất từ 7-8h, 30 phút sau khi ngủ dậy. Trước khi ăn sáng, bạn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt hệ tiêu hóa. Bạn không nên ăn sáng quá no, hạn chế dùng thực phẩm quá lạnh.

Sự thật ăn tỏi sống giảm mụn trứng cá

16:47:11 26/07/2024
Với phụ nữ, việc ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Công dụng tuyệt vời của quả mít non

10:59:33 26/07/2024
Với người bị bệnh tiểu đường, mít non là một thực phẩm lý tưởng giúp duy trì mức đường huyết ổn định mà không gây ra những biến động lớn sau bữa ăn.

Đồng Nai phát hiện thêm ổ dịch dại tại Định Quán

10:12:08 26/07/2024
Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường thấy ở chó, mèo.

Loại rau người Việt ai cũng biết hóa ra là dược liệu quý từ hàng nghìn năm trước

08:34:21 26/07/2024
Thì là (còn gọi là thìa là) là loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực Việt. Nhưng ít ai biết rằng, loại rau dân dã này lại là một thần dược được y học cổ truyền sử dụng từ hàng nghìn năm trước

5 bệnh thường gặp bạn phải biết trong mùa mưa và ngập úng

08:31:19 26/07/2024
Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt, bệnh có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị.

5 sai lầm trong ăn uống khiến bạn khó giảm cân và luôn mệt mỏi

08:28:04 26/07/2024
Nhịn ăn sáng có vẻ là cách đơn giản để cắt giảm calo nhưng nó khiến bạn luôn ám ảnh bởi cơn đói trong suốt cả ngày. Rõ ràng nhất là bỏ bữa sáng sẽ dẫn đến thèm ăn vặt khi làm việc và ăn quá nhiều vào bữa trưa, làm tăng lượng calo.

Muối biển và muối tinh loại nào tốt hơn?

07:55:51 26/07/2024
Nếu không muốn sử dụng hạt nêm, mì chính, mọi người nên dùng muối biển hoặc muối hồng Himalaya để nêm nếm. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn muối biển có công bố không có các vi chất độc hại như kim loại nặng.

Nỗ lực hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

07:52:45 26/07/2024
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một biện pháp hiệu quả, có tính nhân văn nhất nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV, góp phần duy trì các thành quả và tiến gần hơn tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 203...

5 bệnh nhân ở 2 tỉnh bị ngộ độc nặng sau khi uống cùng một loại rượu

07:49:50 26/07/2024
Người sử dụng các sản phẩm methanol cần tuân theo đúng các hướng dẫn sử dụng và bảo quản an toàn, đảm bảo điều kiện lao động sản xuất an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Kiểu tóc bết dơ được các người đẹp lăng xê nhiệt tình, tôn vẻ gợi cảm, chị em học theo không khó

Làm đẹp

08:04:51 27/07/2024
Thông thường, mái tóc bết hay ướt được xem là trạng thái tóc chưa sạch của mọi người. Vào những ngày phải hoạt động nhiều hoặc ra ngoài trời thường xuyên, tóc sẽtiết dầutrông khá bết dính và không còn bồng bềnh như khi được gội sạch sẽ.

Diễn biến vụ kiện của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

07:56:36 27/07/2024
Được ví như Taylor Swift Hàn Quốc , IU có hơn 10 năm sự nghiệp đỉnh cao với danh sách đĩa nhạc khủng, toàn hit tự sáng tác. Tại thị trường chuộng nhóm nhạc như Hàn Quốc, IU là cá nhân đặc biệt thành công với tư cách nghệ sĩ solo.

Ba tựa game có thời lượng dài nhất trong lịch sử, người chơi mòn mỏi không phá đảo nổi

Mọt game

07:56:28 27/07/2024
Không có bất kỳ một quy tắc hay hạn chế nào về độ dài của các trò chơi điện tử. Tùy theo mức độ tài chính cũng như chiến lược từ phía các nhà phát triển, những tựagamesẽ được thiết kế với thời lượng nội dung khác nhau.

Bị hỏi thiếu tế nhị về bé Bôm khi đi siêu thị, Quốc Tuấn phản ứng ra sao?

Sao việt

07:48:56 27/07/2024
Có người hỏi cháu bị làm sao vậy. Tôi luôn trả lời rằng cháu không sao hết, bố cháu sẽ chỉnh hình lại cho cháu, không vấn đề gì hết - diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ.

Hoãn phiên xử vụ phó chủ tịch phường biến đất công thành đất cho con trai

Pháp luật

07:38:22 27/07/2024
Phiên tòa xét xử cựu phó chủ tịch phường ở Khánh Hòa tội lạm quyền, biến đất công thành đất của con trai mình tạm hoãn do vắng mặt nhiều người liên quan.

Phạt quán ăn bị tố 'chặt c.hém' 200.000 đồng/suất ở huyện Vạn Ninh 1,5 triệu đồng

Tin nổi bật

07:22:15 27/07/2024
Như PLO đã thông tin, ngày 23-7, tài khoản Facebook có tên Vân Trường đăng nội dung tố quán cơm ở xã Vạn Thắng tính giá suất ăn cao bất thường.

Byun Woo Seok không quen vì mình quá nổi tiếng

Sao châu á

07:09:34 27/07/2024
Theo Byun Woo Seok, đến thời điểm hiện tại, anh vẫn chưa quen với sự nổi tiếng của mình. Anh cũng rất ngạc nhiên trước đám đông đang đợi anh ở sân bay

Điểm danh quán bún riêu tóp mỡ ngon chuẩn vị ở TP.HCM

Ẩm thực

06:59:41 27/07/2024
Bún riêu tóp mỡ là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều quán bún riêu tóp mỡ cực ngon Nam tiến vào TP.HCM.

8 outfit phù hợp sáng đi làm, tối đi chơi

Thời trang

06:42:21 27/07/2024
Do đó, chị em có xu hướng lựa chọn những kiểuthời trangđa-zi-năng, giúp hạn chế tối đa việc phải thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Động vật có thể nhận ra mình trong gương

Lạ vui

06:41:32 27/07/2024
Con người là loài duy nhất ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương mỗi ngày nhưng không phải loài duy nhất nhận ra chính mình trên các bề mặt phản chiếu.

Dàn idol nữ chứng minh màu tóc này là chân ái: Rosé gắn bó lâu năm, có 2 người còn trông như sinh đôi!

Phong cách sao

06:41:24 27/07/2024
Dạo gần đây, rất nhiều nữ idol khiến netizen trầm trồ khi đồng loạt đổi sang màu tóc vàng, báo hiệu cho sự trở lại trong âm nhạc của họ.